Cổng thông tin:Biến đổi khí hậu/Panorama chọn lọc

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Panorama chọn lọc 1

Cổng thông tin:Biến đổi khí hậu/Panorama chọn lọc/1

Credit: Mike Scalora

Cảnh Sand Mountain ở Utah. Những đụn cát ở đây là di tích của một châu thổ lớn tạo bởi sông Sevier từ 12.500 đến 20.000 năm về trước. Con sông này đổ vào hồ Bonneville gần Leamington Canyon ngày nay. Khi hồ Bonneville cạn dần, gió đưa cát từ châu thổ sông đến vị trí hiện tại. Ngày nay những đụn cát này vẫn di chuyển 1,5 đến 3 mét mỗi năm.

Panorama chọn lọc 2

Cổng thông tin:Biến đổi khí hậu/Panorama chọn lọc/2

Tốc độ thay đổi của độ dày băng hà, còn gọi là cân bằng khối băng hà, là một phép đo sự thay đổi trung bình của độ dày một con sống băng sau khi tính đến sự thay đổi về tỷ khối do sự nén tuyết và chuyển đổi thành băng. Bản đồ thể hiện tốc độ suy giảm hàng năm từ 1970. Mức độ thay đổi lớn hơn được thể hiện bằng hình tròn lớn hơn. Tất cả các vùng được khảo sát trừ Scandinavia cho thấy độ dày sông băng bị suy giảm. Sự thoái lui băng hà rộng khắp này được coi là dấu hiệu của sự nóng lên toàn cầu.

Panorama chọn lọc 3

Cổng thông tin:Biến đổi khí hậu/Panorama chọn lọc/3

Credit: NASA

Biểu đồ này, dựa trên dữ liệu vệ tinh, cho thấy cực tiểu băng biển Bắc Cực từ 1979. Tháng 9 năm 2010 là mức thấp thứ ba trong tài liệu vệ tinh.

Panorama chọn lọc 4

Cổng thông tin:Biến đổi khí hậu/Panorama chọn lọc/4

Video này tóm tắt cách biến đổi khí hậu, cùng với mức cacbonic khí quyển tăng lên, tác động đến sự sinh trưởng của thực vật.

Panorama chọn lọc 5

Cổng thông tin:Biến đổi khí hậu/Panorama chọn lọc/5

Uunartoq Qeqertaq (Đảo Ấm Lên), Greenland: Năm 2007, tờ New York Times loan báo một hòn đảo mới được tìm thấy ở Greenland. Đảo Ấm Lên từng được cho là một bán đảo phủ băng nhưng nó lộ ra là một hòn đảo khi sông băng thoái lui làm hiện ra một eo biển. Hình ảnh này gồm ảnh vệ tinh năm 1985 khi sông băng còn gắn nó với đất liền, năm 2002 khi chỉ còn một cầu băng nhỏ, và năm 2005 khi chiếc cầu đã bị gãy để lộ một eo biển. Còn nhiều hòn đảo khác có thể được phát hiện khi Dải băng Greenland tiếp tục biến mất.

Panorama chọn lọc 6

Cổng thông tin:Biến đổi khí hậu/Panorama chọn lọc/6

Credit: NASA

xu hướng nhiệt độ ở Bắc Cực từ tháng 8 năm 1981 đến tháng 7 năm 2009. Do sự ấm lên toàn cầu, mạnh nhất ở Bắc Cực, mức ấm lên là đáng kể trong giai đoạn dài 28 năm này.

Panorama chọn lọc 7

Cổng thông tin:Biến đổi khí hậu/Panorama chọn lọc/7

Plant Productivity in a Warming World (Năng suất thực vật trong một thế giới ấm lên): Những năm 80 và 90, nhiệt độ ấm hơn và lượng mưa cao hơn nói chung tốt cho thực vật. Tuy nhiên một nghiên cứu mới hơn trên Science đánh giá rằng với nhiệt độ tiếp tục tăng, ích lợi này bị lấn át bởi những đợt hạn hán dài hơn và thường xuyên hơn. Dữ liệu phân giải cao từ vệ tinh MODIS cho thấy sự giảm năng suất chính (NPP) trong giai đoạn 2000-2009.

Panorama chọn lọc 8

Cổng thông tin:Biến đổi khí hậu/Panorama chọn lọc/8

Bản đồ này thể hiện 7.280 trạm nhiệt độ trên toàn thế giới, được mã hoá màu theo độ dài dữ liệu (tính bằng năm). Khu vực được đo đạc dày nhất toàn cầu là Hoa Kỳ trong khi Nam Cực là nơi ít được quan trắc nhất. Thời gian quan trắc lâu nhất là ở Berlin, bắt đầu từ 1701 và vẫn tiếp tục đến ngày nay.

Panorama chọn lọc 9

Cổng thông tin:Biến đổi khí hậu/Panorama chọn lọc/9

Xu hướng mực nước biển giai đoạn 1993 đến 2010. Theo National Oceanic and Atmospheric Administration (NOAA), một cơ quan khoa học của Hoa Kỳ, bản đồ này cung cấp ước lượng về độ dâng nước biển dựa trên đo đạc từ vệ tinh. Xu hướng cục bộ được ước lượng dựa vào dữ liệu từ TOPEX/Poseidon (T/P), Jason-1, and Jason-2, những hệ thống đã đo đạc cùng một địa điểm từ 1992.

Panorama chọn lọc 10