Bước tới nội dung

Vũ khí chống ngầm

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Ngư lôi MK-54 LHT

Thuật ngữ vũ khí chống ngầm - anti-submarine weapon (ASW) là thuật ngữ chỉ các loại thiết bị, vũ khí được chế tạo nhằm chống lại tàu ngầm và thủy thủ đoàn của nó, để đánh chìm tàu ngầm đối phương hay làm giảm sự hiệu quả của tàu ngầm đối phương. Nói một cách đơn giản, vũ khí chống ngầm thường là một loại đạn, tên lửa, bom được tối ưu hóa cho mục đích tiêu diệt tàu ngầm đối phương.

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Trước Thế chiến thứ nhất

[sửa | sửa mã nguồn]

Trước năm 1890, vũ khí hải quân thường được sử dụng chỉ để chống lại tàu nổi của đối phương. Tuy nhiên sau khi tàu ngầm ra đời, đã nảy sinh yêu cầu tác chiến chống lại tàu ngầm. Việc sử dụng ống phóng ngư lôi đầu tiên trên tàu ngầm là vào năm 1885 và con tàu đầu tiên bị tàu ngầm đánh chìm vào năm 1887. Chỉ có hai cách để chống ngầm là đâm vào chúng hoặc sử dụng hỏa lực để đánh chìm tàu ngầm. Nhưng khi tàu ngầm đã chìm xuống, tàu ngầm sẽ có khả năng tránh khỏi hỏa lực bề mặt từ đối phương, cho đến khi chúng phải nổi lên một lần nữa. Vào đầu Thế chiến thứ Nhất đã có gần 300 tàu ngầm hoạt động trong khi 80 chiếc khác đang được chế tạo.

Chiến tranh thế giới thứ nhất

[sửa | sửa mã nguồn]

Chiến tranh thế giới thứ nhất đã đánh dấu một cuộc xung đột thực sự đầu tiên mà tàu ngầm tham gia tích cực và do đó cũng là bước khởi đầu cho việc nỗ lực tác chiến chống ngầm ở các nước. Đặc biệt, tại Vương quốc Anh, Hải quân Anh đã tỏ ra bất lực trước các tàu ngầm Uboat của Đức thường xuyên tấn công các tàu buôn của Anh. Khi những quả bom của Không quân Hải quân Anh thả xuống không hiệu quả, người Anh đã bắt đầu trang bị cho các tàu khu trục của mình những quả bom chìm đơn giản thả xuống khu vực nước xung quanh vị trí nghi ngờ có tàu ngầm Đức. Trong thời gian này, người ta thấy rằng bom chìm sẽ hiệu quả hơn nếu chúng được thiết lập để phát nổ bên dưới hoặc bên trên tàu ngầm. Nhiều kỹ thuật khác đã được sử dụng, bao gồm bãi mìn, pháo kích và tàu Q và giải mã các thông điệp vô tuyến bị chặn. Khí cầu ("khinh khí cầu") được sử dụng để thả bom chìm trong khi máy bay của Hải quân Anh chủ yếu được sử dụng để trinh sát. Tuy nhiên, biện pháp đối phó hiệu quả nhất là các đoàn tàu hộ tống. Vào năm 1918, tổn thất tàu ngầm U-boat đã trở nên cao quá sức chịu đựng của Đức. Trong chiến tranh, tổng cộng 178 tàu ngầm U-boat đã bị đánh chìm do các nguyên nhân được liệt kê sau:

  • Do mìn: 58;
  • Do bom chìm: 30;
  • Pháo: 20;
  • Ngư lôi: 20;[cần dẫn nguồn]
  • Bị đâm: 19;
  • Không rõ nguyên nhân: 19;
  • Tai nạn: 7;
  • Khác (kể cả do đánh bom): 2

Tàu ngầm Anh hoạt động trên biển Baltic, Biển Bắc và biển Đại Tây Dương cũng như Biển Đen và Địa Trung Hải. Phần lớn các tổn thất của tàu ngầm Anh là do mìn nhưng cũng có hai chiếc bị trúng ngư lôi. Các ầu ngầm Pháp, Ý và Nga cũng bị tổn thất trong chiến đấu.

Trước khi chiến tranh kết thúc, nhu cầu về vũ khí chống ngầm phóng về phía trước đã được người Anh nhận ra và các cuộc thử nghiệm đã bắt đầu. Các ống nghe thủy âm như thiết bị phát hiện và định vị thủy âm cũng được phát triển và tỏ ra hiệu quả. Ngoài ra, máy bay cũng được trang bị bom chìm, mặc dù chúng khá nhỏ với sức nổ kém. Ngoài ra, tàu ngầm săn ngầm chuyên dụng HMS R-1 đã xuất hiện.

