Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland
Vương quốc
Liên hiệp Anh và Bắc Ireland |
|||||||||||||||
---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|
Tên bản ngữ
| |||||||||||||||
Hoàng gia huy:[b] | |||||||||||||||
Vị trí U.K trên thế giới | |||||||||||||||
Vị trí U.K (xanh) trong Châu Âu | |||||||||||||||
Tổng quan | |||||||||||||||
Thủ đô và thành phố lớn nhất | Luân Đôn 51°30′B 0°7′T / 51,5°B 0,117°T | ||||||||||||||
Ngôn ngữ chính thức | Không có | ||||||||||||||
Ngôn ngữ quốc gia | Tiếng Anh | ||||||||||||||
Ngôn ngữ địa phương và ngôn ngữ thiểu số | |||||||||||||||
Sắc tộc (2011) |
| ||||||||||||||
Tôn giáo chính |
| ||||||||||||||
Tên dân cư | Người Anh | ||||||||||||||
Chính trị | |||||||||||||||
Chính phủ | Quân chủ lập hiến đơn nhất | ||||||||||||||
• Quân chủ | Charles III | ||||||||||||||
Keir Starmer | |||||||||||||||
Lập pháp | Quốc hội | ||||||||||||||
Viện Quý tộc | |||||||||||||||
• Hạ viện | Viện Thứ dân | ||||||||||||||
Lịch sử | |||||||||||||||
Hình thành | |||||||||||||||
• Các hiệp định sáp nhập Wales vào Anh | 1535 và 1542 | ||||||||||||||
• Liên minh vương thất dưới quyền James I của Anh | 24 tháng 3 năm 1603 | ||||||||||||||
1 tháng 5 năm 1707 | |||||||||||||||
1 tháng 1 năm 1801 | |||||||||||||||
5 tháng 2 năm 1922 | |||||||||||||||
1 tháng 1 năm 1973 | |||||||||||||||
• Rời EU | 31 tháng 1 năm 2020 | ||||||||||||||
Quốc gia cấu thành | |||||||||||||||
Địa lý | |||||||||||||||
Diện tích | |||||||||||||||
• Tổng cộng | 242.495 km2[6] (hạng 79) 93.628 mi2 | ||||||||||||||
• Mặt nước (%) | 1,34 | ||||||||||||||
Dân số | |||||||||||||||
• Ước lượng 2020 | 57.886.004[4] (hạng 21) | ||||||||||||||
• Điều tra 2011 | 53.182.178[5] (hạng 22) | ||||||||||||||
• Mật độ | 270,7/km2 (hạng 50) 701,2/mi2 | ||||||||||||||
Kinh tế | |||||||||||||||
GDP (PPP) | Ước lượng 2021 | ||||||||||||||
• Tổng số | US$3,276 nghìn tỷ[7] (hạng 10) | ||||||||||||||
US$58.693[7] (hạng 24) | |||||||||||||||
GDP (danh nghĩa) | Ước lượng 2022 | ||||||||||||||
• Tổng số | US$3,460 nghìn tỷ[7] (hạng 6) | ||||||||||||||
• Bình quân đầu người | US$46.200[7] (hạng 21) | ||||||||||||||
Đơn vị tiền tệ | Bảng Anh (£) (GBP) | ||||||||||||||
Thông tin khác | |||||||||||||||
Gini? (2019) | 36,6[8] trung bình | ||||||||||||||
HDI? (2019) | 0,932[9] rất cao · hạng 13 | ||||||||||||||
Múi giờ | UTC (GMT, WET[e]) | ||||||||||||||
• Mùa hè (DST) | UTC+1 (Giờ mùa hè Anh, WEST) | ||||||||||||||
Cách ghi ngày tháng | nn.tt.nnnn (AD) | ||||||||||||||
Giao thông bên | trái[c] | ||||||||||||||
Mã điện thoại | +44[d] | ||||||||||||||
Mã ISO 3166 | GB | ||||||||||||||
Tên miền Internet | .uk | ||||||||||||||
Bài này nằm trong loạt bài về |
---|
Lịch sử Anh |
Chủ đề |
Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland hoặc Vương quốc Liên hiệp Đại Anh và Bắc Ireland hoặc Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ireland[10][11] (tiếng Anh: United Kingdom of Great Britain and Northern Ireland), cũng thường được gọi là Anh Quốc hoặc Anh (tiếng Anh: United Kingdom (UK) hoặc Britain), là một quốc đảo tại châu Âu. Quốc gia này nằm tại ngoài khơi châu Âu lục địa, bao gồm toàn bộ đảo Đại Anh và một phần phía đông bắc của đảo Ireland cùng nhiều đảo nhỏ khác. Bắc Ireland là bộ phận duy nhất của Vương quốc Liên hiệp Anh thuộc đảo Ireland và có đường biên giới trên bộ với quốc gia độc lập phía nam là Cộng hòa Ireland.[nb 1] Ngoài biên giới trên bộ này, bao quanh Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland là biển Đại Tây Dương, trong đó, biển Bắc bao quanh phần phía đông và eo biển Manche bao quanh phần phía nam. Biển Ireland nằm giữa đảo Anh và đảo Ireland. Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland có diện tích 243.610 km², là quốc gia rộng thứ 78 trên thế giới và rộng thứ 11 tại châu Âu.
Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland là quốc gia đông dân thứ 22 trên thế giới, với dân số ước tính đạt vào khoảng hơn 68 triệu người (2022).[12] Anh là một quốc gia quân chủ lập hiến theo thể chế dân chủ đại nghị kết hợp với dân chủ trực tiếp.[13][14] Thủ đô Luân Đôn là một trong những thành phố tiến hành cách mạng công nghiệp sớm nhất trên thế giới và ngày nay là một thành phố toàn cầu hạng Alpha++, trung tâm tài chính toàn cầu và cũng là khu vực đô thị lớn thứ 4 tại châu Âu.[15] Các vùng đô thị lớn khác tập trung xung quanh Luân Đôn là Manchester (thành phố công nghiệp đầu tiên trong lịch sử thế giới)[16], Birmingham, Leeds và Glasgow. Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland bao gồm có bốn quốc gia cấu thành bao gồm Anh, Scotland, Wales, và Bắc Ireland.[17] ba quốc gia sau trong đó có chính phủ được phân quyền.[18] Guernsey, Jersey và Đảo Man là Lãnh địa vương quyền không phải là một bộ phận cấu thành của Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland, Chính phủ Anh chịu trách nhiệm về mặt quốc phòng cũng như đại diện quốc tế.[19] Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland cũng có 14 lãnh thổ hải ngoại khác[20], các vùng lãnh thổ đang xảy ra tranh chấp là quần đảo Falkland (với Argentina), Gibraltar (với Tây Ban Nha) và Lãnh thổ Ấn Độ Dương.
Mối quan hệ giữa các quốc gia trong Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland thay đổi theo thời gian. Wales được hợp nhất vào Vương quốc Anh theo Đạo luật Liên Minh vào các năm 1535 và 1542. Một hiệp định tiếp theo được ký kết giữa Anh và Vương quốc Scotland có kết quả là một Vương quốc Đại Anh thống nhất vào năm 1707 và đến năm 1801 thì vương quốc này tiếp tục hợp nhất với Vương quốc Ireland để hình thành Vương quốc Liên hiệp Anh và Ireland. Năm 1922, phần lớn lãnh thổ Ireland tuyên bố ly khai khỏi Vương quốc Liên hiệp, để lại Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland như hiện nay.[nb 2] Các lãnh thổ hải ngoại của Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland nguyên là những thuộc địa, tàn dư của Đế quốc Anh từng bao phủ rộng khắp diện tích đất liền trên bề mặt trái đất vào cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX. Đế quốc Anh là đế quốc rộng lớn nhất và cũng là một trong những đế quốc đã để lại nhiều di sản khổng lồ cùng tầm ảnh hưởng sâu rộng nhất trong lịch sử nhân loại với biệt danh "Đế quốc nơi mặt trời không bao giờ lặn".
Ngày nay, Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland là một quốc gia công nghiệp phát triển với kỹ nghệ tiên tiến, Anh chỉ có khoảng 68 triệu dân nhưng có quy mô nền kinh tế lớn thứ 5 trên thế giới theo GDP danh nghĩa, đứng thứ 9 toàn cầu xét theo sức mua tương đương (2020) và giữ hạng 5 toàn cầu về tổng giá trị thương hiệu quốc gia[21]. Người dân Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland có thu nhập bình quân đầu người ở mức rất cao với cả danh nghĩa và sức mua, được xếp loại rất cao về chỉ số phát triển con người. Đây là quốc gia tiến hành cuộc Cách mạng công nghiệp hóa lần đầu tiên trong lịch sử thế giới, là siêu cường đứng đầu thế giới trong thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX.[22][23] Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland hiện nay duy trì sức ảnh hưởng đáng kể về kinh tế, văn hoá, quân sự, khoa học, kỹ thuật và chính trị với tiếng Anh là ngôn ngữ toàn cầu.[24][25] Quân đội Hoàng gia Anh sở hữu vũ khí hạt nhân được công nhận và có sức mạnh quân sự được xếp hạng 8 toàn cầu năm 2021[26], Anh xếp hạng 5 thế giới về tổng mức ngân sách chi tiêu quốc phòng năm 2021.[27] Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland là quốc gia tham gia sáng lập Liên Hợp Quốc, một thành viên thường trực trong Hội đồng Bảo an. Quốc gia này cũng là thành viên của hầu hết các tổ chức quốc tế lớn, trong đó nổi bật như Thịnh vượng chung các Quốc gia, các nhóm G7, G8, G20, NATO, OECD, Câu lạc bộ Paris và WTO.
Tên gọi
[sửa | sửa mã nguồn]Tên tiếng Anh
[sửa | sửa mã nguồn]Các đạo luật liên hiệp trong năm 1707 tuyên bố rằng Anh (England) và Scotland được "liên hiệp thành một vương quốc với tên gọi Great Britain", song nhà nước mới cũng được đề cập đến trong các đạo luật là Vương quốc Đại Anh (Kingdom of Great Britain), Vương quốc Liên hiệp Anh" (United Kingdom of Great Britain) và Vương quốc Liên hiệp (United Kingdom).[28][29][nb 3] Tuy nhiên, thuật ngữ Vương quốc Liên hiệp (United Kingdom) chỉ được sử dụng phi chính thức trong thế kỷ XVIII và quốc gia chỉ thỉnh thoảng được gọi là "Vương quốc Liên hiệp Anh (Great Britain)"—trong khi tên gọi chính thức từ năm 1707 đến năm 1800 chỉ là "Great Britain" và không có tên dạng dài.[30][31][32][33][34] Các đạo luật liên hiệp vào năm 1800 thống nhất Vương quốc Đại Anh (Kingdom of Great Britain) và Vương quốc Ireland vào năm 1801, hình thành Vương quốc Liên hiệp Anh và Ireland. Sau khi phân chia Ireland và Nhà nước Tự do Ireland độc lập vào năm 1922, Bắc Ireland là bộ phận duy nhất của đảo Ireland nằm trong Vương quốc Liên hiệp, nên tên gọi "Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland" (The United Kingdom of Great Britain and Northern Ireland, IPA: /ˈðəjuːˈnaɪtɪd
Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland có tư cách một quốc gia có chủ quyền, song Anh (England), Scotland, Wales và ở mức độ thấp hơn là Bắc Ireland cũng được xem như các quốc gia, nhưng không phải là nhà nước có chủ quyền.[36][37] Scotland, Wales và Bắc Ireland có chính phủ tự trị được phân quyền.[38][39] Trang thông tin của Thủ tướng Anh Quốc sử dụng cách nói "các quốc gia trong một quốc gia" để mô tả Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland.[17] Một số sơ lược thống kê, như về 12 vùng NUTS 1 của Anh Quốc, thì nhắc đến Scotland, Wales và Bắc Ireland với tư cách là "các vùng".[40][41] Bắc Ireland còn được nhắc đến với tư cách là một "tỉnh".[42][43] Đối với Bắc Ireland, việc sử dụng tên gọi mô tả "có thể gây tranh luận, lựa chọn thường biểu lộ ưu tiên chính trị của một bên".[44]
Thuật ngữ "Britain" (/ˈbrɪtən/ ⓘ) thường được sử dụng với tư cách là từ đồng nghĩa với Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland. Thuật ngữ "Great Britain" thì lại thường ám chỉ đến đảo Anh, về chính trị là kết hợp Anh (England), Scotland và Wales.[45][46][47] Tuy nhiên, đôi khi nó được sử dụng làm một từ đồng nghĩa lỏng lẻo cho toàn Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland.[48][49] GB và GBR là các mã quốc gia tiêu chuẩn cho Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland, do đó được các tổ chức quốc tế sử dụng để đề cập đến quốc gia này. Ngoài ra, đội tuyển của Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland tại Thế vận hội thi đấu với danh xưng là "Great Britain" hoặc "Team GB".[50][51]
Trong tiếng Anh, tính từ "British" được sử dụng phổ biến để đề cập đến các vấn đề liên quan đến Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland. Thuật ngữ này không có ý nghĩa pháp lý rõ ràng, song được dùng trong pháp luật để ám chỉ công dân Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland và các vấn đề liên quan đến quốc tịch.[52] Cư dân Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland sử dụng một số thuật ngữ khác nhau để mô tả bản sắc quốc gia của họ và có thể xác định bản thân là người Anh Quốc (British); hoặc là người Anh (English), người Scotland (Scottish), người Wales (Welsh), người Bắc Ireland (Northern Irish), hoặc người Ireland (Irish);[53] hoặc là cả hai.[54]
Tên tiếng Việt
[sửa | sửa mã nguồn]Trong tiếng Việt, Liên hiệp này thường được gọi theo lối lấy tên gọi của bộ phận để nói đến chỉnh thể là Anh hoặc Anh Quốc. Cách gọi này bắt nguồn từ Trung Quốc. Anh (Chữ hán: 英) và Anh Quốc (giản thể: 英国; phồn thể: 英國; bính âm: Yīng guó) là giản xưng của Anh Cát Lợi (tiếng Trung: 英吉利; bính âm: Yīng jí lì) và Anh Cách Lan (giản thể: 英格兰; phồn thể: 英格蘭; bính âm: Yīng gé lán), vốn là dùng tiếng Quan Thoại phiên âm cho "English" và "England". Do Anh (England) có vai trò và ảnh hưởng to lớn trong quá trình hình thành và phát triển của Vương quốc Liên hiệp Anh và Ireland và sau đó là Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland nên Anh được nhiều người xem là chủ thể của các vương quốc liên hiệp đó. Cho đến hiện nay trong tiếng Trung Quốc, tiếng Triều Tiên và tiếng Việt, "Anh Quốc" vẫn là tục xưng thường gặp của Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland. Do trong tiếng Việt "Anh" không chỉ được dùng để chỉ Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland mà còn được dùng để dịch các tên gọi "England" và "Britain" nên dễ nảy sinh sự nhầm lẫn, khó phân biệt, khó khăn trong dịch thuật. Có ý kiến cho rằng để dễ phân biệt với "England" hay được gọi là "Anh", nên gọi Anh Quốc là "UK" (viết tắt của "United Kingdom") hay "Đại Britain" (dịch từ "Great Britain").
