CSS

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
CSS
Phần mở rộng tên file.css
Kiểu phương tiệntext/css
Phát triển bởiWorld Wide Web Consortium
Phát hành lần đầu17 tháng 12 năm 1996; 27 năm trước (1996-12-17)
Tiêu chuẩnLevel 1 (khuyến cáo)
Level 2 (khuyến cáo)
Level 2 Revision 1 (khuyến cáo)

Trong môn tin học, các tập tin định kiểu theo tầng – dịch từ tiếng AnhCascading Style Sheets (CSS) – được dùng để miêu tả cách trình bày các tài liệu viết bằng ngôn ngữ HTMLXHTML.[1] Ngoài ra ngôn ngữ định kiểu theo tầng cũng có thể dùng cho XML, SVG, XUL. Các đặc điểm kỹ thuật của CSS được duy trì bởi World Wide Web Consortium (W3C). Thay vì đặt các thẻ quy định kiểu dáng cho văn bản HTML (hoặc XHTML) ngay trong nội dung của nó, bạn nên sử dụng CSS.

Tác dụng của CSS[sửa | sửa mã nguồn]

  • Hạn chế tối thiểu việc làm rối mã HTML của trang Web bằng các thẻ quy định kiểu dáng (chữ đậm, chữ in nghiêng, chữ có gạch chân, chữ màu), khiến mã nguồn của trang Web được gọn gàng hơn, tách nội dung của trang Web và định dạng hiển thị, dễ dàng cho việc cập nhật nội dung.
  • Tạo ra các kiểu dáng có thể áp dụng cho nhiều trang Web, giúp tránh phải lặp lại việc định dạng cho các trang Web giống nhau.

Sử dụng CSS[sửa | sửa mã nguồn]

Có 3 cách để sử dụng CSS.

  • "Inline CSS": Áp dụng trực tiếp trên một đối tượng nhất định bằng thuộc tính style:
<span style="font-weight:bold; text-decoration:underline; color:#FF0000;">Đoạn text cần in đậm, gạch chân, màu đỏ</span>
  • "Internal CSS": Đặt CSS ở đầu trang Web để áp dụng kiểu dáng cho toàn bộ trang ấy, khi đó chỉ cần đặt đoạn CSS vào trong cặp thẻ <style> rồi đặt vào trong phần header của Web (giữa <head> và </head>):
<style type="text/css"> body {font-family:verdana; color:#0000FF;} /* Kiểu chữ trong trang Web là "Verdana", màu chữ thông thường là màu xanh dương */ </style>
  • "External CSS": Đặt các thuộc tính CSS vào một tệp tin riêng biệt (*.css), khi đó có thể tham chiếu đến từ nhiều trang Web khác nhau:
  • Ví dụ về nội dung tệp style.css:
body {font-family:verdana; color:#0000FF;}
  • Tham chiếu tới tệp tin CSS trên từ trang Web bằng đoạn mã (mã có thể nằm ngoài thẻ <head>):
<link rel="stylesheet" type="text/css" href="style.css"/>

Nguồn[sửa | sửa mã nguồn]

Thông tin về CSS có thể đến từ nhiều nguồn khác nhau, chẳng hạn từ trình duyệt, tác giả, hoặc từ chính người dùng. Những thông tin CSS từ tác giả có thể được tách thành cách tệp tin riêng hoặc chèn trực tiếp vào văn bản HTML. Nhiều tập tin CSS có thể được sử dụng cùng một lúc. Tác giả có thể quy định những kiểu dáng khác nhau dựa trên thiết bị hiển thị của người dùng cuối, chẳng hạn cùng một trang web có thể hiển thị bố cục khác nhau khi truy cập trên điện thoại di động, máy tính bảng, hoặc máy tính cá nhân. Nhờ vậy, tác giả có thể tối ưu hoá văn bản của mình để thích hợp với người sử dụng.