Giữa 2 cuộc thế chiến

[sửa | sửa mã nguồn]

Những phát triển chính trong công nghệ chống ngầm trong giai đoạn này là các phát minh dùng để phát hiện tàu ngầm đối phương, với sự ra đời của sonar chủ động (ASDIC) và radar rất hiệu quả trong việc phát hiện tàu ngầm đối phương. Người Anh đã tích hợp sonar với hệ thống kiểm soát hỏa lực và vũ khí để tạo thành một hệ thống tích hợp cho tàu chiến. Đức bị cấm sở hữu hạm đội tàu ngầm nhưng cũng đã bí mật chế tạo tàu ngầm từ những năm 1930. Khi chiến tranh thế giới lần 2 nổ ra, Đức có hạm đội 21 tàu ngầm đang hoạt động.

Trong thời kỳ giữa hai cuộc chiến tranh, Anh và Pháp đã thử nghiệm một số loại tàu ngầm mới. Sonar và vũ khí mới đã được phát triển cho các loại tàu ngầm này.

Thế chiến II

[sửa | sửa mã nguồn]

Mặt trận Đại Tây Dương/Địa Trung Hải

[sửa | sửa mã nguồn]

Khi nổ ra Chiến tranh thế giới thứ 2, các vũ khí chống ngầm đã được phát triển ở một mức độ nhất định, tuy nhiên trong khi cuộc chiến đang diễn ra, Đức đã đổi mới toàn diện chiến tranh dưới nước khi sử dụng tàu ngầm một cách rộng rãi tương tự như các nước Đồng minh. Việc phát huy tính hiệu quả của bom chùm trong tác chiến chống ngầm đòi hỏi sự phối hợp và kỹ năng của các đơn vị hiệp đồng tác chiến. Bao gồm thông tin sonar, thuyền trưởng, trắc thủ bom chìm và sự di chuyển của các tàu Đồng minh cần phải phối hợp một cách cẩn thận để có thể tấn công tàu ngầm Đức bằng bom chìm thành công. Khi Trận chiến Đại Tây Dương (1939–1945) diễn ra, lực lượng Hải quân Anh và Khối thịnh vượng chung đã chứng tỏ đặc biệt thành thạo trong chiến thuật sử dụng bom chìm và đã thành lập hạm đội tàu khu trục để tìm-diệt tàu ngầm U-boat của Đức.

Bom chìm Mk. 17 được tháo khỏi máy bay trinh sát SOC Seagull trên boong tàu USS Philadelphia (CL-41) trong một cuộc càn quét tàu ngầm U-boat trên Đại Tây Dương gần Panama vào tháng 6 năm 1942.

Bom chìm thả từ trên không thường được thiết lập để phát nổ ở độ sâu nhỏ, trong khi tàu ngầm đang lặn xuống để thoát khỏi cuộc tấn công. Các máy bay mang bom chìm rất hiệu quả không chỉ trong việc tấn công tàu ngầm U-boat, mà còn trong việc ngăn chặn tàu ngầm U-boat thực hiện các cuộc tấn công vào tàu chiến. Một số máy bay trinh sát còn được trang bị bổ sung đèn pha cũng như bom.

Trong giai đoạn này các loại vũ khí chống ngầm mới cũng được phát triển. Hệ thống súng cối ném bom chìm phía mũi tàu được giới thiệu vào năm 1942 để bù đắp cho góc không được bảo vệ bởi sonar. Những súng cối phóng bom chìm này được gọi là Hedgehog, phóng ra một loạt bom chìm cỡ nhỏ. Một kiểu ngòi nổ được sử dụng để tạo ra một loạt các vụ nổ dưới nước xung quanh vị trí tàu ngầm đối phương có thể đang ẩn nấp, trong khi kiểu đầu đạn thứ hai sẽ được trang bị ngòi nổ va chạm, tức là nó sẽ chỉ phát nổ khi va vào thành tàu ngầm đối phương. Các thiết kế về sau cho phép tàu khu trục hay tàu khu trục hộ tống săn tìm tàu ngầm duy trì tầm quét sonar lên tàu ngầm Đức cho đến khi chắc chắn tiêu diệt được tầu ngầm Đức. Các loại vũ khí săn ngầm mới được lắp trên máy bay săn ngầm thời kỳ này đã chứng minh tầm quan trọng của tác chiến chống ngầm. Sự ra đời của ngư lôi tự dẫn chống tàu ngầm FIDO (mìn Mk 24) do Mỹ phát triển vào năm 1943 (có thể thả từ máy bay săn ngầm ) đã làm tăng thêm hiệu quả trong việc đánh chìm tàu ngầm Đức (đánh chìm 37 tàu ngầm và làm bị thương 17 tàu ngầm khác của phe Trục).