Lịch sử
[sửa | sửa mã nguồn]Trước 1771
[sửa | sửa mã nguồn]Người hiện đại sơ khởi tại châu Âu đến định cư tại khu vực nay là Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland trong các làn sóng bắt đầu từ khoảng 30.000 năm trước.[55] Đến khi kết thúc thời kỳ tiền sử trong khu vực, cư dân được nhận định chủ yếu thuộc về một nền văn hóa được đặt tên là Celt Đảo, gồm người Briton tại đảo Anh và người Gael tại Ireland.[56] Người La Mã (Roma) bắt đầu chinh phục đảo Anh vào năm 43 CN, và cai trị miền nam đảo Anh trong 400 năm, tiếp theo là một cuộc xâm chiếm của những người định cư Anglo-Saxon thuộc chủng Germain, thu nhỏ khu vực của người Briton còn chủ yếu là Wales ngày nay và Vương quốc Strathclyde.[57] Hầu hết khu vực mà người Anglo-Saxon định cư thống nhất thành Vương quốc Anh (Kingdom of England) trong thế kỷ X.[58] Trong khi đó, những người nói tiếng Gael tại tây bắc đảo Anh (có liên hệ với đông bắc của Ireland và theo truyền thuyết được cho là di cư từ đó vào thế kỷ V)[59][60] hợp nhất với người Pict để hình thành Vương quốc Scotland trong thế kỷ IX.[61]
Năm 1066, người Norman từ Pháp xâm chiếm Anh và sau cuộc chinh phục này, người Norman cũng chiếm phần lớn Wales, chinh phục hầu hết Ireland và được mời đến định cư tại Scotland, đem đến mỗi quốc gia chế độ phong kiến theo mô hình miền bắc Pháp và văn hóa Norman-Pháp.[62] Tầng lớp quý tộc Norman có ảnh hưởng rất lớn, song cuối cùng bị đồng hóa vào mỗi văn hóa địa phương.[63] Sau đó, các quốc vương Anh thời Trung Cổ hoàn thành chinh phục Wales và tiến hành một nỗ lực bất thành nhằm thôn tính Scotland. Sau đó, Scotland duy trì vị thế độc lập của bản thân, song xảy ra xung đột gần như liên tục với Anh. Các quân chủ Anh thừa kế các lãnh thổ tại Pháp và yêu sách vương vị Pháp, tham dự cao độ trong các xung đột tại Pháp, đáng chú ý nhất là Chiến tranh Trăm Năm, trong khi các quốc vương của người Scot nằm trong một liên minh với Pháp trong thời kỳ này.[64]
Trong thời kỳ cận đại, diễn ra xung đột tôn giáo do kết quả từ Cải Cách và đưa Tin Lành làm quốc giáo tại mỗi quốc gia.[65] Wales hoàn toàn được hợp nhất vào Vương quốc Anh,[66] và Ireland trở thành một vương quốc có liên minh cá nhân với quân chủ Anh.[67] Tại khu vực mà nay là Bắc Ireland, đất của những quý tộc Gael theo Công giáo độc lập bị tịch thu và trao cho những người định cư theo Tin Lành từ Anh và Scotland.[68]
Năm 1603, các vương quốc Anh, Scotland và Ireland được thống nhất trong một liên minh cá nhân khi Quốc vương của người Scot là James VI kế vị vương vị của Anh và Ireland và chuyển triều đình của mình từ Edinburgh đến Luân Đôn; tuy vậy mỗi quốc gia duy trì vị thế một thực thể chính trị riêng biệt và duy trì các cơ cấu chính trị, lập pháp, và tôn giáo riêng biệt.[69][70]
Đến giữa thế kỷ XVII, toàn bộ ba vương quốc đều tham dự trong một loạt chiến tranh liên tiếp (trong đó có Nội chiến Anh) dẫn đến lật đổ tạm thời chế độ quân chủ và thiết lập một chế độ cộng hoà đơn nhất đoản mệnh là Thịnh vượng chung Anh, Scotland và Ireland.[71][72]
Mặc dù chế độ quân chủ sau đó được khôi phục, song được đảm bảo (với Cách mạng Vinh Quang năm 1688) rằng, không giống với phần còn lại của châu Âu, chính thể chuyên chế vương thất sẽ không được thi hành, và một người Công giáo công khai có thể không bao giờ được ngồi lên vương vị. Hiến pháp Anh Quốc sẽ phát triển trên cơ sở chế độ quân chủ lập hiến và thể chế đại nghị.[73] Trong thời kỳ này, đặc biệt là tại Anh, sự phát triển năng lực hải quân dẫn đến việc thâu tóm và định cư tại các thuộc địa hải ngoại, đặc biệt là tại Bắc Mỹ.[74][75]
Vương quốc Đại Anh
[sửa | sửa mã nguồn]Ngày 1 tháng 5 năm 1707, Vương quốc Đại Anh (Kingdom of Great Britain) được hình thành, là kết quả của các Đạo luật Liên minh do quốc hội của Anh và Scotland thông qua nhằm phê chuẩn Hiệp định Liên minh, và do đó hợp nhất hai vương quốc.[76][77][78] Một loại cuộc nổi dậy Jacobite phát sinh nhằm loại bỏ gia tộc Hannover theo Tin Lành khỏi vương vị Anh Quốc và khôi phục gia tộc Stuart theo Công giáo. Phe Jacobite cuối cùng thất bại trong trận Culloden vào năm 1746, sau đó những người Scot vùng cao bị đàn áp tàn nhẫn. Các thuộc địa của Anh Quốc tại Bắc Mỹ ly khai trong Cách mạng Mỹ để trở thành Hợp chúng quốc Hoa Kỳ vào năm 1782. Tham vọng đế quốc của Anh chuyển sang những nơi khác, đặc biệt là Ấn Độ.[79] Thuật ngữ 'Vương quốc Liên hiệp' được chính thức hóa vào năm 1801 khi các quốc hội của Anh Quốc và Ireland thông qua các Đạo luật Liên Minh, thống nhất hai vương quốc và thiết lập Vương quốc Liên hiệp Anh và Ireland.[80]
Đến đầu thế kỷ XIX, Cách mạng công nghiệp do Vương quốc Liên hiệp Anh và Ireland dẫn đầu và quá trình này bắt đầu biến đổi quốc gia. Cách mạng dần khiến quyền lực chính trị rời xa các tầng lớp địa chủ Tory và Whig cũ để hướng về những nhà tư bản công nghiệp mới. Một liên minh của giới công thương với phe Whig dẫn đến hình thành phe Tự do, với tư tưởng mậu dịch tự do và vô can thiệp. Năm 1832, Quốc hội thông qua Đạo luật Đại cải cách, bắt đầu chuyển giao quyền lực chính trị từ tầng lớp quý tộc cho giai cấp trung lưu. Tại nông thôn, phong trào rào đất đẩy những nông dân nhỏ rời đi. Dân số thành thị bắt đầu tăng lên với một tầng lớp lao động đô thị mới. Rất ít công nhân bình thường có quyền bỏ phiếu và họ thiết lập các tổ chức của bản thân theo hình thức công đoàn.
Sau khi đánh bại Pháp trong Cách mạng Pháp và Các cuộc chiến tranh của Napoléon (1792–1815), Vương quốc Liên hiệp Anh và Ireland nổi lên thành cường quốc hải quân và đế quốc chủ yếu trong thế kỷ XIX (với Luân Đôn là đô thị lớn nhất thế giới từ khoảng 1830).[81] Vương quốc Liên hiệp Anh và Ireland không bị thách thức trên biển, ưu thế của họ về sau được mô tả là Pax Britannica (Hòa bình Anh).[82][83] Thời điểm diễn ra Đại Triển lãm năm 1851, Vương quốc Liên hiệp Anh và Ireland được mô tả là "công xưởng của thế giới".[84] Đế quốc Anh được khoách trương, gồm có Ấn Độ, nhiều bộ phận tại châu Phi và các lãnh thổ khác trên toàn thế giới. Bên cạnh kiểm soát chính thức các thuộc địa, Vương quốc Liên hiệp Anh và Ireland còn kiểm soát có hiệu quả kinh tế của nhiều quốc gia như Đại Thanh, Argentina và Xiêm La.[85][86] Tại nội địa, quan điểm chính trị là ủng hộ các chính sách mậu dịch tự do và vô can thiệp cùng với dần mở rộng quyền bầu cử. Trong thế kỷ này, dân số gia tăng với tốc độ mạnh mẽ, kèm theo đó là đô thị hóa nhanh chóng, gây nên các áp lực nghiêm trọng về xã hội và kinh tế.[87] Sau năm 1875, thế độc quyền công nghiệp của Vương quốc Liên hiệp Anh và Ireland bị Đức và Hoa Kỳ thách thức. Nhằm tìm kiếm các thị trường và nguồn cung nguyên liệu thô mới, Đảng Bảo thủ dưới quyền Benjamin Disraeli khởi đầu một thời kỳ khoách trương đế quốc tại Ai Cập, Nam Phi và những nơi khác. Canada, Úc và New Zealand trở thành các quốc gia tự quản.[88]
Vương quốc Liên hiệp Anh và Ireland cùng với Pháp, Nga và (sau 1917) Hoa Kỳ chiến đấu với Đức và đồng minh của nước này trong Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914–18).[89] Các lực lượng vũ trang Vương quốc Liên hiệp Anh và Ireland chiến đấu trên hầu hết Đế quốc Anh và một số khu vực của châu Âu, đặc biệt là Mặt trận phía Tây.[90] Sau Chiến tranh, Vương quốc Liên hiệp Anh và Ireland tiếp nhận ủy thác của Hội Quốc Liên đối với một số cựu thuộc địa của Đức và Ottoman. Đế quốc Anh đạt đến quy mô cực đại, bao trùm một phần năm bề mặt lãnh thổ và một phần tư dân số thế giới.[91] Tuy nhiên, Vương quốc Liên hiệp Anh và Ireland chịu tổn thất 2,5 triệu thương vong và kết thúc chiến tranh với nợ quốc gia khổng lồ.[90] Sự trỗi dậy của chủ nghĩa dân tộc Ireland và các tranh chấp nội bộ của Ireland về các điều khoản tự trị địa phương cuối cùng dẫn đến phân chia đảo vào năm 1921,[92] và Quốc gia Tự trị Ireland được độc lập với địa vị quốc gia tự trị vào năm 1922. Tuy nhiên, Bắc Ireland duy trì là bộ phận của Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland.[93] Một làn sóng đình công xảy ra vào giữa thập niên 1920, có đỉnh điểm là tổng đình công Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland năm 1926. Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland vẫn chưa khôi phục sau các tác động của chiến tranh khi Đại khủng hoảng (1929–32) diễn ra, dẫn đến tỷ lệ thất nghiệp cao và khó khăn tại các khu vực công nghiệp cũ, cũng như các bất ổn chính trị và xã hội trong thập niên 1930. Một chính phủ liên minh được hình thành vào năm 1931.[94]
Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland tham gia Chiến tranh thế giới thứ hai khi tuyên chiến với Đức vào năm 1939. Đến năm 1940, Winston Churchill trở thành thủ tướng và đứng đầu một chính phủ liên minh. Bất chấp thất bại của các đồng minh tại châu Âu trong năm đầu chiến tranh, Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland tiếp tục đơn độc chiến đấu chống Đức. Sau khi Đức chiến bại, Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland trở thành một trong ba cường quốc tụ họp nhằm dự tính về thế giới hậu chiến; trở thành một trong năm thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc. Tuy nhiên, Thế Chiến khiến Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland suy yếu nghiêm trọng và phụ thuộc về tài chính vào viện trợ Marshall và các khoản vay từ Hoa Kỳ.[95]
Từ 1945
[sửa | sửa mã nguồn]Ngay sau Thế Chiến, chính phủ của Công đảng khởi xướng một chương trình cải cách triệt để, có tác động đáng kể đến xã hội Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland trong các thập niên sau.[96] Các ngành công nghiệp chủ yếu và tiện ích công cộng được quốc hữu hóa, hình thành một nhà nước phúc lợi, và một hệ thống y tế toàn diện nhận tài trợ công được thiết lập có tên là Dịch vụ y tế quốc dân.[97] Sự trỗi dậy của chủ nghĩa dân tộc tại các thuộc địa diễn ra đồng thời với vị thế kinh tế của Anh bị suy yếu đi nhiều, do đó một chính sách phi thuộc địa hóa là không thể tránh khỏi. Độc lập được trao cho Ấn Độ và Pakistan vào năm 1947.[98] Trong ba thập niên sau đó, hầu hết thuộc địa trong Đế quốc Anh giành được độc lập, nhiều cựu thuộc địa trở thành thành viên của Thịnh vượng chung các Quốc gia.[99]
Mặc dù Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland là quốc gia thứ ba phát triển vũ khí hạt nhân, song các hạn chế mới trong vị thế quốc tế của quốc gia này thời hậu chiến được thấy rõ trong khủng hoảng kênh đào Suez năm 1956. Sự truyền bá ở quy mô quốc tế của tiếng Anh giúp văn học và văn hóa Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland đảm bảo tiếp tục có ảnh hưởng quốc tế. Từ thập niên 1960 trở đi, văn hóa đại chúng của Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland cũng có ảnh hưởng tại ngoại quốc. Do tình trạng thiếu công nhân trong thập niên 1950, chính phủ Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland khuyến khích nhập cư từ các quốc gia trong Thịnh vượng chung. Trong các thập niên sau đó, Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland trở thành một xã hội đa dân tộc.[100] Mặc dù tiêu chuẩn sinh hoạt được nâng cao vào cuối thập niên 1950 và trong thập niên 1960, song thành tích kinh tế của Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland không được thành công như nhiều đối thủ của họ, chẳng hạn như Tây Đức và Nhật Bản. Năm 1973, Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland gia nhập Cộng đồng Kinh tế châu Âu (EEC), và khi EEC trở thành Liên minh châu Âu (EU) vào năm 1992, Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland là một trong 12 thành viên sáng lập.
Từ cuối thập niên 1960, Bắc Ireland trải qua náo loạn công cộng và bán vũ trang (đôi khi tác động đến các bộ phận khác của Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland), tình trạng này thường được gọi trong tiếng Anh là the Troubles. Nó thường được nhận định là kết thúc bằng Hiệp định "Thứ sáu tốt lành" Belfast năm 1998.[101][102][103]
Sau một thời kỳ suy thoái kinh tế và xung đột công nghiệp lan rộng trong thập niên 1970, chính phủ Bảo thủ trong thập niên 1980 khởi xướng một chính sách cấp tiến về chủ nghĩa tiền tệ, bãi bỏ các quy định đặc biệt là trong lĩnh vực tài chính và thị trường lao động, bán các công ty quốc hữu (tư hữu hóa), và rút trợ cấp cho các lĩnh vực khác.[104] Điều này dẫn đến tỷ lệ thất nghiệp cao và bất ổn xã hội, song cuối cùng cũng giúp kinh tế tăng trưởng, đặc biệt là trong lĩnh vực dịch vụ. Từ năm 1984, kinh tế được tiếp thêm sinh lực từ nguồn thu thập đáng kể đến từ dầu biển Bắc.[105]
Khoảng cuối thế kỷ XX, có các biến hóa lớn trong việc cai trị Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland khi thiết lập chính phủ phân quyền cho Scotland, Wales và Bắc Ireland.[18][106] Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland duy trì là một quốc gia quan trọng trên quy mô toàn cầu trong ngoại giao và quân sự, có vai trò lãnh đạo hàng đầu trong Liên minh châu Âu, Liên Hợp Quốc và NATO. Tuy nhiên, tồn tại tranh luận quanh các vụ triển khai quân sự ra hải ngoại của Anh, đặc biệt là tại Afghanistan và Iraq.[107] Khủng hoàng tài chính toàn cầu 2008 có tác động nghiêm trọng đến kinh tế Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland. Năm 2010, chính phủ liên minh tiến hành các biện pháp khắc khổ nhằm mục đích giảm thâm hụt ngân sách và thu được kết quả.[108] Tháng 9 năm 2014, đa số cử tri Scotland bác bỏ đề xuất độc lập cho Scotland trong một cuộc trưng cầu dân ý.[109]. Năm 2016, đa số cử tri Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland bỏ phiếu ủng hộ rời Liên minh châu Âu.[110] Quá trình pháp lý nhằm rời EU bắt đầu vào ngày 29 tháng 3 năm 2017, theo quy định các cuộc đàm phán về việc này sẽ diễn ra trong hai năm và trong thời gian đó đảo quốc vẫn là một thành viên đầy đủ của EU.[111][112] Anh chính thức rời khỏi EU vào ngày 31 tháng 3 năm 2020.
Chính trị
[sửa | sửa mã nguồn]Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland là một quốc gia đơn nhất theo thể chế quân chủ lập hiến. Quốc vương Charles III là nguyên thủ quốc gia của Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland, và cũng là quân chủ của 15 quốc gia Thịnh vượng chung độc lập khác.[113] Quân chủ có "quyền được tham vấn, quyền khích lệ, và quyền cảnh cáo".[114] Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland là một trong bốn quốc gia duy nhất trên thế giới có một hiến pháp bất thành văn.[115][nb 4] Hiến pháp Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland do đó chủ yếu gồm một tập hợp các nguồn thành văn riêng biệt, gồm có các pháp quy, tiền lệ pháp và các hiệp định quốc tế, cùng với các quán lệ hiến pháp. Do không có khác biệt về mặt kỹ thuật giữa các pháp quy thông thường và "luật hiến pháp", Quốc hội Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland có thể thi hành "cải cách hiến pháp" bằng cách chỉ cần thông qua các đạo luật quốc hội, và do đó có quyền lực chính trị trong việc cải biến hoặc phế trừ bất kỳ các yếu tố thành văn hoặc bất thành văn của hiến pháp. Tuy nhiên, không có khóa quốc hội nào có thể thông qua các đạo luật mà các khóa quốc hội sau không thể cải biến.[116]
Chính phủ
[sửa | sửa mã nguồn]Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland có một chính phủ nghị viện dựa theo hệ thống Westminster, một hệ thống được mô phỏng trên khắp thế giới do di sản của Đế quốc Anh. Quốc hội Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland họp tại Cung điện Westminster với hai viện: Thứ dân viện được bầu cử, tức Hạ viện, và một Quý tộc viện được bổ nhiệm, tức Thượng viện. Tất cả các dự luật thông qua phải được ngự chuẩn trước khi thành luật.
