Canh kiểm
Canh kiểm hay kiểm là món ăn chay có nguồn gốc từ vùng Nam Bộ Việt Nam và được xem như món ăn chay đặc trưng của người Nam Bộ[1][2]. Canh kiểm có vị ngọt, thường nấu từ các loại nông sản như bí đỏ, khoai lang, đậu que, đậu phộng, bột khoai, đậu hũ và quan trọng không thể thiếu nước cốt dừa. Hương vị của món ăn này là sự kết hợp của ngọt, mặn và béo. Người ta thường ăn canh kiểm vào các ngày rằm lớn hay giỗ chạp khi các bậc sư thầy, Phật tử có thói quen vào chùa ăn cơm chay.
Nguồn gốc
[sửa | sửa mã nguồn]Kiểm là một trong những món chay hiếm hoi có tên riêng. Nguồn gốc của nó là do thói quen cúng dường của các Phật tử trong dịp rằm, lễ. Từ những trái bí, miếng khoai, quả mướp được mang đến... các nhà sư mới nghĩ ra cách gộp tất cả số nguyên liệu lại và nấu thành canh kiểm mời Phật tử ăn.
Một giả thuyết khác từ những người Việt gốc Hoa kể là khi người Hoa di chuyển vào định cư ở đồng bằng sông Cửu Long, và lập gia đình với người Việt, món "tàu thưng" của người Triều Châu (canh đậu và được nấu từ đậu xanh, bột báng, tàu hủ ki, khoai lang) được du nhập vào miền Nam và dần dần được Việt hóa bằng nhiều cách như chế thêm nước cốt dừa vào, tạo ra món kiểm ngày nay.
Chế biến
[sửa | sửa mã nguồn]Để nấu kiểm, cần chuẩn bị bí đỏ, khoai lang, đậu que, đậu phộng, bột khoai, đậu hũ,... nấu với nước dão cho nhừ rồi cho nước cốt dừa vào. Canh kiểm ăn với cơm, bánh mì hay bún đều được. Thiếu nước cốt dừa là mất đi vị đặc trưng của canh kiểm.
Chú thích
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ “Canh kiểm - Món chay đặc trưng của người Nam Bộ”. Công An TPHCM. 8 tháng 7 năm 2011. Truy cập ngày 13 tháng 3 năm 2014.
- ^ “Canh kiểm Nam bộ”. báo Lao động. 18/08/2011. Truy cập ngày 13 tháng 3 năm 2014. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong:
|ngày=
(trợ giúp)