Sơn dương đỏ

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
(Đổi hướng từ Capricornis rubidus)
Capricornis rubidus
Tình trạng bảo tồn
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Animalia
Ngành (phylum)Chordata
Lớp (class)Mammalia
Bộ (ordo)Artiodactyla
Họ (familia)Bovidae
Chi (genus)Capricornis
Loài (species)C. rubidus
Danh pháp hai phần
Capricornis rubidus
(David, 1869)[2]

Sơn dương đỏ[3] (danh pháp hai phần: Capricornis rubidus) là một loài động vật có vú trong họ Bovidae, bộ Artiodactyla. Đây là loài đang đứng bên bờ vực của sự tuyệt chủng, phân bố ở phía Bắc Myanmar [2] và đông bắc của Ấn Độ (phía nam của sông Brahmaputra)[4][5]. Chúng đã từng được coi là một phân loài của sơn dương Sumatra.

Phân bố và môi trường sống[sửa | sửa mã nguồn]

Sơn dương đỏ được tìm thấy trong các khu rừng nhiệt đới vùng đồi núi ở đông bắc Ấn Độ (phía nam của sông Brahmaputra), Bangladesh (phía đông của sông Jumuna), và phía bắc Miến Điện. Ở Ấn Độ và Bangladesh người ta có thể bị nhầm lẫn chúng với loài sơn dương Himalaya (Capricornis thar).

Mô tả[sửa | sửa mã nguồn]

Loài sơn dương này có chiều dài cơ thể khoảng 140–155 cm, cao từ 85–95 cm và nặng 110–160 kg. Sơn dương đỏ có một bộ lông đặc biệt màu nâu đỏ. Trên lưng của chúng có một vằn đen chạy dọc sống lưng từ phần vai tới tận đuôi. Phần đầu cổ có lông bờm, có thể dựng lên khi bị kích động. Phần cổ họng lại có phần lông màu trắng như một chiếc yếm. Sơn dương đỏ có mắt to đen, đôi tai dài nhọn hình nón trong khi cặp sừng cong và dài 15–25 cm được tìm thấy ở cả con đực và cái (con cái thường có cặp sừng dài hơn). Đuôi của chúng ngắn, chỉ dài tư 8–15 cm.

Cũng giống như nhiều loài sơn dương khác, chúng hoạt động về ban ngày, nhất là vào sáng sớm và chiều muộn. Chúng sống trong những hang động và vách đá. Khi cảnh báo đối thủ, sơn dương đỏ phát ra âm thanh kêu như còi hoặc một cái khịt mũi. Sơn dương đỏ sống đơn độc hoặc thành từng nhóm nhỏ tư 2-5 cá thể.

Thức ăn của chúng bao gồm cỏ và lá cây.

Mối đe dọa tới chúng bao gồm báo hoa, đại bàng nhưng trên hết là mối đe dọa từ tình trạng mất nơi sống và săn bắt của con ngươi khiến chúng đang đứng bên bờ vực tuyệt chủng. Hiện nay, người ta không ước tính được số lượng hiện có của chúng.

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Caprinae Specialist Group (1996). Capricornis sumatraensis ssp. rubidus. Sách Đỏ IUCN các loài bị đe dọa. Phiên bản 2007. Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế. Truy cập ngày 3 tháng 9 năm 2008.
  2. ^ a b Wilson, D. E.; Reeder, D. M. biên tập (2005). “Capricornis rubidus”. Mammal Species of the World . Baltimore: Nhà in Đại học Johns Hopkins, 2 tập (2.142 trang). ISBN 978-0-8018-8221-0. OCLC 62265494.
  3. ^ “Thông tư Ban hành Danh mục các loài động vật, thực vật hoang dã quy định trong các phụ lục của Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp”. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam. Truy cập ngày 15 tháng 12 năm 2013.
  4. ^ Choudhury, A.U.(1997). Checklist of the mammals of Assam. Revised 2nd edition. Gibbon Books & Assam Science Technology & Environment Council, Guwahati, India. 103pp.ISBN 81-900866-O-X
  5. ^ Choudhury, A.U. (2003). Status of serow (Capricornis sumatraensis) in Assam. Tigerpaper 30(2): 1-2.

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  • CITES (Convention on the International Trade in Endangered Species of Wild Flora and Fauna) (2010). Appendix I, II, and III as adopted by the Conference of the Parties, valid from ngày 14 tháng 10 năm 2010. Available online at the CITES website.
  • Duckworth, J.W. & MacKinnon, J. (2008). Capricornis thar. In: IUCN 2010. IUCN Red List of Threatened Species, Version 2010.4. Available online at the IUCN Red List website.
  • Duckworth, J.W. & Than Zaw. (2008). Capricornis rubidus. In: IUCN 2010. IUCN Red List of Threatened Species, Version 2010.4. Available online at the IUCN Red List website.
  • Francis, C.M. (2008). A Field Guide to the Mammals of South-East Asia. New Holland Publishers, London.
  • Hayman, R.W. (1961). The red goral of the north-east frontier region. Proceedings of the Zoological Society of London 136(3): 317-324.
  • Menon, V. (2009). Mammals of India. Princeton University Press, Princeton NJ.
  • Nowak, R.M. (1991) Walker's Mammals of the World. Johns Hopkins University Press, Baltimore and London.
  • Soma, H. (1990). Serows (Genus Capricornis). pp. 505–506, 508-509 in: Parker, S.P. ed. Grzimek's Encyclopedia of Mammals, Volume 5. McGraw-Hill, New York.