Hedgehog, gồm 24 quả đạn cối chống ngầm trang bị trên tàu khu trục HMS Westcott, 28 tháng Mười một năm 1945. Tàu khu trục Westcott lần đầu tiên đánh chìm tàu ngầm đối phương là tàu U-581 vào ngày 2/2/1942 bằng Cối chống ngầm Hedgehog.

Mặt trận Thái Bình Duơng

[sửa | sửa mã nguồn]

Nhật Bản, Hoa Kỳ, Anh, Hà Lan và Úc đều triển khai lực lượng tác chiến chống tàu ngầm tại Chiến trường Thái Bình Dương trong Thế chiến II. Vì Hải quân Nhật Bản có xu hướng sử dụng tàu ngầm để tấn công các tàu chiến chủ lực như tàu tuần dương, thiết giáp hạm và tàu sân bay, nên các hoạt động chống ngầm của Hoa Kỳ và Đồng minh tập trung vào việc hỗ trợ phòng thủ hạm đội.

Các tàu ngầm Nhật Bản thời kỳ đầu không có khả năng cơ động cao dưới nước, không thể lặn sâu và cũng không có radar. Sau này, tàu ngầm Nhật Bản đã được trang bị radar để cải thiện khả năng tìm kiếm mục tiêu khi nổi lên mặt nước. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, những tàu ngầm được trang bị radar này đã bị đánh chìm do máy thu tín hiệu radar của Hoa Kỳ có khả năng phát hiện ra tín hiệu quét của chúng. Ví dụ tàu ngầm USS Batfish (SS-310) đã đánh chìm 3 tàu ngầm của Nhật Bản được trang bị radar trong vòng chỉ bốn ngày. Từ năm 1944, lực lượng tác chiến chống ngầm trên mặt trận Thái Bình Dương của Mỹ đã được trang bị ngư lôi dẫn đường FIDO làm cải thiện hiệu suất tiêu diệt tàu ngầm Nhật Bản lên đáng kể.

Ngược lại, tàu ngầm quân Đồng minh chủ yếu được giao nhiệm vụ tấn công tàu buôn Nhật Bản. Do đó, lực lượng chống tàu ngầm của Nhật buộc phải mở rộng nỗ lực để bảo vệ toàn bộ tuyến đường vận chuyển thương mại của họ, không chỉ để tiếp tế cho lực lượng của mình mà còn để tiếp tục nhập khẩu vật liệu chiến tranh cần thiết cho các đảo chính của Nhật Bản.

Lúc đầu, hệ thống chống ngầm của Nhật Bản tỏ ra kém hiệu quả trước tàu ngầm Hoa Kỳ. Thiết bị phát hiện tàu ngầm của Nhật Bản không tiên tiến bằng một số quốc gia khác. Vũ khí chống ngầm chính của Nhật Bản trong hầu hết Thế chiến II là bom chìm, và các cuộc tấn công bằng bom chìm do Hải quân Nhật Bản thực hiện tỏ ra ít hiệu quả đối với tàu ngầm Mỹ. Trừ khi bị mắc kẹt ở vùng nước nông, một chỉ huy tàu ngầm Hoa Kỳ sẽ có thể lặn xuống độ sâu hơn để thoát khỏi phạm vi nổ của bom chìm. Ngoài ra, trong giai đoạn đầu của cuộc chiến, người Nhật có xu hướng đặt bom chìm của họ chỉ là 100 foot (30 m) do không biết rằng tàu ngầm Hoa Kỳ có khả năng lặn sâu hơn 150 foot (46 m). Sau này những thiếu sót của Nhật Bản trong tác chiến chống ngầm đã được Nghị sĩ Hoa Kỳ là Andrew Jackson May, tiết lộ sau khi ông đến thăm chiến trường Thái Bình Duơng và nhận được nhiều thông tin tóm tắt hoạt động bí mật. Các hiệp hội báo chí đã gửi câu chuyện và nhiều tờ báo trong đó có một tở ở Honolulu đã đăng tải nó. Nhờ đó Hải quân Nhật đã cải tiến bom chìm để nó phát nổ ở độ sâu hiệu quả hơn là 250 foot (76 m). Sau này Phó Đô đốc Charles Andrews Lockwood, chỉ huy hạm đội tàu ngầm Hoa Kỳ ở Thái Bình Duơng đã ước tính vì tiết lộ của Nghị sĩ May mà Hải quân Mỹ đã mất tới 10 tàu ngầm cùng với 800 thủy thủ đoàn.[1][2]

