Bước tới nội dung

CY-1

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
CY-1
LoạiVũ khí chống ngầm
Nơi chế tạoTrung Quốc
Lược sử hoạt động
Phục vụcuối những năm 1980 – nay
Sử dụng bởiHải quân Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc
Lược sử chế tạo
Giai đoạn sản xuấtcuối những năm 1980
Thông số
Khối lượng≈0,6 tấn
Chiều dài≈1,2 m
Đường kính≈0,4 m
Đầu nổngư lôi hạng nhẹ
Cơ cấu nổ
mechanism
Bán xuyên giáp

Động cơđộng cơ rocket
Sải cánh1,2 m
Chất nổ đẩy đạnnhiên liệu rắn
Tầm hoạt động≈20 km
Tốc độsiêu âm
Hệ thống chỉ đạobay theo quán tính, sử dụng đầu dò sonar chủ động / bị động khi ở dưới nước
Nền phóngtừ trên không, trên mặt nước, dưới mặt nước

CY-1 (Chang Ying 长缨, Long Tassel, thường bị gọi nhầm là Chian Yu, 剑鱼, hay Swordfish) là một loại tên lửa-ngư lôi chống ngầm của Trung Quốc sử dụng trên các loại tàu chiến của Hải quân nước này, bao gồm tàu khu trục Type 051 và tàu frigate mang tên lửa Type 053H3 lớp Jiangwei. Một loạt tên lửa ngư lôi chống ngầm dòng CY- đã được phát triển dựa trên CY-1. A series of CY ASW missiles have been developed based on CY-1. Cho đến nay, chỉ có một số lượng nhỏ CY-1 được biết là đã được sản xuất và triển khai trên cơ sở thử nghiệm, mặc dù thực tế là nó đã xuất hiện lần đầu tiên tại các triển lãm quốc phòng được tổ chức tại Trung Quốc vào cuối những năm 1980.[1]

CY-1 được cho là có đặc điểm vận hành tương tự như ASROC của Hải quân Hoa Kỳ. Có rất ít thông tin về lịch sử phát triển, hiệu suất và tình trạng chính xác của tên lửa, nhưng người ta hiểu rằng một số tên lửa đã được triển khai trên tàu khu trục lớp Luda Type 051 và khinh hạm Type 052H2G (lớp Jiangwei-I) của Hải quân Trung Quốc.[2] Tên lửa mang ngư lôi CY-1 về cơ bản là một ngư lôi chống ngầm dựa trên ngư lôi ET2 (tương tự như Mk-46 Mod 2 của Mỹ) hoặc ngư lôi Yu-7, được trang bị thêm động cơ tên lửa nhiên liệu rắn. Động cơ nhiên liệu rắn có bốn cánh ổn định nhỏ và bốn bề mặt kiểm soát khí động học. Tầm bắn tối đa của tên lửa do nhà phát triển tuyên bố là 10 hải lý tương đương với 18 km.

Dựa trên thông tin hạn chế do các nhà sản xuất công bố cũng như tuyên bố của chính Trung Quốc, CY-1 không phải là tên lửa ASW như người ta thường gọi, vì một trong những yêu cầu đối với tên lửa là phải có dẫn đường trong khi bay, và đây chính xác là điều mà CY-1 không có. Tên lửa được dẫn đường hướng về phía tàu ngầm đối phương lúc đầu, đến khi ngư lôi được tách ra và lao xuống mặt biển, bộ phận tự dẫn đường cho ngư lôi mới bắt đầu hoạt động. Do đó, thuật ngữ của Trung Quốc khi gọi loại tên lửa này là ngư lôi động cơ tên lửa là hoàn toàn đúng với loại vũ khí này. Khi tải trọng chiến đấu được thay bằng bom chìm thay cho ngư lôi, thì hệ thống vũ khí sẽ được gọi là tên lửa chống ngầm tầm xa.

Dù việc thử nghiệm được tiến hành trên tàu khu trục lớp Luda Type 051 và khinh hạm mang tên lửa lớp Jiangwei Type 053H, tên lửa chống ngầm CY-1 có thể được triển khai từ bất kỳ tàu chiến mặt nước nào có bệ phóng tên lửa chống hạm C-801/802/803, do đó tăng tính linh hoạt và giảm chi phí. Ngoài ra một phiên bản cải tiến có thể phóng từ ống phóng lôi của tàu ngầm như tên lửa C-801, nhưng không có bất kỳ xác nhận nào cho thấy phiên bản này đã được đưa vào trang bị. Để thúc đẩy khả năng xuất khẩu, tên lửa mang ngư lôi chống ngầm CY-1 cũng được cải tiến để tích hợp cùng nhiều loại ngư lôi hạng nhẹ của Mỹ, Italia và Nga. Nhưng không có hoạt động xuất khẩu nào được công bố tính đến năm 2007. Tên lửa mang ngư lôi CY-1 đã được thử nghiệm trên tàu ngầm Type 039.