Thủ tướng là người đứng đầu chính phủ Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland,[117] thuộc về cá nhân có năng lực nhất trong điều khiển phát biểu trong Thứ dân viện; nhân vật này thường là lãnh tụ của chính đảng hoặc liên minh các chính đảng có số ghế lớn nhất trong viện này. Thủ tướng lựa chọn một nội các và họ được quân chủ chính thức bổ nhiệm để hình thành chính phủ của quân chủ bệ hạ. Theo quán lệ, quân vương tôn trọng các quyết định của thủ tướng trong chính phủ.[118]
Theo truyền thống, các thành viên trong nội các xuất thân từ đảng hoặc liên minh của thủ tướng và hầu hết đến từ Thứ dân viện, song luôn có các thành viên đến từ cả lưỡng viện, nội các chịu trách nhiệm với cả lưỡng viện. Quyền lực hành pháp do thủ tướng và nội các thi hành, những nhân vật này đều phải tuyên thệ trước Xu mật viện Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland, và trở thành các đại thần vương quốc. Trong bầu cử Thứ dân viện, Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland hiện được phân thành 650 khu vực tuyển cử,[119] mỗi khu vực bầu ra một thành viên đại diện duy nhất theo nguyên tắc đa số chế giản đơn. Quân chủ yêu cầu tổng tuyển cử khi được thủ tướng khuyến nghị như vậy. Các đạo luật Quốc hội năm 1911 và 1949 yêu cầu rằng một cuộc tuyển cử mới cần phải được tổ chức không muộn hơn 5 năm sau tổng tuyển cử trước đó.[120]
Đảng Bảo thủ, Công đảng và Dân chủ Tự do hiện được xem là ba chính đảng chủ yếu của Anh Quốc,[121] lần lượt đại diện cho các truyền thống bảo thủ, xã hội và tự do tại quốc gia này.[122] Tuy vậy, trong tổng tuyển cử năm 2017, Đảng Dân tộc Scotland đứng thứ ba về số ghế trong Quốc hội, nhiều hơn Đảng Dân chủ Tự do. Hầu hết số ghế còn lại thuộc về các đảng chỉ tranh cử tại một bộ phận của Anh Quốc: Plaid Cymru (chỉ tại Wales); và Đảng Thống nhất Dân chủ và Sinn Féin (chỉ tại Bắc Ireland[nb 5]). Theo chính sách của đảng, các nghị viên đắc cử của Sinn Féin không tham gia họp Quốc hội Anh Quốc do bị yêu cầu phải tuyên thệ trung thành với quân chủ.[123]
Chính quyền phân cấp
[sửa | sửa mã nguồn]Mỗi quốc gia Scotland, Wales và Bắc Ireland có chính phủ hay cơ quan hành pháp riêng, do một Đệ Nhất Bộ trưởng (thủ hiến) lãnh đạo, và một nghị viện nhất thể được phân quyền. Anh không có các cơ quan hành pháp hoặc lập pháp phân quyền như vậy và được chính phủ và quốc hội Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland quản lý trực tiếp về hành pháp và tư pháp trong toàn bộ các sự vụ. Tình trạng này làm nổi lên vấn đề được gọi là West Lothian, là lo ngại rằng các thành viên quốc hội đến từ Scotland, Wales và Bắc Ireland có thể bỏ phiếu, đôi khi là mang tính quyết định,[124] đối với các vấn đề chỉ tác động đến Anh.[125] Ủy ban McKay báo cáo về vấn đề vào tháng 3 năm 2013 với đề nghị rằng các đạo luật chỉ tác động đến Anh cần phải nhận được sự ủng hộ của một đa số các thành viên Anh trong quốc hội.[126]
Chính phủ và Quốc hội Scotland có quyền lực trên quy mô lớn đối với bất kỳ vấn đề nào chưa được dành riêng một cách rõ ràng cho Quốc hội Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland, gồm có giáo dục, y tế, luật Scot và chính quyền địa phương.[127] Chính phủ và Quốc hội Wales có quyền lực hạn chế hơn so với quyền lực được phân cho Scotland.[128] Cơ quan hành pháp và Nghị hội Bắc Ireland có các quyền lực tương tự như các quyền được phân cho Scotland.
Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland không có hiến pháp thành văn và các vấn đề hiến pháp không nằm trong số các quyền lực được phân cấp cho Scotland, Wales hay Bắc Ireland. Theo học thuyết chủ quyền quốc hội, Quốc hội Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland theo lý thuyết có thể phế trừ Quốc hội Scotland, Nghị hội Wales hay Nghị hội Bắc Ireland.[129][130] Năm 1972, Quốc hội Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland đơn phương đình chỉ Quốc hội Bắc Ireland, thiết lập một tiền lệ thích hợp trong việc giải quyết các cơ cấu phân cấp đương thời.[131] Trong thực tế, sẽ khó khăn về phương diện chính trị nếu Quốc hội Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland phế trừ phân quyền cho Quốc hội Scotland và Nghị hội Wales.[132] Quốc hội Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland có các rằng buộc trong quyền cản trở phân quyền tại Bắc Ireland và điều này thậm chí còn lớn hơn so với Scotland và Wales, do phân quyền tại Bắc Ireland dựa trên một hiệp định quốc tế với Chính phủ Ireland.[133]
Pháp luật
[sửa | sửa mã nguồn]Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland không có một hệ thống pháp luật đơn nhất, do Điều 19 của Hiệp định Liên hiệp năm 1706 cho phép Scotland duy trì hệ thống pháp luật riêng.[134] Ngày nay, Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland có ba hệ thống pháp luật riêng biệt: Luật Anh, luật Bắc Ireland và luật Scot. Một Tòa án Tối cao mới xuất hiện vào tháng 10 năm 2009 nhằm thay thế Ủy ban Thượng tố của Quý tộc viện.[135][136] Ủy ban Tư pháp của Xu mật viện gồm các thành viên giống như của Tòa án Tối cao, là tòa thượng tố cấp cao nhất đối với một số quốc gia Thịnh vượng chung độc lập, các Lãnh thổ hải ngoại của Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland và các thuộc địa vương thất.[137]
Luật Anh (áp dụng tại Anh và Wales) và luật Bắc Ireland đều dựa theo các nguyên tắc thông luật.[138] Đứng đầu các tòa án tại Anh và Wales là Tòa án cấp cao của Anh và Wales, gồm Tòa án Thượng tố, Tòa án cấp cao tư pháp (đối với các vụ án dân sự), Tòa án vương thất (với các vụ án hình sự). Tòa án Tối cao là cấp cao nhất đối với các vụ thượng tố hình sự và dân sự tại Anh, Wales và Bắc Ireland và bất kỳ quyết định nào của tòa đều mang tính ràng buộc với các tòa án khác trong cùng quyền hạn, thường có một tác động thuyết phục đối với các phạm vi quyền hạn khác.[139]
Luật Scot là một hệ thống hỗn hợp dựa theo cả các nguyên tắc thông luật và dân luật. Các tòa án chủ yếu là Tòa án hội nghị đối với các vụ án dân sự,[140] và Tòa án cấp cao Tư pháp đối với các vụ án hình sự.[141] Tòa án Tối cao Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland đóng vai trò là tòa thượng tố cấp cao nhất đối với các vụ án dân sự theo luật Scot.[142]
Quan hệ đối ngoại
[sửa | sửa mã nguồn]Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland là một trong năm thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, là một thành viên của NATO, Thịnh vượng chung các Quốc gia, G7, G8, G20, OECD, WTO, OSCE. Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland được cho là có một "quan hệ đặc biệt" với Hoa Kỳ và một quan hệ đối tác mật thiết với Pháp, và chia sẻ công nghệ vũ khí hạt nhân với hai quốc gia này.[143][144] Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland cũng có liên kết mật thiết với Cộng hòa Ireland; hai quốc gia chia sẻ một khu vực qua lại chung và hợp tác thông qua Hội nghị liên chính phủ Anh Quốc-Ireland và Hội đồng Anh Quốc-Ireland. Hiện diện và ảnh hưởng toàn cầu của Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland tiếp tục được khoách trương thông qua các quan hệ mậu dịch, đầu tư ngoại quốc, viện trợ phát triển chính thức và các cam kết quân sự.[145]
Quân sự
[sửa | sửa mã nguồn]Các lực lượng vũ trang Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland được gọi chính thức là Quân đội của Quốc vương bệ hạ, gồm ba nhánh phục vụ chuyên nghiệp: Hải quân Hoàng gia Anh Quốc và Đội Hải quân lục chiến Hoàng gia Anh Quốc (tạo thành lực lượng hải quân), Lục quân Anh Quốc và Không quân Hoàng gia Anh Quốc.[146] Các lực lượng do Bộ Quốc phòng quản lý và chịu sự chỉ huy của Hội đồng Quốc phòng do Quốc vụ khanh Quốc phòng chủ tọa. Tổng tư lệnh là quân chủ Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland, Charles III, các thành viên trong quân đội phải tiến hành tuyên thệ trung thành với nhân vật này.[147] Quân đội chịu trách nhiệm bảo vệ Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland và các lãnh thổ hải ngoại của mình, xúc tiến các quan tâm an ninh toàn cầu của Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland và hỗ trợ các nỗ lực duy trì hòa bình quốc tế. Quân đội Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland là một thành viên tích cực và thường xuyên trong NATO, cũng như các Hiệp định Phòng thủ Ngũ quốc, RIMPAC và các hoạt động liên hiệp toàn cầu khác. Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland duy trì các doanh trại và căn cứ hải ngoại tại đảo Ascension, Belize, Brunei, Canada, Síp, Diego Garcia, quần đảo Falkland, Đức, Gibraltar, Kenya và Qatar.[148]
Quân đội Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland đóng một vị thế trọng yếu trong việc biến Đế quốc Anh thành một thế lực thống trị thế giới vào thế kỷ XVIII, XIX và đầu thế kỷ XX. Trong suốt lịch sử của mình, quân đội Anh Quốc hành động trong một số đại chiến như Chiến tranh Bảy năm, Chiến tranh Napoléon, Chiến tranh Krym, Chiến tranh thế giới thứ nhất và Chiến tranh thế giới thứ hai—cũng như nhiều xung đột thuộc địa. Anh Quốc trở nên nổi bật sau thắng lợi từ những xung đột này, và thường có tư cách ảnh hưởng mang tính quyết định đến các sự kiện thế giới. Từ khi Đế quốc Anh kết thúc, chính sách quốc phòng là "các cuộc hành quân tối cần thiết" sẽ được tiến hành trong thành phần một liên minh.[149]
Địa lý
[sửa | sửa mã nguồn]Tổng diện tích của Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland xấp xỉ 243.610 kilômét vuông (94.060 dặm vuông Anh). Quốc gia chiếm phần lớn quần đảo Anh[150] và gồm đảo Anh, một phần sáu đông bắc của đảo Ireland và một số đảo nhỏ hơn xung quanh. Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland nằm giữa Bắc Đại Tây Dương và biển Bắc, bờ biển đông nam Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland nằm cách bờ biển miền bắc Pháp trong vòng 22 dặm (35 km), cách nhau qua eo biển Manche.[151] Năm 1993, 10% diện tích Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland có rừng che phủ, 46% được sử dụng làm bãi cỏ và 25% dùng để canh tác.[152] Đài thiên văn Hoàng gia Greenwich tại Luân Đôn là điểm xác định của Kinh tuyến gốc.[153]
Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland nằm giữa các vĩ độ 49° và 61° B, và các kinh độ 9° T và 2° Đ. Bắc Ireland có biên giới trên bộ dài 224 dặm (360 km) với Cộng hòa Ireland.[151] Đường bờ biển của Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland dài 11.073 dặm (17.820 km).[154] Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland được liên kết với đại lục châu Âu thông qua Đường hầm eo biển Manche với chiều dài 31 dặm (50 km) (24 dặm (38 km) dưới biển), là đường hầm dưới nước dài nhất trên thế giới.[155]
Anh chiếm hơn một nửa tổng diện tích Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland, với 130.395 kilômét vuông (50.350 dặm vuông Anh).[156] Hầu hết Anh là địa hình đất thấp,[152] địa hình đồi núi nằm ở tây bắc của đường Tees-Exe; gồm dãy núi Cumbrian tại Lake District, Pennines và các đồi đá vôi tại Peak District, Exmoor và Dartmoor. Các sông và cửa sông chính là Thames, Severn và Humber. Núi cao nhất tại Anh là Scafell Pike (978 mét (3.209 ft)) tại Lake District.[152]
Scotland chiếm gần một phần ba tổng diện tích Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland, với 78.772 kilômét vuông (30.410 dặm vuông Anh)[157] và bao gồm gần 800 đảo,[158] chủ yếu nằm tại phía tây và phía bắc của đại lục; đáng kể là các quần đảo Hebrids, Orkney và Shetland. Địa hình Scotland được phân chia theo đứt đoạn ranh giới Highlands cắt ngang Scotland từ Arran tại phía tây đến Stonehaven tại phía đông.[159] Đường đứt dãy phân chia thành hai khu vực khác biệt rõ ràng, mang tên Highlands (Đất Cao) tại phía bắc và tây và Lowlands (Đất Thấp) tại phía nam và đông. Khu vực Highlands gồ ghề hơn và gồm phần lớn đất núi của Scotland, trong đó có Ben Nevis với độ cao 1.343 mét (4.406 ft) là điểm cao nhất tại quần đảo Anh.[160] Khu vực Lowlands mà đặc biệt là eo đất hẹp nằm giữa vịnh Clyde và vịnh Forth mang tên Central Belt có địa hình bằng phẳng hơn và là nơi cư trú của hầu hết dân cư.
Wales chiếm dưới một phần mười tổng diện tích của Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland, với 20.779 kilômét vuông (8.020 dặm vuông Anh).[161] Địa hình Wales hầu hết là đồi núi, song miền nam có ít đồi núi hơn miền bắc và miền trung. Khu vực cư dân và công nghiệp chính nằm tại miền nam. Các núi cao nhất tại Wales nằm tại Snowdonia và gồm có Snowdon cao nhất Wales với độ cao 1.085 mét (3.560 ft).[152] Wales có 14 hoặc 15 núi cao hơn 3.000 feet (914 m). Wales có đường bờ biển dài 2.704 kilômét (1.680 dặm).[162]
Bắc Ireland tách biệt với đảo Anh qua biển Ireland và eo biển Bắc, có diện tích 14.160 kilômét vuông (5.470 dặm vuông Anh) và hầu hết là đồi. Bắc Ireland có hồ lớn nhất quần đảo Anh là Lough Neagh với diện tích 388 kilômét vuông (150 dặm vuông Anh).[163] Đỉnh cao nhất tại Bắc Ireland là Slieve Donard thuộc dãy núi Mourne với độ cao 852 mét (2.795 ft).[152]
Khí hậu
[sửa | sửa mã nguồn]Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland có khí hậu ôn đới, lượng mưa dồi dào quanh năm.[151] Nhiệt độ biến hóa theo mùa, hiếm khi giảm xuống dưới −11 °C (12 °F) hoặc tăng trên 35 °C (95 °F).[164] Gió phổ biến thổi từ tây nam và thường xuyên mang theo các đợt thời tiết ôn hòa và mưa từ Đại Tây Dương,[151] song phần phía đông hầu như bị chắn gió do hầu hết mưa rơi tại các khu vực phía tây, phía đông do đó khô hơn. Các hải lưu Đại Tây Dương được Gulf Stream làm ấm và đem đến mùa đông ôn hòa; đặc biệt là tại phía tây nơi mà mùa đông có mưa nhất là tại vùng cao. Mùa hè ấm hơn tại khu vực đông nam của Anh, do là nơi nằm sát đại lục châu Âu nhất, và phía bắc là nơi mát nhất. Tuyết rơi dày có thể xuất hiện trong mùa đông và đầu mùa xuân tại những vùng cao.