Ngoài việc đặt lại bom chìm xuống độ sâu hơn, lực lượng chống ngầm Nhật Bản cũng bắt đầu sử dụng máy bay tự động quay và thiết bị Phát hiện dị thường từ tính (MAD) để đánh chìm tàu ​​ngầm Hoa Kỳ. Bất chấp điều này, các vụ tàu ngầm Hoa Kỳ đánh chìm tàu ​​​​Nhật Bản vẫn tiếp tục tăng với tốc độ chóng mặt khi ngày càng có nhiều tàu ngầm Hoa Kỳ được triển khai đến Thái Bình Dương mỗi tháng. Đến cuối chiến tranh, tàu ngầm Hoa Kỳ đã đánh chìm nhiều tàu Nhật Bản hơn tất cả các loại vũ khí khác cộng lại, bao gồm cả máy bay ném bom.

Những phát triển sau chiến tranh

[sửa | sửa mã nguồn]
Bốn phương pháp cơ bản để phóng ngư lôi thủy âm hoặc bom chìm hạt nhân đến khoảng cách xa khỏi tàu mẹ.

Chiến tranh Lạnh đã mang đến một loại hình xung đột mới cho chiến tranh tàu ngầm. Thời gian này, cả Hoa Kỳ và Liên Xô đều chạy đua để phát triển tàu ngầm tốt hơn, tàng hình hơn và mạnh hơn, đồng thời phát triển vũ khí chống tàu ngầm tốt hơn và chính xác hơn cùng các nền tảng phóng vũ khí chống ngầm mới mới, bao gồm cả trực thăng.

Các tàu ngầm tấn công (SSK và SSN) được phát triển để trang bị các ngư lôi nhanh hơn, tầm xa hơn. Điều này kết hợp với những cải tiến về hệ thống sonar khiến Tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo dễ bị tấn công hơn và cũng tăng khả năng tác chiến chống tàu mặt nước của tàu ngầm tấn công. Tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo bản thân nó cũng như Tàu ngầm mang tên lửa hành trình (SSGN) đã được trang bị tên lửa ngày càng có độ chính xác lớn hơn và tầm bắn xa hơn và được trang bị công nghệ làm giảm tiếng ồn thủy âm. Để chống lại các mối đe dọa từ các tàu ngầm này, ngư lôi đã được cải tiến để khóa mục tiêu tốt hơn và tên lửa chống ngầm và rocket không điều khiển cũng được phát triển để cho phép tàu chiến có khả năng chống tàu ngầm ở cự ly xa hơn. Các tàu, tàu ngầm và máy bay tuần tra trên biển cũng được trang bị các công nghệ ngày càng hiệu quả để định vị tàu ngầm, ví dụ như máy đo dị thường từ tính (MAD) và sonar cải tiến.

Công nghệ chống ngầm

[sửa | sửa mã nguồn]

Các thiết bị phát hiện tàu ngầm

[sửa | sửa mã nguồn]

Quang học

[sửa | sửa mã nguồn]

Ban đầu người ta sử dụng các công cụ như ống nhòm để phát hiện tàu ngầm đối phương bằng mắt, và hiện nay phương pháp này vẫn còn được sử dụng. Ngày nay người ta sử dụng kính ảnh nhiệt để phát hiện tàu ngầm đối phương tuy nhiên phương pháp phát hiện bằng kính ngắm hiện nay có tỉ lệ thành công không cao.

Chặn sóng vô tuyến

[sửa | sửa mã nguồn]

Việc sử dụng chiến thuật bầy sói của Hải quân Đức trong Thế chiến I và II đã cho phép quân Đồng minh chặn tín hiệu vô tuyến đã mã hóa của quân đội Đức. Các tín hiệu mã hóa sau đó đã được người Anh giải mật tại "Phòng 40" trong Thế chiến I và bởi các chuyên viên giải mã ở Bletchley Park trong thế chiến II. Việc giải mã thành công cho phép ra lệnh cho các đoàn tàu vận tải chuyển hướng kịp thời và các tàu ngầm của Đức rơi vào vòng vây đợi sẵn của tàu săn ngầm Đồng minh. Ngày nay các tàu ngầm truyền tín hiệu bằng phương pháp ít bị chặn hơn.

