Bước tới nội dung

Chưng khô

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Chưng khô (piroliza) là quá trình phân hóa các chất hữu cơ bằng nhiệt, dưới tác động của nhiệt độ cao, trong thời gian dài và trong điều kiện thiếu oxy và các chất oxy hóa khác.[1][2]

Thường thì trong quá trình chưng khô các hợp chất hóa học phức tạp sẽ bị phân hủy thành các chất đơn giản hơn, có phân tử lượng nhỏ hơn (cracking). Trong một số trường hợp thì qua chưng khô có thể tạo ra các chất nung, là các chất đơn giản hơn về hóa học nhưng lại có cấu trúc mạng không gian, với nhiều thuộc tính vật lý rất thú vị.[3] Cơ chế biến hóa trong quá trình chưng khô thường là khá phức tạp, còn về bản chất của hiện tượng này thì rất khó nghiên cứu trong các điều kiện mà nó tồn tại.[4]

Trong công nghiệp thì chưng khô thường dùng để:

  • Thu hồi các chất mônôme (có cấu trúc đơn phần) từ polymer (cấu trúc chuỗi đa phần) trong quá trình xử lý chất thải và tái thu hồi (recycling).[5]
  • Sản xuất đồ sứ.[6]
  • Sản xuất các vật liệu, nhất là các loại vật liệu chịu nhiệt.[7]

Chưng khô là một công đoạn của quá trình hóa khí.[8][9][10]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “Pyrolysis”. Compendium of Chemical Terminology. International Union of Pure and Applied Chemistry. 2009. tr. 1824. doi:10.1351/goldbook.P04961. ISBN 978-0-9678550-9-7. Truy cập ngày 10 tháng 1 năm 2018.
  2. ^ Burning of wood Lưu trữ 2010-02-09 tại Wayback Machine, InnoFireWood's website. Truy cập on 2010-02-06.
  3. ^ Wang, Xifan; Schmidt, Franziska; Hanaor, Dorian; Kamm, Paul H.; Li, Shuang; Gurlo, Aleksander (2019). “Additive manufacturing of ceramics from preceramic polymers: A versatile stereolithographic approach assisted by thiol-ene click chemistry”. Additive Manufacturing. 27: 80–90. arXiv:1905.02060. Bibcode:2019arXiv190502060W. doi:10.1016/j.addma.2019.02.012.
  4. ^ Zhou, Hui; Long, YanQiu; Meng, AiHong; Li, QingHai; Zhang, YanGuo (tháng 8 năm 2013). “The pyrolysis simulation of five biomass species by hemi-cellulose, cellulose and lignin based on thermogravimetric curves”. Thermochimica Acta (bằng tiếng Anh). 566: 36–43. doi:10.1016/j.tca.2013.04.040.
  5. ^ Zhou, Hui (2017). “Combustible Solid Waste Thermochemical Conversion”. Springer Theses (bằng tiếng Anh). doi:10.1007/978-981-10-3827-3. ISBN 978-981-10-3826-6. ISSN 2190-5053.
  6. ^ Cory A. Kramer, Reza Loloee, Indrek S. Wichman and Ruby N. Ghosh, 2009, Time Resolved Measurements of Pyrolysis Products From Thermoplastic Poly-Methyl-Methacrylate (PMMA) Lưu trữ 2014-11-06 tại Wayback Machine ASME 2009 International Mechanical Engineering Congress and Exposition
  7. ^ Ramin, L.; Assadi, M. Hussein N.; Sahajwalla, V. (2014). “High-density polyethylene degradation into low molecular weight gases at 1823K: An atomistic simulation”. J. Anal. Appl. Pyrol. 110: 318–321. doi:10.1016/j.jaap.2014.09.022.
  8. ^ Jones, Jim. “Mechanisms of pyrolysis” (PDF). Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 22 tháng 12 năm 2018. Truy cập ngày 19 tháng 5 năm 2019.
  9. ^ George, Anthe; Turn, Scott Q.; Morgan, Trevor James (ngày 26 tháng 8 năm 2015). “Fast Pyrolysis Behavior of Banagrass as a Function of Temperature and Volatiles Residence Time in a Fluidized Bed Reactor”. PLOS ONE (bằng tiếng Anh). 10 (8): e0136511. Bibcode:2015PLoSO..1036511M. doi:10.1371/journal.pone.0136511. ISSN 1932-6203. PMC 4550300. PMID 26308860.
  10. ^ Zhou, Hui; Wu, Chunfei; Meng, Aihong; Zhang, Yanguo; Williams, Paul T. (tháng 11 năm 2014). “Effect of interactions of biomass constituents on polycyclic aromatic hydrocarbons (PAH) formation during fast pyrolysis” (PDF). Journal of Analytical and Applied Pyrolysis (bằng tiếng Anh). 110: 264–269. doi:10.1016/j.jaap.2014.09.007.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]