Phân cấp hành chính
[sửa | sửa mã nguồn]Mỗi quốc gia tại Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland có hệ thống phân chia hành chính và địa lý riêng, thường có nguồn gốc từ trước khi thành lập Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland. Do đó, không có cấp bậc chung của đơn vị hành chính tại Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland.[165] Cho đến thế kỷ XIX, có ít biến hóa về những sắp xếp này, song kể từ đó có sự tiến triển liên tục về vai trò và nhiệm vụ.[166]
Tổ chức của chính quyền địa phương tại Anh có tính phức tạp, phân bổ trách nhiệm biến đổi theo sắp xếp địa phương. Pháp luật liên quan đến chính quyền địa phương tại Anh là trách nhiệm của quốc hội và chính phủ Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland, do Anh không có quốc hội riêng. Cấp hành chính cao nhất của Anh là 9 vùng, song hiện chủ yếu được sử dụng cho các mục đích thống kê.[167] Một vùng là Đại Luân Đôn có một hội đồng và thị trưởng được bầu trực tiếp từ năm 2000.[168] Theo dự định, các vùng khác cũng sẽ được trao quyền bầu hội đồng khu vực của họ, song một đề xuất hội đồng tại khu vực Đông Bắc bị bác bỏ trong một cuộc trưng cầu dân ý vào năm 2004.[169] Bên dưới cấp khu vực, một số nơi của Anh có các hội đồng quận huyện và một số nơi khác có các cơ quan nhất thể; trong khi Luân Đôn gồm 32 quận và Thành phố Luân Đôn. Các hội viên của hội đồng được bầu theo thể thức đa số chế trong các phường có 1 thành viên hoặc theo thể chế đa số đa thành viên trong các phường có nhiều thành viên.[170]
Đối với mục đích chính quyền địa phương, Scotland được phân thành 32 khu vực hội đồng, với khác biệt lớn về cả kích thước và dân số. Các thành phố Glasgow, Edinburgh, Aberdeen và Dundee là các khu vực hội đồng riêng biệt, trong khi Hội đồng Highlands gồm một phần ba diện tích của Scotland song chỉ có trên 200.000 dân. Các hội đồng địa phương được hình thành từ các hội viên đắc cử;[171] họ được trả lương bán thời gian. Mỗi hội đồng bầu một Provost, hoặc Convenor, để chủ trì các cuộc họp của hội đồng và để đóng vai trò là nhân vật đứng đầu khu vực. Các hội viên hội đồng là đối tượng áp dụng của một quy tắc đạo đức do Ủy ban Tiêu chuẩn Scotland thi hành.[172]
Chính quyền địa phương tại Wales gồm 22 cơ quan nhất thể, như các thành phố Cardiff, Swansea và Newport.[173] Các cuộc bầu cử được tổ chức mỗi bốn năm theo thể thức đa số chế.[174] Hiệp hội chính quyền địa phương Wales đại diện cho quyền lợi của các chính quyền địa phương tại Wales.[175]
Chính quyền địa phương tại Bắc Ireland từ năm 1973 được tổ chức thành 26 hội đồng huyện, mỗi hội đồng được bầu theo thể thức khả chuyển nhượng đơn nhất. Quyền lực của họ bị hạn chế trong các dịch vụ như thu gom rác, kiểm soát chó và bảo vệ công viên và nghĩa địa.[176] Ngày 13 tháng 3 năm 2008, cơ quan hành pháp tán thành đề xuất thiết lập 11 hội đồng mới và thay thể hệ thống hiện tại.[177] Các cuộc bầu cử địa phương được hoãn cho đến năm 2016 nhằm phục vụ mục đích này.[178]
Lãnh thổ phụ thuộc
[sửa | sửa mã nguồn]Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland có chủ quyền với 17 lãnh thổ không phải là bộ phận của bản thân Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland: 14 lãnh thổ hải ngoại[181] và 3 Lãnh địa vương quyền.[182]
14 lãnh thổ hải ngoại của Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland gồm: Anguilla; Bermuda; Lãnh thổ Ấn Độ Dương thuộc Anh; Lãnh thổ châu Nam Cực thuộc Anh; Quần đảo Virgin thuộc Anh; Quần đảo Cayman; Quần đảo Falkland; Gibraltar; Montserrat; Saint Helena, Ascension và Tristan da Cunha; Quần đảo Turks và Caicos; Quần đảo Pitcairn; Nam Georgia và Quần đảo Nam Sandwich; và Các khu vực chủ quyền tại Síp.[183] Tuyên bố chủ quyền của Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland tại châu Nam Cực không được công nhận phổ biến.[184] Tổng cộng, các lãnh thổ hải ngoại của Anh có diện tích đất liền 1.727.570 kilômét vuông (667.018 dặm vuông Anh) và dân số xấp xỉ 260.000 người (2008).[185] Chúng là tàn dư của Đế quốc Anh và một vài lãnh thổ bỏ phiếu ủng hộ duy trì là lãnh thổ của Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland (Bermuda năm 1995, Gibraltar năm 2002 và quần đảo Falkland năm 2013).[186]
Các Lãnh địa vương quyền thuộc sở hữu của quân chủ, ngược với các lãnh thổ hải ngoại.[187] Chúng gồm ba khu vực pháp lý được quản trị riêng biệt: Jersey và Guernsey tại eo biển Manche, và đảo Man trên biển Ireland. Theo các hiệp định song phương, chính phủ Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland quản lý sự vụ đối ngoại và quốc phòng của các đảo và Quốc hội Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland có quyền lực lập pháp nhân danh họ. Tuy nhiên, trên phạm vi quốc tế, các lãnh thổ này được đề cập là "các lãnh thổ mà Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland chịu trách nhiệm".[188]
Nhân khẩu
[sửa | sửa mã nguồn]Một cuộc điều tra nhân khẩu được tiến hành đồng thời tại mọi khu vực của Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland mỗi mười năm.[189] Cục Thống kê Quốc gia chịu trách nhiệm thu thập dữ liệu cho Anh và Wales, Tổng cục Hộ tịch Scotland và Cơ quan Thống kê và Nghiên cứu Bắc Ireland lần lượt chịu trách nhiệm về điều tra tại quốc gia của họ.[190] Trong điều tra nhân khẩu năm 2021, tổng dân số Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland được ước tính là 67.081.000.[191] Đây là quốc gia đông dân thứ ba trong Liên minh châu Âu, thứ năm trong Thịnh vượng chung và đứng thứ 21 trên thế giới. 2010 là năm thứ ba liên tiếp biến động tự nhiên đóng góp vào tăng trưởng dân số nhiều hơn di cư quốc tế dài hạn thực.[192] Từ năm 2001 đến năm 2011, dân số Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland tăng trưởng hàng năm với mức xấp xỉ 0,7%,[193] so với 0,3%/năm trong giai đoạn 1991-2001 và 0,2%/năm trong giai đoạn 1981-1991.[192] Điều tra nhân khẩu năm 2011 cũng xác thực rằng tỷ lệ dân số trong độ tuổi 0–14 giảm gần một nửa (31% năm 1911 so với 18% năm 2011) và tỷ lệ người già từ 65 tuổi trở lên tăng gấp ba lần (từ 5% lên 16%).[193]
Dân số Anh trong năm 2011 là 53 triệu, chiếm khoảng 84%.[194] Đây là một trong các quốc gia có mật độ dân số dày đặc nhất trên thế giới với 383 người/km² vào giữa năm 2003,[195] đặc biệt tập trung tại Luân Đôn và khu vực đông nam.[196] Điều tra nhân khẩu năm 2011 biểu thị dân số Scotland là 5,3 triệu,[197] Wales có 3,06 triệu dân và Bắc Ireland có 1,81 triệu dân.[194]
Năm 2012, tổng tỷ suất sinh trung bình toàn quốc là 1,92 trẻ/phụ nữ.[198] Mặc dù tỷ suất sinh gia tăng đóng góp vào tăng trưởng dân số hiện tại, song vẫn thấp hơn đáng kể so với mức đỉnh bùng nổ sinh sản 2,95 trẻ/phụ nữ vào năm 1964,[199] dưới mức thay thế là 2,1, song cao hơn mức thấp kỷ lục vào năm 2001 là 1,63.[198] Năm 2012, Scotland có tỷ suất sinh thấp nhất với chỉ 1,67, tiếp đến là Wales với 1,88, Anh với 1,94, và Bắc Ireland với 2,03.[198] Năm 2011, 47,3% ca sinh tại Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland là của sản phụ chưa kết hôn.[200] Một số liệu của chính phủ ước tính rằng có 3,6 triệu người đồng tính luyến ái tại Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland, chiếm 6% dân số.[201]
Các khu vực đô thị lớn nhất của Anh Quốc Khu vực đô thị điều tra nhân khẩu Anh Quốc 2011[202][203][204] | |||||||||
---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|
Rank | Khu vực đô thị | Pop. | Khu dân cư chính | RankKhu dân cư chính | Khu vực đô thị | Pop. | Khu dân cư chính | ||
Đại London |
1 | Đại London | 9.787.426 | London | 11 | Bristol | 617.280 | Bristol | West Midlands |
2 | Đại Manchester | 2.553.379 | Manchester | 12 | Belfast | 579.236 | Belfast | ||
3 | West Midlands | 2.440.986 | Birmingham | 13 | Leicester | 508.916 | Leicester | ||
4 | Tây Yorkshire | 1.777.934 | Leeds | 14 | Edinburgh | 488.610 | Edinburgh | ||
5 | Đại Glasgow | 976.970 | Glasgow | 15 | Brighton/Worthing/Littlehampton | 474.485 | Brighton | ||
6 | Liverpool | 864.122 | Liverpool | 16 | South East Dorset | 466.266 | Bournemouth | ||
7 | South Hampshire | 855.569 | Southampton | 17 | Cardiff | 390.214 | Cardiff | ||
8 | Tyneside | 774.891 | Newcastle | 18 | Teesside | 376.633 | Middlesbrough | ||
9 | Nottingham | 729.977 | Nottingham | 19 | The Potteries | 372.775 | Stoke-on-Trent | ||
10 | Sheffield | 685.368 | Sheffield | 20 | Coventry và Bedworth | 359.262 | Coventry |
Sắc tộc
[sửa | sửa mã nguồn]Dân tộc | Dân số 2011 |
% 2011 |
---|---|---|
Da trắng | 55,010,359 | 87,1 |
Da trắng: Ireland du cư | 63.193 | 0,1 |
Á hoặc Anh gốc Á: Ấn Độ | 1.451.862 |
2,3 |
Á hoặc Anh gốc Á: Pakistan | 1.173.892 |
1,9 |
Á hoặc Anh gốc Á: Bangladesh | 451.529 |
0,7 |
Á hoặc Anh gốc Á: Hoa | 433.150 |
0,7 |
Á hoặc Anh gốc Á: Khác | 861.815 |
1,4 |
Á hoặc Anh gốc Á: Tổng | 4.373.339 |
7,0 |
Da đen hoặc Anh Da đen | 1.904.684 |
3,0 |
Hỗn chủng | 1.250.229 |
2,0 |
Khác: Tổng | 580.374 |
0,9 |
Tổng[205] | 63.182.178 |
100 |
Trên phương diện lịch sử, người Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland bản địa được cho là hậu duệ của các dân tộc khác nhau đến định cư tại đây từ trước thế kỷ XI: người Celt, La Mã, Anglo-Saxon, Norse và Norman. Người Wales có thể là dân tộc cổ xưa nhất tại Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland.[206] Một nghiên cứu di truyền học vào năm 2006 biểu thị rằng hơn 50% nguồn gen của Anh có chứa các nhiễm sắc thể Y Germain.[207] Phân tích di truyền khác vào năm 2005 biểu thị rằng "khoảng 75% tổ tiên truy nguyên của cư dân Anh Quốc hiện đại đến quần đảo Anh vào khoảng 6.200 năm trước, lúc khởi đầu thời kỳ đồ đá mới hoặc đồ đá Anh", và rằng chia sẻ phổ biến một tổ tiên chung với người Basque.[208][209][210]
Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland có một lịch sử nhập cư phi da trắng quy mô nhỏ, Liverpool có dân cư da đen xưa nhất trong toàn quốc với ít nhất là từ thập niên 1730 trong thời kỳ mua bán nô lệ châu Phi,[211] và cộng đồng người Hoa xưa nhất tại châu Âu bắt đầu khi thủy thủ người Hoa đến vào thế kỷ XIX.[212] Năm 1950, có thể có ít hơn 20.000 cư dân phi da trắng tại Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland, hầu hết được sinh tại hải ngoại.[213]
Từ năm 1948, diễn ra nhập cư đáng kể từ châu Phi, khu vực Caribe và Nam Á, là di sản liên kết được thiết lập từ Đế quốc Anh. Nhập cư từ các quốc gia thành viên mới trong EU tại Trung và Đông Âu từ năm 2004 dẫn đến tăng trưởng dân số của các nhóm này, tuy nhiên, tính đến năm 2008[cập nhật], xu hướng bị đảo chiều. Nhiều trong số những người nhập cư này trở về tổ quốc của họ, khiến không rõ về quy mô các nhóm này.[214]
Tính đa dạng dân tộc thay đổi đáng kể trên khắp Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland. 30,4% cư dân Luân Đôn và 37,4% cư dân Leicester được ước tính không phải là người da trắng năm 2005[cập nhật],[215][216] trong khi đó dưới 5% cư dân Đông Bắc Anh, Wales và Tây Nam Anh đến từ các nhóm thiểu số theo điều tra nhân khẩu năm 2001.[217] Năm 2016[cập nhật], 31,4% học sinh tiểu học và 27,9% học sinh trung học trong các trường công tại Anh là thành viên của một dân tộc thiểu số.[218]
Dân số phi da trắng của Anh và Wales tăng 38% từ 6,6 triệu năm 2001 lên 9,1 triệu vào năm 2009.[219] Nhóm tăng trưởng nhanh nhất là cư dân hỗn chủng, tăng từ 672.000 vào năm 2001 lên 986.600 vào năm 2009. Cũng trong giai đoạn này, người Anh Quốc da trắng suy giảm 36.000.[220]
Ngôn ngữ
[sửa | sửa mã nguồn]Ngôn ngữ chính thức trên thực tế của Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland là tiếng Anh.[223][224] Theo ước tính, 95% cư dân Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland là người đơn ngữ tiếng Anh.[225] 5,5% cư dân được ước tính là nói các ngôn ngữ được đưa đến Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland do kết quả của nhập cư tương đối gần đây.[225] Các ngôn ngữ Nam Á, gồm Bengal, Tamil, Punjab, Hindi và Gujarat, là các nhóm lớn nhất và được 2,7% cư dân Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland nói.[225] Theo điều tra nhân khẩu năm 2011, tiếng Ba Lan trở thành ngôn ngữ được nói nhiều thứ hai tại Anh và có 546.000 người nói.[226]
Bốn ngôn ngữ Celt được nói tại Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland: tiếng Wales; tiếng Ireland; tiếng Gael Scotland; và tiếng Cornwall. Tất cả đều được công nhận là các ngôn ngữ khu vực hoặc thiểu số, là chủ thể của các biện pháp cụ thể nhằm bảo vệ và xúc tiến theo Công ước châu Âu về các ngôn ngữ khu vực và thiểu số[227] và Công ước khung về bảo vệ các dân tộc thiểu số.[228] Theo điều tra nhân khẩu năm 2001, hơn một phần năm (21%) cư dân Wales cho biết là họ có thể nói tiếng Wales,[229] tăng so với điều tra nhân khẩu năm 1991 (18%).[230] Ngoài ra, ước tính có khoảng 200.000 người nói tiếng Wales sống tại Anh.[231] Trong cuộc điều tra nhân khẩu này, tại Bắc Ireland có 167.487 người (10,4%) nói rằng họ có "một số kiến thức về tiếng Ireland", hầu như đều là trong cộng đồng dân cư dân tộc chủ nghĩa (chủ yếu là Công giáo). Trên 92.000 người tại Scotland (dưới 2%) có một số năng lực ngôn ngữ Gael, cao nhất là tại Ngoại Hebrides.[232] Số học sinh được dạy bằng tiếng Wales, Gael Scotland và Ireland gia tăng.[233] Tiếng Scots là một ngôn ngữ có nguồn gốc từ tiếng Anh Trung đại miền bắc thời kỳ đầu, được công nhận hạn chế với tư cách biến thể khu vực, tiếng Scots Ulster tại Bắc Ireland không có cam kết cụ thể nhằm bảo vệ và xúc tiến.[234]
Học sinh tại Anh bắt buộc phải học một ngôn ngữ thứ hai cho đến năm 14 tuổi,[235] tại Scotland là đến 16 tuổi. Tiếng Pháp và tiếng Đức là ngôn ngữ thứ hai được giảng dạy phổ biến nhất tại Anh và Scotland. Toàn bộ học sinh tại Wales được dạy tiếng Wales như ngôn ngữ thứ hai cho đến năm 16 tuổi, hoặc được giảng dạy bằng tiếng Wales.[236]
Tôn giáo
[sửa | sửa mã nguồn]Cơ Đốc giáo là nền tảng quan trọng cho di sản văn hóa Anh Quốc trong hơn 14 thế kỷ.[237] Mặc dù đa số công dân vẫn gắn bó với Cơ Đốc giáo trong nhiều nghiên cứu, song số người dự lễ trong nhà thờ giảm đi đáng kể từ giữa thế kỷ XX,[238] trong khi nhập cư và biến đổi nhân khẩu học góp phần vào sự phát triển của các tín ngưỡng khác, đáng chú ý nhất là Hồi giáo.[239] Tình hình này khiến một số nhà bình luận có các mô tả khác nhau về Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland như xã hội đa tín ngưỡng,[240] thế tục hóa,[241] hoặc hậu Cơ Đốc giáo.[242]
Trong điều tra nhân khẩu 2001, 71,6% tổng số người trả lời biểu thị rằng họ là tín đồ Cơ Đốc giáo, các tôn giáo lớn tiếp theo là Hồi giáo (2,8%), Ấn Độ giáo (1,0%), Sikh giáo (0,6%), Do Thái giáo (0,5%), Phật giáo (0,3%).[243] 15% số người trả lời biểu thị rằng họ không theo tôn giáo nào, và thêm 7% không trả lời về tôn giáo.[244] So sánh các điều tra nhân khẩu năm 2001 và 2011, số người nhận là tín đồ Cơ Đốc giáo giảm 12%, trong khi tỷ lệ của những người trả lời là không tôn giáo tăng gấp đôi. Điều này trái ngược với sự tăng trưởng của các nhóm tôn giáo chính khác, khi số lượng tín đồ Hồi giáo tăng khoảng 5%.[245]