Trong Thế chiến II, tàu hộ tống của Đồng minh đã sử dụng công nghệ định hướng tần số cao (HF/DF hoặc "Huff-duff") để báo cáo vị trí tàu ngầm Đức. Công nghệ định hướng không được Hải quân Đức-Kriegsmarine cho là khả thi để trang bị trên tàu chiến. Chiến thuật hộ tống tiêu chuẩn của quân đội Đồng minh là lái tàu với tốc độ cao theo hướng của phương vị HF/DF cho đến khi phát hiện tàu ngầm mục tiêu (thường là bằng mắt thường, nhưng đôi khi là trên radar) và khai hỏa trước khi tàu ngầm lặn xuống. Nếu tàu ngầm lặn xuống trước khi bị pháo kích, nó sẽ tiếp tục bị săn đuổi bằng sonar.[3][4]

Radar, là phương pháp chính được Hải quân các nước tham chiến dùng để phát hiện tàu ngầm đối phương đang nổi trên mặt biển trong Thế chiến II. Sau khi phát triển thành công ống thở và sau đó là sự ra đời của tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân, tàu ngầm hiếm khi phải nổi lên khỏi mặt nước, khiến việc phát hiện tàu ngầm bằng radar trở nên bất khả thi. Tuy nhiên, radar có thể sử dụng để phát hiện các hiệu ứng bề mặt do tàu ngầm tạo ra.

Từ Thế chiến World War II, sonar đã nổi lên trở thành một phương pháp chính yếu để phát hiện tàu ngầm. Sonar hiện đại có hai chế độ chủ động và thụ động tùy thuộc vào các biện pháp đối phó mà tàu ngầm triển khai. Tính linh hoạt của sonar đã tăng lên với sự ra đời của phao sonar được thả từ trên không, truyền tín hiệu sonar về máy bay mẹ, sonar thả từ trực thăng và các hệ thống sonar tầm xa cố định.

Phát hiện dị thường từ tính

[sửa | sửa mã nguồn]

Máy dò dị thường từ tính (MAD) là một loại máy đo từ điện tử được thiết kế để đo các biến thiên từ trường do các vật thể kim loại lớn gây ra như vỏ thép của tàu ngầm. Trước khi phao sonar ra đời, thiết bị MAD được lắp trên máy bay săn ngầm để phát hiện tàu ngầm đối phương đang lặn ở độ sâu nông. Ngày nay MAD vẫn còn được sử dụng.

Các phương pháp khác không sử dụng định vị thủy âm

[sửa | sửa mã nguồn]

Người ta còn phát triển vòng dò tàu ngầm, bản chất là một sợi dây cáp đặt dưới lòng biển, phát hiện dựa trên hiện tượng cảm ứng điện từ khi tàu ngầm đi qua vòng dây này. Ngoài ra người ta còn lắp đặt thiết bị phát hiện khí thải diesel của tàu ngầm phát ra cho máy bay săn ngầm. Gần đây người ta sử dụng phương pháp gián tiếp phát hiện tàu ngầm đối phương bằng cách phát hiện các vệt nước do nó tạo ra.

Vũ khí cống ngầm

[sửa | sửa mã nguồn]

Vũ khí chống ngầm được chia thành ba loại theo phương thức hoạt động: vũ khí có điều khiển, không điều khiển và vũ khí dạng tên lửa và súng cối.

Vũ khí chống ngầm có điều khiển như ngư lôi, sẽ tiến hành tìm kiếm tàu ngầm thông qua các cảm biến trên tàu ngầm mẹ hoặc từ các cảm biến của ống phóng ngư lôi. Ưu điểm của loại vũ khí này là nó có tải trọng đầu đạn tương đối nhỏ do nó phát nổ khi tiếp xúc hoặc ở khoảng cách rất gần với tàu ngầm. Nhược điểm của nó là dễ bị đánh lừa và không hiệu quả trước các tàu ngầm có tính năng tàng hình thủy âm.

Vũ khí chống ngầm không điều khiển như mìn và bom chìm là những vũ khí mà ohair được thả xuống vị trí nghi ngờ có tàu ngầm đối phương hoặc tàu ngầm phải đến cự ly gần mới nổ. Tính thiếu chính xác của vũ khí được bù đắp bằng lượng chất nổ cao mà nó mang theo, một số loại thủy lôi nặng tới hơn nửa tấn, nhưng vì tác động của vụ nổ dưới nước giảm theo lập phương của khoảng cách đến tâm vụ nổ, nên việc tăng lượng thuốc nổ để tăng vùng hủy diệt là không hiệu quả.

Ưu điểm chính của tên lửa chống ngầm và đạn cối chống ngầm là thời gian phản ứng của các vũ khí này rất nhanh. Một khi đã rơi xuống vùng nước xuất hiện mục tiêu, chúng cũng có ưu điểm là không bị ảnh hưởng bởi mồi nhử hoặc cũng không cần tín hiệu thủy âm. Một loại vũ khí kết hợp cả hai loại vũ khí này là tên lửa mang theo bom chìm/ngư lôi; làm giảm thời gian phản ứng của tàu ngầm, khiến nó có ít thời gian để đối phó hoặc né tránh.