CY-2 (长缨-2) là một biến thể phát triển từ CY-1, và được phát triển dựa trên tên lửa chống tàu C-802, sử dụng cùng một loại động cơ turbo phản lực. Tên lửa được sử dụng hạn chế trong Hải quân Trung Quốc sau nhiều lần thử nghiệm, lần cuối là thử nghiệm phiên bản phóng từ máy bay Harbin SH-5 năm 1994. Cải tiến chính trên CY-2 là tăng tầm bắn vũ khí lên gấp 3 lần, đạt 30 hải lý (56 km), nhưng giảm tốc độ bay xuống còn dưới tốc độ âm thanh so với tốc độ Mach 1,5 của tên lửa CY-2. Giống như CY-1 có thể bảo quản và phóng từ ống phóng tên lửa chống tàu C-801, CY-2 cũng được bảo quản và phóng từ ống phóng của tên lửa C-802. Thông số kỹ thuật đã được công bố của CY-2:

  • Đường kính: 36 cm
  • Sải cánh: 118 cm
  • Trọng lượng: 610 kg
  • Tốc độ: Mach 0,9
  • Chiều dài: 450 cm
  • Tầm bắn: 55 km

Việc phát triển của tên lửa mang ngư lôi CY-2 không hoàn toàn thay thế phiên bản CY-1 và tên lửa ngư lôi CY-1 vẫn được giữ lại sử dụng trong biên chế của hải quân Trung Quốc. Một trong những lý do là do hạn chế về không gian, hầu hết các tàu chiến mặt nước hạng nhẹ của hải quân Trung Quốc không thể lắp đặt các sonar phức tạp cỡ lớn của tàu chiến lớn hơn. Tầm hoạt động của sonar trên các tàu chiến mặt nước hạng nhẹ của hải quân Trung Quốc nhỏ hơn tầm hoạt động của CY-2, do đó, tên lửa mang ngư lôi CY-2 không phát huy tối đa tầm bắn trên tàu mặt nước hạng nhẹ của Hải quân Trung Quốc. Do đó, CY-1 vẫn được lắp trên tàu săn ngầm cỡ nhỏ, trong khi CY-2 thường được triển khai trên các tàu chiến lớn hơn. Một lý do khác là tên lửa ngư lôi CY-1 có thể bảo quản mà không cần bảo dưỡng trong một thời gian dài, nhưng CY-2 cần được bảo dưỡng định kỳ trong kho chứa. CY-2 đã đi vào biên chế trong Hải quân Trung Quốc từ cuối năm 2006.[3]

Giống như CY-1, CY-2 thường bị nhầm là tên lửa chống ngầm trong khi thực tế nó được phóng đi hoàn toàn theo quán tính mà không có sự điều khiển nào khi tên lửa bay trên không. Tên lửa ngư lôi CY-2 cũng có thể thay thế ngư lôi bằng bom chìm nhưng không chắc chắn rằng phiên bản như vậy được trang bị trong Hải quân Trung Quốc. Ngoài ra có những tuyên bố rằng CY-2 đã được thử nghiệm để phóng đi từ tàu ngầm nhưng không có xác nhận do thiếu thông tin.

CY-3 (长缨-3), là sự phát triển tiếp theo của CY-2. Giống CY-2, CY-3 có khả năng phóng từ nhiều nền tảng khác nhau gồm máy bay, tàu ngầm, tàu nổi, xe phóng mặt đất, khẩu đội phòng thủ bờ biển. Tuy nhiên mặc dù đã phát triển thành công và đưa vào sử dụng nhưng chỉ có một số lượng tên lửa hạn chế được biên chế trong Hải quân Trung Quốc để đánh giá dài hạn. CY-3 đang phải đối mặt với sự cạnh tranh của một loại vũ khí tương tự của Trung Quốc là CJ-1, cũng đang được Hải quân Trung Quốc đánh giá.

CY-3 về cơ bản là CY-2 được cải tiến để mang theo ngư lôi hạng nhẹ APR-3E của Nga, vốn lớn hơn và nặng hơn ngư lôi chống ngầm hạng nhẹ của phương Tây. Mặc dù APR-3E có tốc độ lớn hơn nhiều so với các loại ngư lôi tương tự của phương Tây, do đó mục tiêu của nó khó có thể chạy thoát khi bị khóa mục tiêu, nhưng tầm bắn của APR-3E cực kỳ hạn chế, chỉ khoảng 3 km. Thời gian bay của tên lửa sẽ mất vài phút do đó các tàu ngầm năng lượng hạt nhân có tốc độ cao sẽ có khả năng chạy thoát được khỏi tầm hoạt động của ngư lôi. Để khắc phục điều này, một đường liên kết dữ liệu một chiều được bổ sung, giúp ngư lôi nhận thông tin về mục tiêu từ các nền tảng như máy bay và tàu mặt nước, để đảm bảo ngư lôi đáp xuống mặt nước càng gần mục tiêu càng tốt để mục tiêu nằm trong tầm bắn. Đường truyền dữ liệu cũng tỏ ra hữu ích khi thông tin mục tiêu có thể được cập nhật sau khi vũ khí được phóng đi.