Giáo hội Anh là quốc giáo tại xứ Anh.[246] Giáo hội duy trì đại diện trong Quốc hội Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland và Quân chủ Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland là người quản trị tối cao.[247] Tại Scotland, Giáo hội Scotland (Trưởng Lão) được công nhận là giáo hội quốc gia. Giáo hội Scotland không chịu sự kiểm soát của nhà nước, và quân chủ Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland là một thành viên thông thường, được yêu cầu tuyên thệ "duy trì và bảo tồn tôn giáo Tin Lành và thiết chế giáo hội Trưởng Lão" khi đăng quang.[248][249] Giáo hội Anh giáo tại Wales bị phi quốc lập hóa vào năm 1920, Giáo hội Anh giáo Ireland cũng như thế vào năm 1870 trước khi đảo Ireland bị phân chia, do đó không có giáo hội quốc lập tại Bắc Ireland.[250] Mặc dù cuộc điều tra nhân khẩu toàn Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland năm 2001 không lấy dữ liệu cụ thể về các hệ phái Cơ Đốc giáo, song có ước tính rằng 62% tín đồ Cơ Đốc theo Anh giáo, 13,5% theo Công giáo, 6% theo Trưởng Lão, 3,4% theo Giám Lý cùng số lượng nhỏ theo các giáo phái Tin Lành khác và Chính thống giáo Đông phương.[251]
Xã hội
[sửa | sửa mã nguồn]Giáo dục
[sửa | sửa mã nguồn]Giáo dục tại Anh là trách nhiệm của Bộ trưởng Giáo dục Vương quốc Liên hiệp, song quản lý thường ngày và tài trợ cho các trường công là trách nhiệm của chính quyền địa phương.[252] Giáo dục công miễn phí được tiến hành dần dần từ năm 1870 đến năm 1944.[253][254] Giáo dục nay là bắt buộc trong độ tuổi từ 5 đến 16 (15 nếu sinh vào cuối tháng 7 hoặc tháng 8). Năm 2011, TIMSS xếp hạng các học sinh 13–14 tuổi tại Anh và Wales đứng thứ 10 thế giới về toán và thứ 9 về khoa học.[255] Năm 2010, trên 45% chỉ tiêu tại Đại học Oxford và 40% tại Đại học Cambridge thuộc về các sinh viên đến từ các trường tư thục, dù nhóm này chỉ chiếm 7% số học sinh phổ thông.[256] Anh có hai đại học cổ nhất trong thế giới Anh ngữ, đó là Đại học Oxford và Đại học Cambridge, với lịch sử trên tám thế kỷ. Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland có 9 trường đại học nằm trong nhóm 100 đại học hàng đầu theo xếp hạng của Times Higher Education năm 2013, số lượng chỉ đứng thứ hai sau Hoa Kỳ.[257]
Giáo dục tại Scotland là trách nhiệm của Bộ trưởng Nội các về Giáo dục và Học tập suốt đời, quản lý thường ngày và tài trợ cho các trường công là trách nhiệm của chính quyền địa phương. Hai cơ cấu công cộng không ngang cấp bộ đóng vai trò trọng yếu trong giáo dục Scotland: Cơ quan Tư cách Scotland,[258] Cơ quan Học tập và Giảng dạy Scotland.[259] Scotland lần đầu tiên pháp luật hóa giáo dục bắt buộc vào năm 1496.[260] Tỷ lệ trẻ tại Scotland theo học trường tư là trên 4%, tăng chậm trong những năm gần đây.[261] Sinh viên Scotland theo học tại các trường đại học Scotland sẽ không phải trả học phí hay trách nhiệm hiến tặng tốt nghiệp, do các khoản phí bị bãi bỏ vào năm 2001 và trách nhiệm hiến tặng tốt nghiệp bị bãi bỏ vào năm 2008.[262]
Chính phủ Wales chịu trách nhiệm về giáo dục tại Wales. Một số lượng đáng kể học sinh Wales được giảng dạy hoàn toàn hoặc ở mức độ lớn bằng tiếng Wales; các bài học bằng tiếng Wales là bắt buộc đối với toàn bộ học sinh cho đến tuổi 16.[263]
Giáo dục tại Bắc Ireland là trách nhiệm của Bộ trưởng Giáo dục Bắc Ireland và Bộ trưởng Công việc và Học tập, song trách nhiệm nằm tại cấp địa phương trong việc quản lý. Hội đồng Khóa trình, Khảo thí và Đánh giá (CCEA) là cơ cấu chịu trách nhiệm cố vấn cho chính phủ về những kiến thức nên được giảng dạy trong các trường học Bắc Ireland, kiểm định tiêu chuẩn và công nhận trình độ.[264]
Y tế
[sửa | sửa mã nguồn]Y tế tại Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland là một vấn đề được phân cấp và mỗi quốc gia có hệ thống riêng về chăm sóc sức khỏe tư nhân và công cộng, cùng với các phương pháp điều trị thay thế, toàn diện, và bổ sung. Y tế công cộng được cung cấp cho toàn bộ cư dân thường trú tại Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland và hầu hết là miễn phí tại điểm cần thiết, được trả từ thuế chung. Tổ chức Y tế Thế giới vào năm 2000 xếp hạng dự phòng y tế tại Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland tốt thứ 15 tại châu Âu và đứng thứ 18 trên thế giới.[265][266]
Các cơ quan quản lý được tổ chức trên cơ sở toàn Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland như Tổng hội Y khoa, Hội đồng Hộ lý và Trợ sản và các cơ quan có cơ sở phi chính phủ như Royal College. Tuy nhiên, trách nhiệm chính trị và hoạt động y tế thuộc về cơ quan hành pháp của bốn quốc gia; y tế tại Anh là trách nhiệm của chính phủ Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland; y tế tại Bắc Ireland là trách nhiệm của cơ quan hành pháp Bắc Ireland; y tế tại Scotland là trách nhiệm của chính phủ Scotland; và y tế tại Wales là trách nhiệm của chính phủ hội đồng Wales. Mỗi dịch vụ y tế quốc dân có các chính sách và ưu tiên khác nhau, dẫn đến các tương phản.[267][268]
Kể từ năm 1979, chi tiêu cho y tế gia tăng đáng kể, đạt gần hơn tới mức bình quân của Liên minh châu Âu.[269] Vào năm 2009, Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland chi tiêu khoảng 8,4% tổng thu nhập nội địa cho y tế, thấp hơn 0,5% so với mức trung bình của OECD và thấp hơn khoảng 1% so với mức trung bình của Liên minh châu Âu.[270]
Kinh tế
[sửa | sửa mã nguồn]Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland có một nền kinh tế thị trường chịu kiểm soát cục bộ.[271] Dựa theo tỷ giá hối đoái thị trường, Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland vào năm 2009 là nền kinh tế lớn thứ sáu trên thế giới và lớn thứ ba tại châu Âu sau Đức và Pháp.[272] Bộ Ngân khố Nữ vương bệ hạ (HM Treasury) chịu trách nhiệm phát triển và thi hành các chính sách tài chính công và chính sách kinh tế của chính phủ Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland. Ngân hàng Anh là ngân hàng trung ương của Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland và chịu trách nhiệm phát hành giấy bạc và tiền đồng bảng Anh. Bảng Anh là tiền tệ dự trữ lớn thứ ba thế giới (sau Dollar Mỹ và Euro) tính đến năm 2007.[273] Kể từ năm 1997, Ủy ban Chính sách Tiền tệ của Ngân hàng Anh chịu trách nhiệm thiết lập lãi suất ở mức độ cần thiết nhằm đạt được mục tiêu lạm phát tổng thể do Bộ trưởng Tài chính xác định.[274]
Lĩnh vực dịch vụ chiếm khoảng 73% GDP của Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland (2006).[275] Luân Đôn là một trong ba "trung tâm chỉ huy" của kinh tế toàn cầu (cùng với New York và Tokyo),[276] là trung tâm tài chính lớn nhất thế giới cùng New York,[277][278][279] và là thành phố có GDP lớn nhất tại châu Âu.[280] Du lịch là một ngành rất quan trọng đối với kinh tế Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland với trên 27 triệu du khách trong năm 2004, là địa điểm du lịch hàng đầu thế giới và Luân Đôn là thành phố có nhiều du khách quốc tế nhất trên thế giới.[281][282] Các ngành công nghiệp sáng tạo chiếm 7% GVA vào năm 2005 và tăng trưởng 6% mỗi năm trong giai đoạn từ 1997 đến 2005.[283]
Cách mạng công nghiệp khởi đầu tại Anh Quốc và ban đầu tập trung vào ngành công nghiệp dệt may,[284] tiếp đến là các ngành công nghiệp nặng khác như đóng tàu, khai thác than và sản xuất thép.[285][286] Đế quốc Anh được sử dụng làm một thị trường hải ngoại cho hàng hóa Anh Quốc, cho phép Anh Quốc chi phối mậu dịch quốc tế trong thế kỷ XIX. Giống như các quốc gia công nghiệp hóa khác, cùng với sự suy giảm kinh tế sau hai Thế Chiến, Anh Quốc bắt đầu mất lợi thế cạnh tranh và công nghiệp nặng suy giảm theo thứ bậc trong suốt thế kỷ XX. Chế tạo vẫn là bộ phận quan trọng trong kinh tế song chỉ chiếm 16,7% sản phẩm quốc gia vào năm 2003.[287]
Ngành công nghiệp ô tô là một bộ phận quan trọng trong lĩnh vực chế tạo của Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland, tạo công việc cho hơn 800.000 người, với doanh thu khoảng 52 tỷ bảng (2011).[288] Ngành công nghiệp hàng không vũ trụ của Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland lớn thứ nhì hoặc thứ ba thế giới tùy theo cách thức tính. Ngành công nghiệp dược phẩm đóng một vai trò quan trọng trong kinh tế Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland, quốc gia này có tỷ lệ chi tiêu R&D dược khoa cao thứ ba toàn cầu (sau Hoa Kỳ và Nhật Bản).[289][290]
Nông nghiệp Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland có đặc điểm thâm canh, cơ giới hóa cao độ, và có hiệu quả theo tiêu chuẩn châu Âu, sản xuất khoảng 50% thực phẩm cần thiết với ít hơn 1,6% lực lượng lao động.[291]
Trong quý cuối cùng của năm 2008, kinh tế Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland chính thức bước vào suy thoái lần đầu tiên kể từ năm 1991.[292] Tỷ lệ thất nghiệp tăng từ 5,2% trong tháng 5 năm 2008 lên 7,6% trong tháng 5 năm 2009 và đến tháng 1 năm 2012 thì tỷ lệ thất nghiệp trong nhóm tuổi 18 đến 24 năm tăng từ 11,9% lên 22,5%, mức cao nhất từ 1992.[293][294] Tổng nợ chính phủ của Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland tăng từ 44,4% vào năm 2007 lên 82,9% GDP vào năm 2011.[295] Tuy nhiên, đến cuối năm 2014, Anh Quốc đạt mức tăng trưởng nhanh nhất trong G7 lẫn tại châu Âu,[296][297] và đến tháng 9 năm 2015, tỷ lệ thất nghiệp giảm xuống còn 5,3%.[298]
Năm 2006, Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland là nước tiêu thụ lớn thứ chín và nước sản xuất lớn thứ 15 trên thị trường năng lượng thế giới.[299] Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland là nơi đặt trụ sở của một số công ty năng lượng lớn, trong đó có BP, Royal Dutch Shell và BG Group.[300][301] Năm 2011, 40% điện năng của Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland được sản xuất bằng khí đốt, 30% bằng than đá, 19% bằng năng lượng hạt nhân, và 4,2% bằng gió, hydro, nhiên liệu sinh học, và chất thải.[302]
Lương điều chỉnh lạm phát tại Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland giảm 3,2% từ quý thứ ba của năm 2010 đến quý thứ ba của năm 2012.[303] Kể từ thập niên 1980, bất bình đẳng kinh tế tại Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland tăng nhanh nhất trong số các quốc gia phát triển.[304]
Chuẩn nghèo tại Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland thường được định nghĩa là 60% thu nhập hộ gia đình trung bình. Năm 2007–2008, 13,5 triệu người hay 22% dân số sống dưới mức này. Đây là mức nghèo tương đối cao thứ 5 trong Liên minh châu Âu.[305] Trong cùng năm, 4,0 triệu trẻ em, tương đương 31%, sống trong các hộ gia đình sống dưới mức nghèo sau khi tính cả chi phí nhà ở, giảm 400.000 trẻ kể từ năm 1998–1999.[306] Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland nhập khẩu 40% cung cấp thực phẩm.[307]
Khoa học và công nghệ
[sửa | sửa mã nguồn]Anh và Scotland là các trung tâm hàng đầu trong cách mạng khoa học từ thế kỷ XVII[308] và Anh Quốc dẫn đầu cách mạng công nghiệp từ thế kỷ XVIII,[284] và liên tục sản sinh các nhà khoa học và kỹ sư có danh tiếng với những tiến bộ quan trọng.[309] Trong số các nhà lý luận lớn từ thế kỷ XVII và XVIII có Isaac Newton, các định luật về chuyển động và sự khai sáng về trọng lực của ông được xem là một nền tảng của khoa học hiện đại;[310] từ thế kỷ XIX có Charles Darwin với thuyết tiến hóa theo chọn lọc tự nhiên là nền tảng cho sự phát triển của sinh học hiện đại, và James Clerk Maxwell với việc công thức hóa thuyết điện tử học kinh điển; và gần đây hơn là Stephen Hawking, người đã nâng cấp nhiều học thuyết chủ yếu trong các lĩnh vực vũ trụ học, hấp dẫn lượng tử và nghiên cứu lỗ đen.[311] Các khám phá khoa học lớn từ thế kỷ XVIII gồm có hydro bởi Henry Cavendish;[312] từ thế kỷ XX là penicillin của Alexander Fleming,[313] và cấu trúc DNA bởi Francis Crick và những người khác.[314] Các công trình và ứng dụng kỹ thuật chính của người Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland trong thế kỷ XVIII gồm có đầu máy hơi nước được Richard Trevithick và Andrew Vivian phát triển;[315] từ thế kỷ XIX là động cơ điện của Michael Faraday, đèn sợi đốt của Joseph Swan,[316] và điện thoại thực tiễn đầu tiên là phát minh của Alexander Graham Bell;[317] và trong thế kỷ XX là hệ thống truyền hình hoạt động đầu tiên của thế giới của John Logie Baird và những người khác,[318] động cơ phản lực của Frank Whittle, cơ sở của máy điện toán hiện đại của Alan Turing, và World Wide Web của Tim Berners-Lee.[319]
Nghiên cứu và phát triển khoa học duy trì vị thế quan trọng trong các đại học Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland, nhiều trường thành lập các công viên khoa học nhằm tạo điều kiện sản xuất và hợp tác với công nghiệp.[320] Từ năm 2004 đến năm 2008, Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland sản xuất 7% bài báo nghiên cứu khoa học của thế giới và 8% trích dẫn khoa học, cao thứ ba và thứ hai thế giới (lần lượt sau Hoa Kỳ và Trung Quốc, và Hoa Kỳ).[321] Các tạp chí khoa học xuất bản tại Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland gồm có Nature, British Medical Journal and The Lancet.[322]
Giao thông
[sửa | sửa mã nguồn]Anh Quốc có một mạng lưới đường bộ xuyên tâm với 29.145 dặm (46.904 km) đường chính, 2.173 dặm (3.497 km) đường cao tốc và 213.750 dặm (344.000 km) đường trải nhựa.[151] Năm 2009, có tổng cộng 34 triệu xe được đăng ký tại Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland.[325]
Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland có một mạng lưới đường sắt dài 10.072 dặm (16.209 km) tại đảo Anh và 189 dặm (304 km) tại Bắc Ireland. Đường sắt tại Bắc Ireland do NI Railways điều hành, đây là một công ty con của công ty quốc doanh Translink. Trên đảo Anh, mạng lưới đường sắt được tư hữu hóa từ năm 1994 đến năm 1997. Network Rail sở hữu và quản lý hầu hết các tài sản cố định như đường ray. Khoảng 20 công ty đường sắt thuộc sở hữu tư nhân hoạt động chuyên chở hành khách và chở trên 18.000 đoàn tàu hành khách mỗi ngày. Mỗi ngày cũng có khoảng 1.000 đoàn tàu chở hàng hoạt động.[151]
Từ tháng 10 năm 2009 đến tháng 9 năm 2010, các sân bay Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland có tổng cộng 211,4 triệu hành khách thông qua.[326] Trong giai đoạn này, ba sân bay lớn nhất là Sân bay London Heathrow (65,6 triệu hành khách), Sân bay Gatwick (31,5 triệu hành khách) và Sân bay London Stansted (18,9 triệu hành khách).[326] Sân bay London Heathrow tọa lạc cách 15 dặm (24 km) về phía tây của thủ đô, có lưu lượng hành khách quốc tế cao nhất trên toàn cầu[323][324] và là trung tâm của British Airways, cũng như của BMI và Virgin Atlantic.[327]
Văn hóa
[sửa | sửa mã nguồn]Một phần của loạt bài về |
Văn hóa Vương quốc Liên hiệp Anh |
---|
Danh sách Sắc tộc trong lịch sử
Sắc tộc ngày nay |
Ngôn ngữ
|
Thần thoại và văn hóa dân gian |
|
Văn hóa Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland chịu ảnh hưởng từ nhiều yếu tố gồm tình trạng đảo quốc; có lịch sử là một thể chế dân chủ tự do Tây phương và là một cường quốc lớn; cũng như là một liên minh chính trị của bốn quốc gia với mỗi quốc gia duy trì các yếu tố truyền thống, phong tục và tượng trưng đặc biệt. Do sự tồn tại của Đế quốc Anh, có thể quan sát thấy ảnh hưởng của Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland trong ngôn ngữ, văn hóa, và các hệ thống tư pháp của nhiều cựu thuộc địa như Ấn Độ, Canada, Ireland, New Zealand, Nam Phi, Hoa Kỳ và Úc. Phạm vi ảnh hưởng văn hóa đáng kể của Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland khiến quốc gia này được mô tả như là một "siêu cường văn hóa."[328][329]
Văn học
[sửa | sửa mã nguồn]Hầu hết tác phẩm văn học Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland được viết bằng tiếng Anh. Năm 2005, khoảng 206.000 sách được xuất bản tại Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland và trong năm 2006 thì đây là quốc gia xuất bản nhiều sách nhất trên thế giới.[330]
Nhà viết kịch và nhà thơ người Anh William Shakespeare được nhận định phổ biến là nhà biên kịch vĩ đại nhất mọi thời đại,[331][332][333] và những người cùng thời với ông là Christopher Marlowe và Ben Jonson cũng liên tục được quý trọng cao độ.