Cuối cùng, tàu ngầm có thề bị vô hiệu hóa nhờ hỏa lực pháo binh và tên lửa nếu như trong một thời điểm nào đó nó nổi lên mặt nước, nhưng những vũ khí kiểu này không được thiết kế riêng cho tàu ngầm và tầm quan trọng của chúng trong tác chiến chống ngầm hiện đại rất hạn chế.

Hỏa lực của pháo được sử dụng để vô hiệu hóa tàu ngầm khi tàu ngầm nổi lên mặt nước trong Thế chiết I. Sang thế chiến II một số loại đạn chống ngầm đặc biệt được phát triển cho pháo hải quân cỡ trung, một ví dụ về đạn pháo chống ngầm là đạn pháo chống ngầm Kingfisher.

Một mẫu bom chìm của Hải quân Mỹ trong Thế chiến II.

Bom chìm có lẽ là loại vũ khí cống tàu ngầm đơn giản nhất. Nó là một thùng lớn chứa đầy thuốc nổ và được thiết lập để phát nổ ở một độ sâu định trước. Các chấn động của vụ nổ sẽ gây hư hại cho tàu ngầm từ xa, mặc dù để tiêu diệt tàu ngầm thì vụ nổ sẽ phải ở rất gần tàu ngầm. Bom chìm được thả từ trên không không còn được thiết kế có dạng khí động học.

Bom chìm phóng từ mặt nước được phóng theo kiểu bắn loạt để gây ra thiệt hại bằng một loạt vụ nổ dưới nước gây chấn động tàu ngầm. Bom chìm đã được Hải quân các nước cải tiến đáng kể từ khi được sử dụng lần đầu trong Thế chiến I. Để phù hợp với các cải tiến trong thiết kế tàu ngầm, các cơ chế cảm biến áp suất và lượng nổ đã được cải tiến trong Thế chiến II để làm tăng chấn động từ vụ nổ và có thể kích nổ đáng tin cậy ở nhiều độ sâu khác nhau.

Bom chìm được thả từ máy bay theo cặp hoặc 3 quả một từ máy bay, trực thăng hay khinh khí cầu. Các loại bom chìm được thả từ máy bay thông thường được cài đặt để nổ ở độ sâu không lớn.

Ban đầu bom chìm được thiết kế để thả lăn xuống nước từ tàu chiến. Con tàu do đó phải di chuyển đu nhanh để thoát khỏi vùng ảnh hưởng của quả bom, Các thiết kế về sau phóng bom chìm đến vị trí có thể có tàu ngầm, cho phép tránh ảnh hưởng đến tàu khu trục và cũng làm tăng phạm vi tấn công tàu ngầm đối phuơng.

Ngày nay bom chìm không chỉ được thả từ tàu hay máy bay mà nó còn được gắn động cơ tên lửa để phóng bom chìm tới mục tiêu.

Vũ khí chống ngầm không điều khiển

[sửa | sửa mã nguồn]

Cối chống ngầm

[sửa | sửa mã nguồn]
Bệ phóng cối bom chìm Hedgehog.

Bom chìm hiếm khi phá hủy được tàu ngầm nhưng lại là hiệu quả nhất khi được bắn theo một loạt, nên người ta thấy rằng có thể tăng hiệu quả gây sát thuơng tàu ngầm đối phuơng bằng cách gây ra nhiều vụ nổ cỡ nhỏ hơn cùng lúc. Súng cối chống ngầm thực chất là một loạt cối spigot, được thiết kế để bắn ra một loạt bom chỉm cỡ nhỏ và tạo ra một loạt các vụ nổ xung quanh tàu ngầm. Chúng được gọi là Hedgehog theo tên của phát minh cối chống ngầm của người Anh trong Thế chiến II. Sau này, các quả đạn cối chống ngầm được lắp kíp nổ tiếp xúc, chỉ phát nổ khi va chạm vào thân tàu ngầm.

Hệ thống cối Hedgehog sẽ bắn ra hai mươi tư quả cối mỗi quả có chứa 14,5 kg thuốc nổ trong khi một thiết kế khác được gọi là "Squid" sẽ bắn ra ba quả bom chống ngầm cỡ lớn. Một phát triển xa hơn đã dẫn đến thiết kế cối chống ngầm "Limbo" được sử dụng vào những năm 1960, với mỗi quả đạn cối được nhồi 94 kg thuốc nổ.

