Cổng thông tin:Chiến tranh thế giới thứ hai/Thiết bị và phương tiện được chọn/11

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Thiết giáp hạm Haruna vào năm 1934, sau khi được tái cấu trúc đợt hai

Haruna (tiếng Nhật: 榛名), tên được đặt theo đỉnh núi Haruna, là một thiết giáp hạm của Hải quân Đế quốc Nhật Bản từng hoạt động trong cả Chiến tranh Thế giới thứ nhất lẫn thứ hai. Được thiết kế bởi kỹ sư hàng hải người Anh George Thurston, nó là chiếc tàu chiến-tuần dương thứ tư cũng là chiếc cuối cùng của lớp Kongō, là một trong những tàu chiến được trang bị mạnh mẻ nhất đối với hải quân mọi nước từng được chế tạo. Được đặt lườn vào năm 1912 tại xưởng tàu của hãng Kawasaki tại Kôbe, Haruna được chính thức đưa ra hoạt động vào năm 1915, cùng ngày với con tàu chị em Kirishima. Haruna đã tuần tra dọc theo bờ biển Trung Quốc trong Thế Chiến I.

Trong suốt quá trình phục vụ, Haruna đã hai lần được cải tạo lớn. Trong cuộc Chiến tranh Trung-Nhật, Haruna đã vận chuyển lực lượng Lục quân Nhật Bản sang lục địa Trung Quốc trước khi được tái bố trí về Đội thiết giáp hạm 3 vào năm 1941. Ngay trước khi diễn ra cuộc tập kích bất ngờ xuống Trân Châu Cảng, nó lên đường trong thành phần Lực lượng phía Nam chuẩn bị cho việc tấn công Singapore.

Haruna đã chiến đấu trong hầu hết các trận chiến chủ yếu tại mặt trận Thái Bình Dương trong Thế Chiến II. Nó đã yểm trợ cho các cuộc đổ bộ lên MalayaĐông Ấn thuộc Hà Lan (MalaysiaIndonesia ngày hôm nay) vào năm 1942, trước khi đối đầu lực lượng Mỹ trong trận Midway và trong suốt chiến dịch Guadalcanal. Trong suốt năm 1943, Haruna hầu như ở lại các căn cứ tại Truk, Kure, SaseboLingga, đã được bố trí trong nhiều dịp để đối phó với các cuộc tấn công của Mỹ vào các căn cứ Nhật Bản. Haruna tham gia trong cả trận chiến biển Philippinehải chiến vịnh Leyte trong năm 1944, đã đối đầu cùng các tàu chiến Mỹ trong dịp này. Vào năm 1945, Haruna được chuyển về Căn cứ Hải quân Kure trước khi bị đánh chìm bởi máy bay của Lực lượng Đặc nhiệm 38 vào ngày 24 tháng 7 năm 1945.