Các tác gia Anh tiền hiện đại và cận đại gồm có Geoffrey Chaucer (thế kỷ XIV), Thomas Malory (thế kỷ XV), Thomas More (thế kỷ XVI), John Bunyan (thế kỷ XVII) và John Milton (thế kỷ XVII). Trong thế kỷ XVIII, Daniel Defoe (tác giả của Robinson Crusoe) và Samuel Richardson là những người tiên phong của tiểu thuyết hiện đại. Trong thế kỷ XIX, tiếp tục có cách tân hơn nữa của Jane Austen, Mary Shelley, tác gia thiếu nhi Lewis Carroll, chị em nhà Brontë, nhà vận động xã hội Charles Dickens, nhà tự nhiên chủ nghĩa Thomas Hardy, nhà duy thực chủ nghĩa George Eliot, nhà thơ ảo tưởng William Blake và nhà thơ lãng mạn William Wordsworth. Các tác gia Anh thế kỷ XX gồm có tiểu thuyết gia khoa học viễn tưởng H. G. Wells; các tác gia kinh điển thiếu nhi Rudyard Kipling, A. A. Milne, Roald Dahl và Enid Blyton; nhà phê bình D. H. Lawrence; nhà tân thời chủ nghĩa Virginia Woolf; nhà trào phúng Evelyn Waugh; tiểu thuyết gia tiên tri George Orwell; tiểu thuyết gia quần chúng W. Somerset Maugham và Graham Greene; tác gia hình sự Agatha Christie;[334] Ian Fleming (James Bond); các nhà thơ T.S. Eliot, Philip Larkin và Ted Hughes; các tác gia tưởng tượng J. R. R. Tolkien, C. S. Lewis và J. K. Rowling; tiểu thuyết gia thị giác Alan Moore với tiểu thuyết Watchmen[335] là một trong những tiểu thuyết thị giác bán chạy nhất từng được phát hành.[336]
Đóng góp của Scotland gồm có tác gia trinh thám Arthur Conan Doyle (sáng tác Sherlock Holmes), văn học lãng mạn của Walter Scott, tác gia thiếu nhi J. M. Barrie, những cuộc phiêu lưu sử thi của Robert Louis Stevenson và thi nhân trứ danh Robert Burns. Gần đây hơn, các nhà tân thời chủ nghĩa và dân tộc chủ nghĩa Hugh MacDiarmid và Neil M. Gunn đóng góp cho Phục hưng Scotland. Một quang cảnh dữ tợn hiện ra trong các câu chuyện của Ian Rankin và hài kịch kinh dị tâm lý của Iain Banks. Thủ đô Edinburgh của Scotland được UNESCO chọn làm thành phố văn học toàn cầu đầu tiên.[337]
Nhiều tác gia từ các quốc gia khác, chủ yếu từ các quốc gia Thịnh vượng chung, Cộng hòa Ireland và Hoa Kỳ, đã cư trú và làm việc tại Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland. Những trường hợp cụ thể trong nhiều thế kỷ gồm có Jonathan Swift, Oscar Wilde, Bram Stoker, George Bernard Shaw, Joseph Conrad, T.S. Eliot, Ezra Pound và gần đây hơn có các tác gia Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland sinh tại hải ngoại như Kazuo Ishiguro và Salman Rushdie.[338][339]
Âm nhạc
[sửa | sửa mã nguồn]Các phong cách âm nhạc khác nhau phổ biến tại Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland, từ âm nhạc dân gian bản địa của Anh, Wales, Scotland và Bắc Ireland cho đến âm nhạc heavy metal. Những nhà soạn nhạc cổ điển nổi tiếng từ Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland và các quốc gia tiền thân gồm có William Byrd, Henry Purcell, Edward Elgar, Gustav Holst, Arthur Sullivan, Ralph Vaughan Williams và Benjamin Britten, người tiên phong của nhạc kinh Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland hiện đại. Peter Maxwell Davies là một trong những nhà soạn nhạc hiện tại lỗi lạc nhất. Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland cũng là quê hương của các dàn nhạc và dàn hợp xướng giao hưởng nổi tiếng thế giới như Dàn nhạc giao hưởng BBC và Dàn hợp xướng Luân Đôn. Những chỉ huy nổi tiếng gồm có Simon Rattle, John Barbirolli và Malcolm Sargent. Một số nhà soạn nhạc nền phim đáng chú ý gồm có John Barry, Clint Mansell, Mike Oldfield, John Powell. George Frideric Handel là một công dân Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland nhập tịch[340] và một số tác phẩm hay nhất của ông như Messiah được viết bằng tiếng Anh.[341] Andrew Lloyd Webber đạt được thành công lớn về thương mại trên toàn cầu và là một nhà soạn nhạc của sân khấu âm nhạc, các tác phẩm của ông chi phối Rạp West End tại Luân Đôn trong một số năm và đã đi đến Broadway tại New York.[342]
The Beatles bán được trên một tỷ đĩa trên toàn cầu và là ban nhạc có ảnh hưởng nhất trong lịch sử âm nhạc đại chúng.[343][344][345][346] Những người đóng góp Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland nổi bật khác có tác động đến âm nhạc đại chúng trong những thập niên qua gồm có The Rolling Stones, Led Zeppelin, Pink Floyd, Queen, Bee Gees, và Elton John, họ đều bán được trên 200 triệu đĩa trên toàn cầu.[347][348][349][350][351][352] Giải Brit là giải thưởng âm nhạc thường niên của BPI, và một số nhận giải Đóng góp nổi bật cho âm nhạc như The Who, David Bowie, Eric Clapton, Rod Stewart và The Police.[353] Những ca sĩ Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland gần đây có thành công trên quy mô quốc tế gồm có Coldplay, Radiohead, Oasis, Spice Girls, Robbie Williams, Amy Winehouse và Adele.[354]
Điện ảnh
[sửa | sửa mã nguồn]Anh Quốc có ảnh hưởng đáng kể đến lịch sử điện ảnh, các đạo diễn người Anh Quốc như Alfred Hitchcock với Vertigo được một số nhà phê bình nhận định là phim hay nhất mọi thời đại,[355] và David Lean nằm trong số những người được hoan nghênh nhất về phê bình mọi thời đại.[356] Các đạo diễn quan trọng khác gồm có Charlie Chaplin,[357] Michael Powell,[358] Carol Reed[359] và Ridley Scott.[360] Nhiều diễn viên Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland đạt được danh tiếng quốc tế và thành công về phê bình, bao gồm: Julie Andrews,[361] Richard Burton,[362] Michael Caine,[363] Charlie Chaplin,[364] Sean Connery,[365] Vivien Leigh,[366] David Niven,[367] Laurence Olivier,[368] Peter Sellers,[369] Kate Winslet,[370] Anthony Hopkins,[371] và Daniel Day-Lewis.[372] Một số phim thành công nhất về thương mại trong mọi thời đại được sản xuất tại Anh Quốc, bao gồm Harry Potter và James Bond).[373] Ealing Studios được tuyên bố là xưởng phim hoạt động liên tục lâu năm nhất trên thế giới.[374]
Mặc dù có một lịch sử với các sản phẩm quan trọng và thành công, công nghiệp điện ảnh Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland thường mang đặc trưng bắt nguồn từ tranh luận về bản sắc và mức độ ảnh hưởng của Hoa Kỳ và châu Âu. Các nhà sản xuất Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland hoạt động trong hợp tác sản xuất quốc tế và các diễn viên, đạo diễn, và đoàn làm phim Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland thường xuyên tham gia trong các bộ phim Mỹ. Nhiều phim thành công của Hollywood dựa trên nhân vật, các câu chuyện hoặc sự kiện của Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland như Titanic, The Lord of the Rings, Pirates of the Caribbean.
Năm 2009, các bộ phim Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland thu về khoảng 2 tỷ $ trên toàn cầu và giành thị phần khoảng 7% toàn cầu và 17% tại Anh Quốc.[375] Doanh thu phòng vé tại Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland đạt tổng cộng 944 triệu £ vào năm 2009.[375] Hiệp hội Điện ảnh Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland lập ra một bảng xếp hạng 100 phim Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland hay nhất mọi thời đại mang tên BFI Top 100 British films.[376] Giải thưởng điện ảnh hàn lâm Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland được Viện Hàn lâm Nghệ thuật Điện ảnh và Truyền hình Anh Quốc tổ chức thường niên.[377]
Truyền thông
[sửa | sửa mã nguồn]BBC được thành lập vào năm 1922 là công ty phát thanh, truyền hình và truyền thông mạng sử dụng công quỹ của Anh Quốc, và là cơ quan phát thanh truyền hình lâu năm nhất và lớn nhất trên thế giới.[378][379][380] Công ty vận hành nhiều trạm truyền hình và phát thanh tại Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland và phát ra hải ngoại, dịch vụ quốc nội của công ty lấy kinh phí từ thuế truyền hình.[381][382] Những cơ quan khác trong lĩnh vực truyền thông tại Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland gồm có ITV plc với 11 trong số 15 đài truyền hình khu vực hình thành ITV Network,[383] và News Corporation sở hữu một số báo chí toàn quốc thông qua News International như The Sun và The Times,[384] cũng như nắm giữ một cổ phần lớn trong British Sky Broadcasting.[385] Luân Đôn chi phối lĩnh vực truyền thông tại Anh Quốc: các báo chí và truyền hình cùng phát thanh toàn quốc phần lớn có trụ sở tại đây, song Manchester cũng là một trung tâm truyền thông quốc gia quan trọng. Edinburgh cùng Glasgow, và Cardiff, là các trung tâm quan trọng về báo chí và phát thanh truyền hình tại Scotland và Wales.[386] Lĩnh vực xuất bản tại Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland có tổng doanh thu khoảng 20 tỷ £ và sử dụng 167.000 người.[387]
Năm 2009, theo ước tính khán giả xem truyền hình trung bình 3,75 giờ và nghe phát thanh trung bình 2,81 giờ mỗi ngày. Trong năm này, các kênh phát sóng công cộng của BBC chiếm khoảng 28,4% tổng số theo dõi; ba kênh độc lập chính chiếm 29,5% và các kênh vệ tinh và kỹ thuật số đang ngày càng quan trọng khác chiếm 42,1% còn lại.[388] Số lượng báo bán ra giảm từ thập niên 1970 và trong năm 2009 có 42% nhân dân được tường thuật là đọc một tờ báo toàn quốc mỗi ngày.[389] Năm 2010, 82,5% cư dân Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland sử dụng Internet, đây là tỷ lệ cao nhất trong 20 quốc gia có tổng số người sử dụng lớn nhất vào cùng năm.[390]
Thể thao
[sửa | sửa mã nguồn]Các môn thể thao chủ yếu, bao gồm bóng đá, bóng bầu dục kiểu liên hiệp, bóng bầu dục kiểu liên minh, quần vợt, golf, quyền Anh, rowing và cricket, bắt nguồn hoặc về căn bản được phát triển tại Anh Quốc hoặc các quốc gia tiền thân. Do luật lệ và quy tắc của nhiều môn thể thao hiện đại được phát minh và hệ thống hóa vào cuối thế kỷ XIX tại Anh Quốc thời kỳ Victoria, năm 2002, Chủ tịch IOC Jacques Rogge nói rằng; "Quốc gia vĩ đại, yêu mến thể thao này được công nhận phổ biến là sinh quán của thể thao hiện đại".[392][393]
Trong hầu hết các cuộc tranh tài quốc tế, các đội tuyển riêng biệt đại diện cho Anh, Scotland và Wales. Bắc Ireland và Cộng hòa Ireland thường liên hiệp trong một đội tuyển duy nhất đại diện cho toàn đảo, ngoại lệ đáng chú ý là bóng đá và Đại hội thể thao Thịnh vượng chung. Trong phạm vi thể thao, các đội tuyển Anh, Scotland, Wales, Ireland/Bắc Ireland thường được gọi chung là "Home Nations". Trong một số môn thể thao, một đội tuyển duy nhất đại diện cho toàn Anh Quốc, bao gồm trong Thế vận hội. Các Thế vận hội Mùa hè 1908, 1948 và 2012 được tổ chức tại Luân Đôn, và đây là thành phố đầu tiên tổ chức đại hội này 3 lần. Anh Quốc tham dự mọi kỳ Thế vận hội hiện đại cho đến nay và đứng thứ ba tổng số huy chương.
Một cuộc thăm dò ý kiến vào năm 2003 cho thấy rằng bóng đá là môn thể thao phổ biến nhất tại Anh Quốc.[394] Mỗi một quốc gia cấu thành có hiệp hội, đội tuyển quốc gia và hệ thống giải đấu bóng đá riêng. Giải đấu bóng đá đứng đầu tại Anh là Giải bóng đá Ngoại hạng Anh, đây là giải đấu bóng đá được xem nhiều nhất trên thế giới.[395] Trận đấu bóng đá quốc tế đầu tiên là cuộc tranh tài giữa Anh và Scotland vào ngày 30 tháng 11 năm 1872.[396] Đội tuyển bóng đá quốc gia Anh đã lên ngôi tại Giải vô địch bóng đá thế giới 1966. Anh, Scotland, Wales và Bắc Ireland cạnh tranh như các quốc gia riêng biệt trong thi đấu quốc tế.[397] Một đội tuyển bóng đá Thế vận hội Anh Quốc tập hợp để thi đấu trong Thế vận hội Luân Đôn 2012. Tuy nhiên, các hiệp hội bóng đá của Scotland, Wales, Bắc Ireland từ chối tham gia, do lo ngại rằng điều này sẽ làm suy yếu địa vị độc lập của họ.[398]
Năm 2003, bóng bầu dục liên hiệp được xếp hạng là môn thể thao phổ biến thứ nhì tại Anh Quốc.[394] Môn thể thao này được sáng tạo tại Anh, và trận thi đấu bóng bầu dục đầu tiên diễn ra vào ngày 27 tháng 3 năm 1871 giữa Anh và Scotland.[399] Anh, Scotland, Wales, Ireland, Pháp và Ý tham dự Giải vô địch Lục quốc; giải đấu quốc tế đứng đầu tại Bắc Bán cầu. Các cơ quan quản lý thể thao tại Anh, Scotland, Wales và Bắc Ireland tổ chức và điều tiết riêng biệt về thi đấu.[400] Nếu bất kỳ đội tuyển đảo Anh hoặc Ireland nào đánh bại ba đội khác trong một giải đấu, đội tuyển sẽ được trao thưởng Triple Crown.[401] Bóng bầu dục liên minh bắt nguồn tại Huddersfield và thường được chơi tại miền bắc Anh.[402] Một đội tuyển 'Great Britain Lions' duy nhất tham dự Giải vô địch bóng bầu dục liên minh Thế giới và các giải đấu Test, song điều này thay đổi vào năm 2008 khi Anh, Scotlad và Ireland tham dự với tư cách các quốc gia riêng.[403]
Cricket được phát minh tại Anh, đội tuyển cricket Anh do Ủy ban Cricket Anh và Wales kiểm soát,[404] là đội tuyển quốc gia duy nhất tại Anh Quốc có vị thế Test. Cricket khác biệt với bóng đá và bóng bầu dục ở chỗ Wales và Anh liên hiệp trong đội tuyển quốc gia, dù Wales từng có đội tuyển riêng. Các cầu thủ người Ireland và Scotland được phép thi đấu cho Anh do hai đội tuyển Scotland và Ireland đều không có vị thế Test và chỉ gần đây mới bắt đầu thi đấu tại One Day International.[405][406] Scotland, Anh (và Wales), và Ireland (bao gồm Bắc Ireland) thi đấu trong Giải vô địch Cricket thế giới, Anh từng vài lần vào đến trận chung kết. Có một giải đấu chuyên nghiệp, trong đó các câu lạc bộ đại diện cho 17 hạt của Anh và một hạt của Wales tham gia tranh tài.[407]
Quần vợt hiện đại bắt nguồn từ Birmingham, Anh trong thập niên 1860, sau đó truyền bá ra toàn cầu.[408] Giải Vô địch Wimbledon diễn ra lần đầu tiên vào năm 1877 và là giải đấu lâu năm nhất thế giới, hiện nay sự kiện diễn ra vào cuối tháng 6 và đầu tháng 7.[409]
Biểu tượng quốc gia
[sửa | sửa mã nguồn]tại Plymouth. Britannia là hiện thân quốc gia của Anh Quốc.]]
Quốc kỳ Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland là Quốc kỳ Liên minh, nó được tạo ra vào năm 1606 do xếp chồng quốc kỳ Anh lên quốc kỳ Scotland và được cập nhật vào năm 1801 khi thêm vào Hiệu kỳ Thánh Patrick của đảo Ireland. Wales không được đại diện trong Quốc kỳ Liên minh do quốc gia này bị Anh thôn tính trước khi thành lập Vương quốc Liên hiệp. Khả năng tái thiết kế Quốc kỳ Liên hiệp nhằm có đại diện cho Wales không hoàn toàn bị loại trừ.[410] Quốc ca của Anh Quốc là "God Save the Queen", với "Queen" thay bằng "King" trong lời nếu quân chủ là một nam giới.
Britannia là hiện thân quốc gia của Anh Quốc, bắt nguồn từ Britain thuộc La Mã.[411] Britannia được tượng trưng hóa là một phụ nữ trẻ tuổi có tóc màu nâu hoặc vàng, đội một mũ sắt Corinth và mặc áo choàng trắng. Bà giữ một đinh ba của Poseidon và một khiên, có thể hiện Quốc kỳ Liên minh. Đôi khi bà được mô tả là cưỡi trên lưng một con sư tử. Do đỉnh cao của Đế quốc Anh vào cuối thế kỷ XIX, Britannia thường được gắn liền với sự chi phối hàng hải của Anh Quốc, như trong bài ca ái quốc "Rule, Britannia!". Cho đến năm 2008, biểu tượng sư tử được mô tả sau Britannia trên đồng 50 xu và trên mặt sau của đồng 10 xu. Nó cũng được sử dụng như là một tượng trưng trên hiệu kỳ phi lễ nghi của Lục quân Anh Quốc. Chó Bull đôi khi được sử dụng như là một tương trưng của Anh Quốc và được liên hệ với sự thách thức của Winston Churchill với Đức Quốc xã.[412]
Xem thêm
[sửa | sửa mã nguồn]Ghi chú
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ Không có phiên bản ủy quyền của quốc ca vì các từ là một vấn đề của truyền thống; khổ đầu tiên thường được hát.[1] Không có luật nào được thông qua khiến "God Save the King" trở thành quốc ca chính thức. Theo truyền thống Anh, những luật như vậy là không cần thiết; tuyên bố và sử dụng là đủ để làm cho nó quốc ca. "Chúa phù hộ quốc vương" cũng đóng vai trò là Quốc ca cho khối thịnh vượng chung.