Rocket chống ngầm

[sửa | sửa mã nguồn]
Tên lửa chống ngầm do Thổ Nhĩ Kỳ phát triển tại triển lãmIDEF 2015

Một số loại rocket chống ngầm có thể kể đến như hệ thống rocket chống ngầm của Roketsan và các hệ thống RBU-6000, RBU-1200 của Hải quân Nga.

Mìn chống ngầm

[sửa | sửa mã nguồn]
Mìn Mark 60 CAPTOR được trang bị trên B-52 Stratofortress tại sân bay Loring Air Force Base

Tương tự như thủy lôi được thiết kế để chống tàu mặt nước, mìn chống ngầm có khả năng nằm đợi cho đến khi tàu ngầm đối phương đi qua và gây ra những tổn hại nghiêm trọng cho tàu ngầm. Một số loại mìn chống ngầm có khả năng di chuyển và khi bị phát hiện, chúng có thể di chuyển đến gần tàu ngầm ở cự ly đủ để tiêu diệt tàu ngầm. Các loại mìn chống ngầm được trang bị trên tàu ngầm, tàu chiến hay máy bay.

Ngư lôi chống ngầm

[sửa | sửa mã nguồn]
Bệ phóng ngư lôi MU90 trên tàu khu trục F221 Hessen, lớp Sachsen của Hải quân Đức.

Các ngư lôi chống ngầm thời kỳ đầu chỉ có khả năng chạy thẳng trong nước và thường các thủy thủ sẽ phải phóng một loạt ngư lôi nhằm đối phó với tầu ngầm đối phương vốn có khả năng cơ động. Chúng được chia làm hai loại chính: hạng nặng, được phóng từ tàu ngầm và hạng nhẹ được phóng từ tàu mặt nước hoặc được thả từ máy bay săn ngầm và được đẩy đi đến khu vực mục tiêu bằng động cơ tên lửa. Các ngư lôi tiên tiến sau này sử dụng đầu tự dẫn sonar chủ động/bị động và dẫn đường bằng dây.

Loại ngư lôi tự dẫn đầu tiên được giới thiệu bởi Hải quân Phát xít Đức, trang bị trên tàu ngầm U-boat. Sau khi bắt được một vài ngư lôi loại này, Hải quân Mỹ đã nghiên cứu và đưa vào biên chế ngư lôi tự dẫn thả từ máy bay FIDO hay mìn Mark 24 để che giấu bản chất loại ngư lôi mới từ năm 1943. FIDO được thiết kế để phá vỡ lớp vỏ thép áp lực của tàu ngầm nhưng không gây phá hủy tàu ngầm mà chỉ vô hiệu hóa, làm nó buộc phải nổi lên, sau đó thủy thủ đoàn sẽ bị bắt giữ. Sau Thế chiến II, ngư lôi tự dẫn trở thành vũ khí chính trong tác chiến chống ngầm, và được sử dụng bởi hầu hết lực lượng Hải quân các nước. Máy bay trong khi đó vẫn là nền tảng phóng ngư lôi chính, cùng với các loại trực thăng săn ngầm, dù vậy ngư lôi cũng có thể được triển khai từ tàu mặt nước hoặc tàu ngầm. Tuy nhiên, nhược điểm cố hữu về tốc độ và khả năng phát hiện mục tiêu đã dẫn đến sự phát triển của vũ khí chống ngầm được tích hợp với động cơ tên lửa, ví dụ như ASROC.

Trên tàu chiến, ngư lôi thường được phóng từ cụm 3 bệ phóng ngư lôi bằng khí nén. Trên tàu ngầm thì ngư lôi được phóng từ ống phóng lôi phía đuôi hoặc phía trước của tàu ngầm.

Trực thăng cũng là nền tảng để phóng ngư lôi chống ngầm như trực thăng không người lái cỡ nhỏ DASH, và loại có người lái như Westland Wasp của Anh. Có nhiều loại trực thăng chống ngầm còn có khả năng phát hiện tàu ngầm đối phương.

Tên lửa chống ngầm

[sửa | sửa mã nguồn]
Thử nghiệm tên lửa chống ngầm mang đầu đạn hạt nhân ASROC năm 1962

Có nhiều loại tên lửa chống ngầm như SMART, RUM-139 VL-ASROC, RPK-9 Medvedka, CY-5MILAS. Tên lửa chống ngầm khác với các loại tên lửa khác là tên lửa thông thường mang đầu đạn và khi bay tới mục tiêu nó sẽ kích nổ đẩu đạn trong khi tên lửa chống ngầm sử dụng động cơ tên lửa để đẩy một loại vũ khí chống ngầm đến khu vực nghi ngờ có tàu ngầm đối phương sau đó sẽ thả ngư lôi/bom chìm xuống nước bằng dù, ngư lôi sau đó mới kích hoạt đầu dẫn đường của mình để dò tìm tàu ngầm của đối phương.