Thông tin xác định kiểu dáng nào có mức độ ưu tiên cao nhất sẽ quyết định kiểu dáng của nội dung hiển thị. Mức độ ưu tiên này được sắp xếp như sau:

Mức độ ưu tiên Kiểu nguồn Miêu tả
1 Quan trọng (important) Thẻ ‘!important’ cho phép ghi đè lên các kiểu dáng trước
2 Trực tiếp (inline) Kiểu dáng xác định trực tiếp cho một đối tượng HTML bằng thuộc tính style
3 Phương tiện (media) Kiểu dáng chung xác định cho tất cả phương tiện trong văn bản, cho đến khi một kiểu dáng khác được xác định cho một loại phương tiện cụ thể
4 Người dùng chỉ định (user defines) Một số trình duyệt hiện đại cho phép người dùng quyết định kiểu dáng cho nội dung hiển thị
5 Bộ chọn cụ thể (specific selector) Kiểu dáng xác định bởi bộ chọn cụ thể trong từng tình huống (chẳng hạn #heading p) sẽ đè lên các kiểu dáng chung
6 Thứ tự thuộc tính (rule order) Kiểu dáng ở cuối tệp tin sẽ có mức ưu tiên cao hơn kiểu dáng ở đầu tệp.
7 Thuộc tính kế thừa (parent inheritance) Một thành phần không có kiểu dáng cụ thể nào được gán cho nó sẽ kế thừa kiểu dáng của thuộc tính mẹ
8 Kiểu dáng ở đầu trang HTML Kiểu dáng được đặt ở trong cặp thẻ <style> trong phần <head> của một trang HTML có mức độ ưu tiên cao hơn kiểu dáng mặc định của trình duyệt
9 Mặc định của trình duyệt Nếu một thành phần không có bất cứ kiểu dáng nào sẽ sử dụng kiểu dáng mặc định của trình duyệt

Cú pháp[sửa | sửa mã nguồn]

Cú pháp cơ bản:[2]

css_selector_1 { thuộc_tính_1: giá_trị_của_thuộc_tính_1; thuộc_tính_2: giá_trị_của_thuộc_tính_2; ... thuộc_tính_n: giá_trị_của_thuộc_tính_n; } css_selector_2 { thuộc_tính_1: giá_trị_của_thuộc_tính_1; thuộc_tính_2: giá_trị_của_thuộc_tính_2; ... thuộc_tính_n: giá_trị_của_thuộc_tính_n; } ... css_selector_n { thuộc_tính_1: giá_trị_của_thuộc_tính_1; thuộc_tính_2: giá_trị_của_thuộc_tính_2; ... thuộc_tính_n: giá_trị_của_thuộc_tính_n; }

Chú thích: Bạn có thể soạn chú thích cho CSS nhằm tiện cho việc tham khảo hoặc tra cứu về sau. Cú pháp của chú thích trong CSS như sau

  /* Chú thích 1 */
  /* Chú thích 2 */
  /* Chú thích 3,
      đây là một chú thích nhiều dòng
  */

Ví dụ minh họa về mã CSS:

body {
  background: #ffffff;
  /* trang Web sẽ có nền màu trắng */
  font-family: Verdana;
  /* font chữ mặc định là Verdana */
  color: #ff0000;
  /* màu chữ mặc định
  là màu đỏ */
}

CSS Selector[sửa | sửa mã nguồn]

CSS Selector dùng để xác định đoạn mã CSS tương ứng được bao trong phần từ { đến } sẽ được áp dụng cho những thành phần nào trong trang Web.

Như ví dụ ở đoạn mã trên, ta có thể thấy dạng CSS Selector đơn giản nhất là CSS Selector theo tag body.

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ “What is CSS?”. World Wide Web Consortium. Truy cập tháng 12 năm 2010. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |access-date= (trợ giúp)
  2. ^ “W3C CSS2.1 specification for rule sets, declaration blocks, and selectors”. World Wide Web Consortium. 7 tháng 6 năm 2011. Truy cập 20 tháng 6 năm 2009.

Nghiên cứu thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]