CY-4 là phiên bản sửa đổi từ CY-1 để nó có khả năng tích hợp với ngư lôi APR-3E, và nó cũng có khả năng trang bị trên các trực thăng chiến đấu săn ngầm hạng nhẹ như Harbin Z-9. Tên lửa được trang bị động cơ nhiên liệu rắn, đi vào hoạt động từ cuối năm 2009.[4]

CY-5 là phiên bản phóng từ giếng phóng thẳng đứng với các cánh có thể gập lại để vừa trong giếng phóng. Tầm bắn của tên lửa đạt 30 km. Tên lửa CY-5 lần đầu được biết tới rộng rãi khi tàu khinh hạm Type 054A được mở cửa cho công chúng tại Hồng Kông, module VLS ở mũi tàu có thể phóng cả tên lửa phòng không và tên lửa ngư lôi CY-5.[5] Tuy nhiên, tên gọi chính xác của ngư lôi ASW đẩy bằng tên lửa không được tiết lộ. CY-5 rất có thể cũng được tích hợp ngư lôi Y-7 của Trung Quốc hoặc các loại ngư lôi hạng nhẹ khác của phương Tây như A244-S. CY-5 được cho là cũng được trang bị trên tàu khu trục Type 052D.[6][7]

Yu-8 là ngư lôi chống ngầm tích hợp tên lửa tương tự như CY-5, nhưng được tích hợp ngư lôi APR-3E của Nga.[8][9]

Ngư lôi của Nga dài khoảng hơn một mét, chỉ dài bằng một phần ba so với các loại ngư lôi tương tự của phương Tây như A244-S, Sting Ray, hay ngư lôi MK-54 LHT, và nó có trọng lượng gần gấp đôi so với các đối thủ từ phương Tây, nhưng quan trọng hơn là tầm bắn của nó chỉ là 3 km so với 10 km của các loại ngư lôi phương Tây. Tầm bắn của hệ thống tên lửa mang ngư lôi APR 3E khi phóng từ giếng phóng VLS được cho là 40 km trong khi của hệ thống tên lửa mang ngư lôi RUM-139 ASROC là 22 km. Nếu một tàu ngầm hạt nhân có tốc độ cao bị Yu-8 nhắm mục tiêu gần tầm bắn tối đa của nó, thì từ thời điểm Yu-8 được phóng lên đến điểm ngư lôi chạm mặt nước, mục tiêu có thể trốn thoát thành công bằng cách thoát khỏi tầm bắn của ngư lôi APR-3E. Cũng giống như trường hợp phát triển CY-3 từ CY-2, để đảm bảo mục tiêu vẫn nằm trong tầm tác chiến của ngư lôi khi ngư lôi chạm mặt nước, một đường truyền dữ liệu cũng được tích hợp để cho phép cập nhật thông tin về mục tiêu từ tàu nổi và máy bay.[8][9]

Tên lửa mang ngư lôi Yu-8 lần đầu tiên được tiết lộ vào tháng 3 năm 2014,[10] và được xác nhận hơn một năm sau đó bởi kênh CCTV-7 vào tháng 8 năm 2015, khi phát sóng một cảnh quay về cuộc tập trận hải quân của Trung Quốc có cảnh phóng tên lửa mang ngư lôi chống ngầm từ giếng phóng VLS của một tàu chiến Trung Quốc, với tên gọi được chỉ định là Yu-8.[5] Yu-8 được thiết kế tại viện nghiên cứu số 705 tại thành phố Côn Minh, chương trình phát triển bắt đầu vào năm 2002 và hoàn tất vào năm 2006.[10]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “Chinese Defence Today - CY-1 Anti-Submarine Rocket”. Bản gốc lưu trữ ngày 8 tháng 8 năm 2007. Truy cập ngày 16 tháng 8 năm 2007.
  2. ^ Evan S. Medeiros; và đồng nghiệp (2005). A New Direction for China's Defense Industry. Santa Monica, CA: RAND Corporation. ISBN 9780833037947. JSTOR 10.7249/mg334af.
  3. ^ “CY-2”. Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 4 năm 2014. Truy cập ngày 15 tháng 4 năm 2014.
  4. ^ CY-4
  5. ^ a b “CY-5 / Yu-8”. Truy cập ngày 2 tháng 8 năm 2015.
  6. ^ “CY-5”. Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 4 năm 2014.
  7. ^ “CY-5 on Type 052D”. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 12 năm 2015. Truy cập ngày 21 tháng 9 năm 2024.
  8. ^ a b “Yu-8 ASW weapon”. Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 7 năm 2015. Truy cập ngày 28 tháng 1 năm 2015.
  9. ^ a b “Yu-8 ASW weaponry”. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 9 năm 2015. Truy cập ngày 18 tháng 8 năm 2015.
  10. ^ a b “Yu-8”. Truy cập ngày 4 tháng 3 năm 2014.