Ưu điểm chính của tên lửa chống ngầm là tầm bắn và tốc độ tấn công. So với tên lửa, ngư lôi có tốc độ chậm hơn, tầm bắn ngắn hơn, khả năng phát hiện tàu ngầm đối phương kém hơn. Tên lửa chống ngầm thường được phóng đi từ tàu nổi, cung cấp cho tàu hộ tống mặt nước một vũ khí sẵn sàng trong mọi điều kiện thời tiết, mọi điều kiện trên biển để tấn công các mục tiêu khẩn cấp mà không hệ thống phóng nào khác có thể sánh kịp về tốc độ phản ứng. Chúng có thêm ưu điểm là nằm dưới sự kiểm soát trực tiếp của chỉ huy tàu hộ tống và không giống như vũ khí chống ngầm phóng từ trên không, chúng không phụ thuộc vào thời tiết hoặc khả năng bảo trì. Tên lửa chống ngầm phóng từ máy bay bị giới hạn bởi phạm vi hoạt động của máy bay mẹ hoặc giới hạn về tải trọng vũ khí. Tên lửa luôn sẵn sàng phóng tức thời. Nó cho phép ngư lôi hoặc bom chìm được đưa đến gần như ngay trên vị trí của tàu ngầm, giảm thiểu khả năng phát hiện và tránh đòn tấn công của tàu ngầm. Tên lửa cũng nhanh hơn và chính xác hơn trong nhiều trường hợp so với việc sử dụng trực thăng hoặc máy bay để thả ngư lôi và bom chìm. Chỉ mất từ 1 đến 1,5 phút từ khi ra quyết định phóng tên lửa đến khi ngư lôi được đưa đến vùng nước có tàu ngầm đối phương. Trực thăng trong khi đó thường mất nhiều thời gian hơn do phải tính cả thời gian để cất cánh khỏi boong tàu hộ tống.

Hệ thống kiểm soát vũ khí

[sửa | sửa mã nguồn]

Lúc đầu khả năng sẵn sàng chiến đấu của vũ khí chống ngầm phụ thuộc vào nhân viên vận hành. Ban đầu người ta phải tính toán tầm bắn, hướng di chuyển và tốc độ của tàu ngầm. Sau đó người ta sử dụng máy tính cơ học để giải quyết các vấn đề tính toán này. Ngày nay, việc điều khiển bắn vũ khí chống ngầm được thực hiện với máy tính kỹ thuật số với màn hình hiển thị các thông số liên quan.

Các phương pháp đối phó với vũ khí chống ngầm

[sửa | sửa mã nguồn]

Cách thức chủ yếu để tàu ngầm đối phó với các vũ khí chống ngầm là nhờ thiết kế tàng hình thủy âm của tàu ngầm; nhờ đó mà nó không bị phát hiện bởi radar và sonar. Để đối phó với vũ khí chống ngần, có phương pháp phòng thủ chủ động và bị động. Trước đây tàu ngầm có thể thả mồi bẫy thủy âm phát ra âm thanh giống như tàu ngầm để gây nhiễu và đánh lừa ngư lôi đầu dò thủy âm. Phương pháp thụ động có thể sử dụng lớp vỏ ngoài tàu ngầm có thiết kế làm giảm tiếng dội lại của đầu dò thủy âm trên sonar.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Blair, Clay, Silent Victory (Vol.1), The Naval Institute Press, 2001
  2. ^ . Lanning, Michael Lee (Lt. Col.), "Senseless Secrets: the failures of U.S. Military Intelligence, from George Washington to the present", Carol Publishing Group, 1995
  3. ^ Mawdsley, Evan (2019). “chapter 15”. The War for the Seas : a maritime history of World War II . New Haven and London: Yale University Press. ISBN 978-0-300-19019-9.
  4. ^ Burn, Alan (1993). The Fighting Captain: Captain Frederic John Walker RN and the Battle of the Atlantic . Barnsley: Pen and Sword Books. ISBN 978-1-84415-439-5.

Mục lục tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Blair, Clay, Silent Victory (Vol.1), The Naval Institute Press, 2001
  • Lanning, Michael Lee (Lt. Col.), Senseless Secrets: The Failures of U.S. Military Intelligence from George Washington to the Present, Carol Publishing Group, 1995
  • Preston, Antony, The World's Greatest Submarines", Greenwich Editions, 2005.
[sửa | sửa mã nguồn]