- ^ Phiên bản bên trái được sử dụng tại Anh, Bắc Ireland, và Wales; phiên bản bên phải được sử dụng tại Scotland.
- ^ Không bao gồm hai lãnh thổ hải ngoại: Gibraltar và Lãnh thổ Ấn Độ Dương thuộc Anh.
- ^ Không bao gồm hai lãnh thổ hải ngoại Không bao gồm hầu hết các lãnh thổ hải ngoại
- ^ Điều này không bao gồm một số phụ thuộc của Anh Quốc. Xem Thời gian tại Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland § Lãnh thổ Liên hiệp Anh
Chú thích
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ Ngoài ra, hai lãnh thổ hải ngoại của nó cũng có biên giới trên bộ với các quốc gia khác. Gibraltar có biên giới trên bộ với Tây Ban Nha, còn Khu vực căn cứ chủ quyền Akrotiri và Dhekelia có biên giới với Cộng hòa Síp, Cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ Bắc Síp, và khu vực đệm Liên Hợp Quốc chia tách hai thực thể trên đảo.
- ^ Hiệp định Anh-Ireland được ký kết vào ngày 6 tháng 12 năm 1921 nhằm giải quyết Chiến tranh Độc lập Ireland. Có hiệu lực vào một năm sau, hiệp định thiết lập Quốc gia Tự do Ireland là một quốc gia tự trị riêng biệt trong Thịnh vượng chung. Tên hiện tại của Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland được thông qua vào năm 1927 nhằm phản ánh biến đổi này.
- ^ So sánh điều 1 của cả hai đạo liệu liên hiệp năm: Các vương quốc Great Britain và Ireland sẽ... được liên hiệp thành một vương quốc, với tên gọi "Vương quốc Liên hiệp Anh và Ireland"
- ^ New Zealand, Israel và San Marino là các quốc gia khác có hiến pháp bất thành văn.
- ^ Sinn Féin là một đảng theo chủ nghĩa cộng hoà Ireland, và cũng tranh cử tại Cộng hoà Ireland.
Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ “Quốc ca”. Official web site of the British Royal Family. ngày 15 tháng 1 năm 2016. Truy cập ngày 4 tháng 6 năm 2016.
- ^ “UNdata | record view | Population by religion, sex and urban/rural residence”. data.un.org. Truy cập ngày 13 tháng 10 năm 2018.
- ^ Philby, Charlotte (ngày 12 tháng 12 năm 2012). “Less religious and more ethnically diverse: Census reveals a picture of Britain today”. The Independent. London.
- ^ “World Population Prospects - Population Division - United Nations”. population.un.org. Truy cập ngày 31 tháng 3 năm 2020.
- ^ “2011 UK censuses”. Office for National Statistics. Truy cập ngày 17 tháng 12 năm 2012.
- ^ “Demographic Yearbook – Table 3: Population by sex, rate of population increase, surface area and density” (PDF). United Nations Statistics Division. 2012. Truy cập ngày 9 tháng 8 năm 2015. Chú thích journal cần
|journal=
(trợ giúp) - ^ a b c d “World Economic Outlook database: April 2021”. International Monetary Fund. tháng 10 năm 2021.
- ^ “Inequality - Income inequality”. us.oecd.org. OECD. Truy cập ngày 25 tháng 7 năm 2021.
- ^ “Human Development Report 2020” (PDF). United Nations Development Programme. 15 tháng 12 năm 2020. Truy cập ngày 15 tháng 12 năm 2020.
- ^ “Điện mừng Quốc khánh Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ai-len”. Bộ Ngoại giao Việt Nam. Truy cập ngày 9 tháng 9 năm 2022.
- ^ “Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ai-len”. Chính phủ Việt Nam. Bản gốc lưu trữ ngày 8 tháng 9 năm 2022. Truy cập ngày 9 tháng 9 năm 2022.
- ^ “Population Estimates for UK, England and Wales, Scotland and Northern Ireland, Mid-2013”. Office for National Statistics. Truy cập ngày 26 tháng 6 năm 2014.
- ^ The British Monarchy, What is constitutional monarchy?. Truy cập ngày 17 tháng 7 năm 2013
- ^ CIA, The World Factbook Lưu trữ 2019-01-07 tại Wayback Machine. Truy cập ngày 17 tháng 7 năm 2013
- ^ “The World Factbook”. Central Intelligence Agency. ngày 1 tháng 2 năm 2014. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 1 năm 2019. Truy cập ngày 23 tháng 2 năm 2014.
- ^ THE SCIENCE AND INDUSTRY MUSEUM. “THE WORLD'S FIRST INDUSTRIAL CITY”. www.scienceandindustrymuseum.org.uk.
- ^ a b “Countries within a country”. Prime Minister's Office. ngày 10 tháng 1 năm 2003.
- ^ a b “Devolution of powers to Scotland, Wales, and Northern Ireland”. United Kingdom Government. Truy cập ngày 17 tháng 4 năm 2013.
In a similar way to how the government is formed from members from the two Houses of Parliament, members of the devolved legislatures nominate ministers from among themselves to comprise an executive, known as the devolved administrations...
- ^ “Key facts about the United Kingdom”. Directgov. Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 10 năm 2012. Truy cập ngày 3 tháng 5 năm 2011.
The full title of this country is 'the United Kingdom of Great Britain and Northern Ireland'. 'The UK' is made up of England, Scotland, Wales and Northern Ireland. 'Britain' is used informally, usually meaning the United Kingdom. 'Great Britain' is made up of England, Scotland and Wales. The Channel Islands and the Isle of Man are not part of the UK.
- ^ “Working with Overseas Territories”. Foreign and Commonwealth Office. Truy cập ngày 3 tháng 5 năm 2011.
- ^ BRAND FINANCE. “NATION BRANDS 2020 RANKING”. brandirectory.com.
- ^ Mathias, P. (2001). The First Industrial Nation: the Economic History of Britain, 1700–1914. Luân Đôn: Routledge. ISBN 0-415-26672-6.
- ^ Ferguson, Niall (2004). Empire: The rise and demise of the British world order and the lessons for global power. New York: Basic Books. ISBN 0-465-02328-2.
- ^ Sheridan, Greg (ngày 15 tháng 5 năm 2010). “Cameron has chance to make UK great again”. The Australian. Sydney. Truy cập ngày 23 tháng 5 năm 2011.
- ^ Dugan, Emily (ngày 18 tháng 11 năm 2012). “Britain is now most powerful nation on earth”. The Independent. Luân Đôn. Truy cập ngày 18 tháng 11 năm 2012.
- ^ Global Fire Power. “2021 Military Strength Ranking”. www.globalfirepower.com.
- ^ Global Firepower. “Defense Spending by Country (2021)”. www.globalfirepower.com.
- ^ “Treaty of Union, 1706”. Scots History Online. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 5 năm 2019. Truy cập ngày 23 tháng 8 năm 2011.
- ^ Barnett, Hilaire; Jago, Robert (2011). Constitutional & Administrative Law (ấn bản 8). Abingdon: Routledge. tr. 165. ISBN 978-0-415-56301-7.
- ^ See Article One of the Act of Union 1707.
- ^ "After the political union of England and Scotland in 1707, the nation's official name became 'Great Britain'", The American Pageant, Volume 1, Cengage Learning (2012)
- ^ "From 1707 until 1801 Great Britain was the official designation of the kingdoms of England and Scotland". The Standard Reference Work: For the Home, School and Library, Volume 3, Harold Melvin Stanford (1921)
- ^ "In 1707, on the union with Scotland, 'Great Britain' became the official name of the British Kingdom, and so continued until the union with Ireland in 1801". United States Congressional serial set, Issue 10; Issue 3265 (1895)
- ^ Gascoigne, Bamber. “History of Great Britain (from 1707)”. History World. Truy cập ngày 18 tháng 7 năm 2011.
- ^ Cottrell, P. (2008). The Irish Civil War 1922–23. tr. 85. ISBN 1-84603-270-9.
- ^ S. Dunn; H. Dawson (2000), An Alphabetical Listing of Word, Name and Place in Northern Ireland and the Living Language of Conflict, Lampeter: Edwin Mellen Press,
One specific problem—in both general and particular senses—is to know what to call Northern Ireland itself: in the general sense, it is not a country, or a province, or a state—although some refer to it contemptuously as a statelet: the least controversial word appears to be jurisdiction, but this might change.
Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết) - ^ “Changes in the list of subdivision names and code elements” (PDF). ISO 3166-2. International Organization for Standardization. ngày 15 tháng 12 năm 2011. Truy cập ngày 28 tháng 5 năm 2012.
- ^ Population Trends, Issues 75–82, p.38, 1994, UK Office of Population Censuses and Surveys
- ^ Life in the United Kingdom: a journey to citizenship, p. 7, United Kingdom Home Office, 2007, ISBN 978-0-11-341313-3.
- ^ “Statistical bulletin: Regional Labour Market Statistics”. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 12 năm 2014. Truy cập ngày 5 tháng 3 năm 2014.
- ^ “13.4% Fall In Earnings Value During Recession”. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 1 năm 2014. Truy cập ngày 5 tháng 3 năm 2014.
- ^ Dunn, Seamus; Dawson, Helen. (2000). An Alphabetical Listing of Word, Name and Place in Northern Ireland and the Living Language of Conflict. Lampeter: Edwin Mellen Press. ISBN 978-0-7734-7711-7.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
- ^ Murphy, Dervla (1979). A Place Apart. Luân Đôn: Penguin. ISBN 978-0-14-005030-1.
- ^ Whyte, John; FitzGerald, Garret (1991). Interpreting Northern Ireland. Oxford: Clarendon Press. ISBN 978-0-19-827380-6.
- ^ “Guardian Unlimited Style Guide”. Luân Đôn: Guardian News and Media Limited. ngày 19 tháng 12 năm 2008. Truy cập ngày 23 tháng 8 năm 2011.
- ^ “BBC style guide (Great Britain)”. BBC News. ngày 19 tháng 8 năm 2002. Truy cập ngày 23 tháng 8 năm 2011.
- ^ “Key facts about the United Kingdom”. Government, citizens and rights. HM Government. Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 10 năm 2012. Truy cập ngày 8 tháng 3 năm 2015.
- ^ “Merriam-Webster Dictionary Online Definition of ''Great Britain''”. Merriam Webster. ngày 31 tháng 8 năm 2012. Truy cập ngày 9 tháng 4 năm 2013.
- ^ New Oxford American Dictionary: "Great Britain: England, Wales, and Scotland considered as a unit. The name is also often used loosely to refer to the United Kingdom."
- ^ “Great Britain”. International Olympic Committee. Truy cập ngày 10 tháng 5 năm 2011.
- ^ Mulgrew, John (ngày 2 tháng 8 năm 2012). “Team GB Olympic name row still simmering in Northern Ireland”. Belfast Telegraph. Truy cập ngày 9 tháng 3 năm 2015.
- ^ Bradley, Anthony Wilfred; Ewing, Keith D. (2007). Constitutional and administrative law. 1 (ấn bản 14). Harlow: Pearson Longman. tr. 36. ISBN 978-1-4058-1207-8.
- ^ “Which of these best describes the way you think of yourself?”. Northern Ireland Life and Times Survey 2010. ARK – Access Research Knowledge. 2010. Truy cập ngày 1 tháng 7 năm 2010.
- ^ Schrijver, Frans (2006). Regionalism after regionalisation: Spain, France and the United Kingdom. Amsterdam University Press. tr. 275–277. ISBN 978-90-5629-428-1.
- ^ "Ancient skeleton was 'even older'". BBC News. ngày 30 tháng 10 năm 2007. Truy cập ngày 27 tháng 4 năm 2011.
- ^ Koch, John T. (2006). Celtic culture: A historical encyclopedia. Santa Barbara, CA: ABC-CLIO. tr. 973. ISBN 978-1-85109-440-0.
- ^ Davies, John; Jenkins, Nigel; Baines, Menna; Lynch, Peredur I. biên tập (2008). The Welsh Academy Encyclopaedia of Wales. Cardiff: University of Wales Press. tr. 915. ISBN 978-0-7083-1953-6.
- ^ “Short Athelstan biography”. BBC History. Truy cập ngày 9 tháng 4 năm 2013.
- ^ Mackie, J.D. (1991). A History of Scotland. Luân Đôn: Penguin. tr. 18–19. ISBN 978-0-14-013649-4.
- ^ Campbell, Ewan (1999). Saints and Sea-kings: The First Kingdom of the Scots. Edinburgh: Canongate. tr. 8–15. ISBN 0-86241-874-7.
- ^ Haigh, Christopher (1990). The Cambridge Historical Encyclopedia of Great Britain and Ireland. Cambridge University Press. tr. 30. ISBN 978-0-521-39552-6.
- ^ Ganshof, F.L. (1996). Feudalism. University of Toronto. tr. 165. ISBN 978-0-8020-7158-3.
- ^ Chibnall, Marjorie (1999). The debate on the Norman Conquest. Manchester University Press. tr. 115–122. ISBN 978-0-7190-4913-2.
- ^ Keen, Maurice. "The Hundred Years War". BBC History.
- ^ The Reformation in England and Scotland và Ireland: The Reformation Period & Ireland under Elizabth I, Encyclopædia Britannica Online.
- ^ “British History in Depth – Wales under the Tudors”. BBC History. ngày 5 tháng 11 năm 2009. Truy cập ngày 21 tháng 9 năm 2010.
- ^ Nicholls, Mark (1999). A history of the modern British Isles, 1529–1603: The two kingdoms. Oxford: Blackwell. tr. 171–172. ISBN 978-0-631-19334-0.
- ^ Canny, Nicholas P. (2003). Making Ireland British, 1580–1650. Oxford University Press. tr. 189–200. ISBN 978-0-19-925905-2.
- ^ Ross, D. (2002). Chronology of Scottish History. Glasgow: Geddes & Grosset. p. 56. ISBN 1-85534-380-0
- ^ Hearn, J. (2002). Claiming Scotland: National Identity and Liberal Culture. Edinburgh University Press. p. 104. ISBN 1-902930-16-9
- ^ “English Civil Wars”. Encyclopaedia Britannica. Truy cập ngày 28 tháng 4 năm 2013.
- ^ “Scotland and the Commonwealth: 1651–1660”. Archontology.org. ngày 14 tháng 3 năm 2010. Truy cập ngày 20 tháng 4 năm 2010.
- ^ Lodge, Richard (2007) [1910]. The History of England – From the Restoration to the Death of William III (1660–1702). Read Books. tr. 8. ISBN 978-1-4067-0897-4.
- ^ “Tudor Period and the Birth of a Regular Navy”. Royal Navy History. Institute of Naval History. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 5 năm 2012. Truy cập ngày 24 tháng 12 năm 2010.
- ^ Canny, Nicholas (1998). The Origins of Empire, The Oxford History of the British Empire Volume I. Oxford University Press. ISBN 0-19-924676-9.
- ^ “Articles of Union with Scotland 1707”. UK Parliament. Truy cập ngày 19 tháng 10 năm 2008.
- ^ “Acts of Union 1707”. UK Parliament. Truy cập ngày 6 tháng 1 năm 2011.
- ^ “Treaty (act) of Union 1706”. Scottish History online. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 5 năm 2019. Truy cập ngày 3 tháng 2 năm 2011.
- ^ Library of Congress, The Impact of the American Revolution Abroad, p. 73.
- ^ “The Act of Union”. Act of Union Virtual Library. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 5 năm 2012. Truy cập ngày 15 tháng 5 năm 2006.
- ^ Tellier, L.-N. (2009). Urban World History: an Economic and Geographical Perspective. Quebec: PUQ. p. 463. ISBN 2-7605-1588-5.
- ^ Sondhaus, L. (2004). Navies in Modern World History. Luân Đôn: Reaktion Books. p. 9. ISBN 1-86189-202-0.
- ^ Porter, Andrew (1998). The Nineteenth Century, The Oxford History of the British Empire Volume III. Oxford University Press. tr. 332. ISBN 0-19-924678-5.
- ^ “The Workshop of the World”. BBC History. Truy cập ngày 28 tháng 4 năm 2013.
- ^ Porter, Andrew (1998). The Nineteenth Century, The Oxford History of the British Empire Volume III. Oxford University Press. tr. 8. ISBN 0-19-924678-5.
- ^ Marshall, P.J. (1996). The Cambridge Illustrated History of the British Empire. Cambridge University Press. tr. 156–57. ISBN 0-521-00254-0.
- ^ Tompson, Richard S. (2003). Great Britain: a reference guide from the Renaissance to the present. New York: Facts on File. tr. 63. ISBN 978-0-8160-4474-0.
- ^ Hosch, William L. (2009). World War I: People, Politics, and Power. America at War. New York: Britannica Educational Publishing. tr. 21. ISBN 978-1-61530-048-8.
- ^ Turner, John (1988). Britain and the First World War. Luân Đôn: Unwin Hyman. pp. 22–35. ISBN 978-0-04-445109-9.
- ^ a b Westwell, I.; Cove, D. (eds) (2002). History of World War I, Volume 3. Luân Đôn: Marshall Cavendish. pp. 698 and 705. ISBN 0-7614-7231-2.
- ^ Turner, J. (1988). Britain and the First World War. Abingdon: Routledge. p. 41. ISBN 0-04-445109-1.
- ^ SR&O 1921, No. 533 of ngày 3 tháng 5 năm 1921.
- ^ “The Anglo-Irish Treaty, ngày 6 tháng 12 năm 1921”. CAIN. Truy cập ngày 15 tháng 5 năm 2006.
- ^ Rubinstein, W. D. (2004). Capitalism, Culture, and Decline in Britain, 1750–1990. Abingdon: Routledge. p. 11. ISBN 0-415-03719-0.
- ^ “Britain to make its final payment on World War II loan from U.S.”. The New York Times. ngày 28 tháng 12 năm 2006. Truy cập ngày 25 tháng 8 năm 2011.
- ^ Francis, Martin (1997). Ideas and policies under Labour, 1945–1951: Building a new Britain. Manchester University Press. tr. 225–233. ISBN 978-0-7190-4833-3.
- ^ Lee, Stephen J. (1996). Aspects of British political history, 1914–1995. Luân Đôn; New York: Routledge. tr. 173–199. ISBN 978-0-415-13103-2.
- ^ Larres, Klaus (2009). A companion to Europe since 1945. Chichester: Wiley-Blackwell. tr. 118. ISBN 978-1-4051-0612-2.
- ^ “Country List”. Commonwealth Secretariat. ngày 19 tháng 3 năm 2009. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 5 năm 2013. Truy cập ngày 11 tháng 9 năm 2012.
- ^ Julios, Christina (2008). Contemporary British identity: English language, migrants, and public discourse. Studies in migration and diaspora. Aldershot: Ashgate. tr. 84. ISBN 978-0-7546-7158-9.
- ^ Aughey, Arthur (2005). The Politics of Northern Ireland: Beyond the Belfast Agreement. Luân Đôn: Routledge. tr. 7. ISBN 978-0-415-32788-6.
- ^ "The troubles were over, but the killing continued. Some of the heirs to Ireland's violent traditions refused to give up their inheritance." Holland, Jack (1999). Hope against History: The Course of Conflict in Northern Ireland. New York: Henry Holt. tr. 221. ISBN 978-0-8050-6087-4.
- ^ Elliot, Marianne (2007). The Long Road to Peace in Northern Ireland: Peace Lectures from the Institute of Irish Studies at Liverpool University. University of Liverpool Institute of Irish Studies, Liverpool University Press. p. 2. ISBN 1-84631-065-2.
- ^ Dorey, Peter (1995). British politics since 1945. Making contemporary Britain. Oxford: Blackwell. tr. 164–223. ISBN 978-0-631-19075-2.
- ^ Griffiths, Alan; Wall, Stuart (2007). Applied Economics (PDF) (ấn bản 11). Harlow: Financial Times Press. tr. 6. ISBN 978-0-273-70822-3. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 23 tháng 8 năm 2009. Truy cập ngày 26 tháng 12 năm 2010.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
- ^ Keating, Michael (ngày 1 tháng 1 năm 1998). “Reforging the Union: Devolution and Constitutional Change in the United Kingdom”. Publius: the Journal of Federalism. 28 (1): 217. doi:10.1093/oxfordjournals.pubjof.a029948. Truy cập ngày 4 tháng 2 năm 2009.
- ^ Jackson, Mike (ngày 3 tháng 4 năm 2011). “Military action alone will not save Libya”. Financial Times. Luân Đôn.
- ^ “United Kingdom country profile”. BBC. ngày 24 tháng 1 năm 2013. Truy cập ngày 9 tháng 4 năm 2013.
- ^ “Scottish referendum: Scotland votes no to independence”. BBC News. ngày 19 tháng 9 năm 2014. Truy cập ngày 19 tháng 9 năm 2014.
- ^ “In stunning decision, Britain votes to leave the E.U.”. Washington Post. ngày 24 tháng 6 năm 2016. Truy cập ngày 24 tháng 6 năm 2016.
- ^ Bloom, Dan (ngày 29 tháng 3 năm 2017). “Brexit Day recap: Article 50 officially triggered on historic day as Theresa May warns: 'No turning back'”. Daily Mirror. Truy cập ngày 29 tháng 3 năm 2017.
- ^ Adler, Katya (ngày 29 tháng 3 năm 2017). “Theresa May officially starts Brexit process; Article 50 letter handed over”. BBC News. Truy cập ngày 29 tháng 3 năm 2017.
- ^ “Her Majesty the Queen”. Hoàng gia Anh. Truy cập ngày 7 tháng 12 năm 2014.
- ^ Bagehot, Walter (1867). The English Constitution. Luân Đôn: Chapman and Hall. p. 103.
- ^ Carter, Sarah. “A Guide To the UK Legal System”. University of Kent at Canterbury. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 5 năm 2012. Truy cập ngày 16 tháng 5 năm 2006.
- ^ “Parliamentary sovereignty”. UK Parliament. 14 tháng 9 năm 2024. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 5 năm 2012. Truy cập ngày 6 tháng 12 năm 2014.
- ^ “The Government, Prime Minister and Cabinet”. Public services all in one place. Directgov. Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 9 năm 2012. Truy cập ngày 12 tháng 2 năm 2010.
- ^ “Brown is UK's new prime minister”. BBC News. ngày 27 tháng 6 năm 2007. Truy cập ngày 23 tháng 1 năm 2008.
- ^ “Elections and voting”. UK Parliament. Lưu trữ bản gốc ngày 14 tháng 11 năm 2010. Truy cập ngày 14 tháng 11 năm 2010.
- ^ “The Parliament Acts”. UK Parliament. Lưu trữ bản gốc ngày 14 tháng 11 năm 2010. Truy cập ngày 6 tháng 12 năm 2014.
- ^ Cornford, James; Dorling, Daniel (1997). “Crooked Margins and Marginal Seats” (PDF). Trong Pattie, Charles; Denver, David; Fisher, Justin; và đồng nghiệp (biên tập). British Elections and Parties Review, Volume 7. Luân Đôn: Frank Cass. tr. 85.
- ^ “Ideological Development in the UK”. BBC News. 4 tháng 11 năm 2004. Truy cập ngày 9 tháng 8 năm 2017.
- ^ McDonald, Henry (1 tháng 5 năm 2015). “Sinn Féin MP says party will always boycott Westminster, despite report”. The Guardian. Luân Đôn. Truy cập ngày 7 tháng 7 năm 2015.
- ^ “Scots MPs attacked over fees vote”. BBC News. ngày 27 tháng 1 năm 2004. Truy cập ngày 21 tháng 10 năm 2008.
- ^ Taylor, Brian (ngày 1 tháng 6 năm 1998). “Talking Politics: The West Lothian Question”. BBC News. Truy cập ngày 21 tháng 10 năm 2008.
- ^ “England-only laws 'need majority from English MPs'”. BBC News. ngày 25 tháng 3 năm 2013. Truy cập ngày 28 tháng 4 năm 2013.
- ^ “Scotland's Parliament – powers and structures”. BBC News. ngày 8 tháng 4 năm 1999. Truy cập ngày 21 tháng 10 năm 2008.
- ^ “Structure and powers of the Assembly”. BBC News. ngày 9 tháng 4 năm 1999. Truy cập ngày 21 tháng 10 năm 2008.
- ^ Burrows, N. (1999). “Unfinished Business: The Scotland Act 1998”. The Modern Law Review. 62 (2): 241–60 [p. 249]. doi:10.1111/1468-2230.00203.
The UK Parliament is sovereign and the Scottish Parliament is subordinate. The White Paper had indicated that this was to be the approach taken in the legislation. The Scottish Parliament is not to be seen as a reflection of the settled will of the people of Scotland or of popular sovereignty but as a reflection of its subordination to a higher legal authority. Following the logic of this argument, the power of the Scottish Parliament to legislate can be withdrawn or overridden...
- ^ Elliot, M. (2004). “United Kingdom: Parliamentary sovereignty under pressure”. International Journal of Constitutional Law. 2 (3): 545–627 [pp. 553–554]. doi:10.1093/icon/2.3.545.
Notwithstanding substantial differences among the schemes, an important common factor is that the U.K. Parliament has not renounced legislative sovereignty in relation to the three nations concerned. For example, the Scottish Parliament is empowered to enact primary legislation on all matters, save those in relation to which competence is explicitly denied... but this power to legislate on what may be termed "devolved matters" is concurrent with the Westminster Parliament's general power to legislate for Scotland on any matter at all, including devolved matters... In theory, therefore, Westminster may legislate on Scottish devolved matters whenever it chooses...
- ^ Walker, G. (2010). “Scotland, Northern Ireland, and Devolution, 1945–1979”. Journal of British Studies. 39 (1): 124 & 133. doi:10.1086/644536.
- ^ Gamble, A. “The Constitutional Revolution in the United Kingdom”. Publius. 36 (1): 19–35 [p. 29]. doi:10.1093/publius/pjj011.
The British parliament has the power to abolish the Scottish parliament and the Welsh assembly by a simple majority vote in both houses, but since both were sanctioned by referenda, it would be politically difficult to abolish them without the sanction of a further vote by the people. In this way several of the constitutional measures introduced by the Blair government appear to be entrenched and not subject to a simple exercise of parliamentary sovereignty at Westminster.
- ^ Meehan, E. (1999). “The Belfast Agreement—Its Distinctiveness and Points of Cross-Fertilization in the UK's Devolution Programme”. Parliamentary Affairs. 52 (1): 19–31 [p. 23]. doi:10.1093/pa/52.1.19.
[T]he distinctive involvement of two governments in the Northern Irish problem means that Northern Ireland's new arrangements rest upon an intergovernmental agreement. If this can be equated with a treaty, it could be argued that the forthcoming distribution of power between Westminster and Belfast has similarities with divisions specified in the written constitutions of federal states... Although the Agreement makes the general proviso that Westminster's 'powers to make legislation for Northern Ireland' remains 'unaffected', without an explicit categorical reference to reserved matters, it may be more difficult than in Scotland or Wales for devolved powers to be repatriated. The retraction of devolved powers would not merely entail consultation in Northern Ireland backed implicitly by the absolute power of parliamentary sovereignty but also the renegotiation of an intergovernmental agreement.
- ^ “The Treaty (act) of the Union of Parliament 1706”. Scottish History Online. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 5 năm 2019. Truy cập ngày 5 tháng 10 năm 2008.
- ^ “UK Supreme Court judges sworn in”. BBC News. ngày 1 tháng 10 năm 2009.
- ^ “Constitutional reform: A Supreme Court for the United Kingdom” (PDF). Department for Constitutional Affairs. tháng 7 năm 2003. Truy cập ngày 13 tháng 5 năm 2013.
- ^ “Role of the JCPC”. Judicial Committee of the Privy Council. Truy cập ngày 28 tháng 4 năm 2013.
- ^ Bainham, Andrew (1998). The international survey of family law: 1996. The Hague: Martinus Nijhoff. tr. 298. ISBN 978-90-411-0573-8.
- ^ “The Australian courts and comparative law”. Australian Law Postgraduate Network. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 4 năm 2013. Truy cập ngày 28 tháng 12 năm 2010.
- ^ “Court of Session – Introduction”. Scottish Courts. Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 5 năm 2012. Truy cập ngày 5 tháng 10 năm 2008.
- ^ “High Court of Justiciary – Introduction”. Scottish Courts. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 8 năm 2012. Truy cập ngày 5 tháng 10 năm 2008.
- ^ “House of Lords – Practice Directions on Permission to Appeal”. UK Parliament. Truy cập ngày 22 tháng 6 năm 2009.
- ^ Swaine, Jon (ngày 13 tháng 1 năm 2009). "Barack Obama presidency will strengthen special relationship, says Gordon Brown". The Daily Telegraph (Luân Đôn). Truy cập ngày 3 tháng 5 năm 2011.
- ^ Kirchner, E. J.; Sperling, J. (2007). Global Security Governance: Competing Perceptions of Security in the 21st Century. Luân Đôn: Taylor & Francis. p. 100. ISBN 0-415-39162-8
- ^ The Committee Office, House of Commons (ngày 19 tháng 2 năm 2009). “DFID's expenditure on development assistance”. UK Parliament. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 1 năm 2013. Truy cập ngày 28 tháng 4 năm 2013.
- ^ “Ministry of Defence”. Ministry of Defence. Truy cập ngày 21 tháng 2 năm 2012.
- ^ “Speaker addresses Her Majesty Queen Elizabeth II”. UK Parliament. ngày 30 tháng 3 năm 2012. Truy cập ngày 28 tháng 4 năm 2013.
- ^ “House of Commons Hansard”. UK Parliament. Truy cập ngày 23 tháng 10 năm 2008.
- ^ UK 2005: The Official Yearbook of the United Kingdom of Great Britain and Northern Ireland. Office for National Statistics. p. 89.
- ^ Oxford English Dictionary: "British Isles: a geographical term for the islands comprising Great Britain and Ireland with all their offshore islands including the Isle of Man and the Channel Islands."
- ^ a b c d e f “United Kingdom”. The World Factbook. Central Intelligence Agency. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 1 năm 2019. Truy cập ngày 23 tháng 9 năm 2008.
- ^ a b c d e Latimer Clarke Corporation Pty Ltd. “United Kingdom – Atlapedia Online”. Atlapedia.com. Truy cập ngày 26 tháng 10 năm 2010.
- ^ ROG Learing Team (ngày 23 tháng 8 năm 2002). “The Prime Meridian at Greenwich”. Royal Museums Greenwich. Royal Museums Greenwich. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 11 năm 2015. Truy cập ngày 11 tháng 9 năm 2012.
- ^ Neal, Clare. “How long is the UK coastline?”. British Cartographic Society. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 5 năm 2012. Truy cập ngày 26 tháng 10 năm 2010.
- ^ “The Channel Tunnel”. Eurotunnel. Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 12 năm 2010. Truy cập ngày 29 tháng 11 năm 2010.
- ^ “England – Profile”. BBC News. ngày 11 tháng 2 năm 2010.
- ^ “Scotland Facts”. Scotland Online Gateway. Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 6 năm 2008. Truy cập ngày 16 tháng 7 năm 2008.
- ^ Winter, Jon (ngày 19 tháng 5 năm 2001). “The complete guide to Scottish Islands”. The Independent. Luân Đôn. Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 3 năm 2011. Truy cập ngày 4 tháng 12 năm 2014.
- ^ “Overview of Highland Boundary Fault”. Gazetteer for Scotland. University of Edinburgh. Truy cập ngày 27 tháng 12 năm 2010.
- ^ “Ben Nevis Weather”. Ben Nevis Weather. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 5 năm 2012. Truy cập ngày 26 tháng 10 năm 2008.
- ^ “Profile: Wales”. BBC News. ngày 9 tháng 6 năm 2010. Truy cập ngày 7 tháng 11 năm 2010.
- ^ Giles Darkes (ngày 26 tháng 4 năm 2014). “How long is the UK coastline?”. The British Cartographic Society. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 5 năm 2012. Truy cập ngày 4 tháng 12 năm 2014.
- ^ “Geography of Northern Ireland”. University of Ulster. Truy cập ngày 22 tháng 5 năm 2006.
- ^ “UK climate summaries”. Met Office. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 5 năm 2012. Truy cập ngày 1 tháng 5 năm 2011.
- ^ United Nations Economic and Social Council (tháng 8 năm 2007). “Ninth UN Conference on the standardization of Geographical Names” (PDF). UN Statistics Division. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 1 tháng 12 năm 2009. Truy cập ngày 21 tháng 10 năm 2008.
- ^ Barlow, I.M. (1991). Metropolitan Government. Luân Đôn: Routledge. ISBN 978-0-415-02099-2.
- ^ “Welcome to the national site of the Government Office Network”. Government Offices. Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 6 năm 2009. Truy cập ngày 3 tháng 7 năm 2008.
- ^ “A short history of London government”. Greater London Authority. Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 4 năm 2008. Truy cập ngày 4 tháng 10 năm 2008.
- ^ Sherman, Jill; Norfolk, Andrew (ngày 5 tháng 11 năm 2004). “Prescott's dream in tatters as North East rejects assembly”. The Times. London. Truy cập ngày 15 tháng 2 năm 2008.
The Government is now expected to tear up its twelve-year-old plan to create eight or nine regional assemblies in England to mirror devolution in Scotland and Wales.
(cần đăng ký mua) - ^ “Local Authority Elections”. Local Government Association. Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 1 năm 2012. Truy cập ngày 3 tháng 10 năm 2008.
- ^ “STV in Scotland: Local Government Elections 2007” (PDF). Political Studies Association. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 20 tháng 3 năm 2011. Truy cập ngày 2 tháng 8 năm 2008.
- ^ Ethical Standards in Public Life framework: “Ethical Standards in Public Life”. The Scottish Government. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 12 năm 2014. Truy cập ngày 3 tháng 10 năm 2008.
- ^ “Local Authorities”. The Welsh Assembly Government. Bản gốc lưu trữ ngày 30 tháng 5 năm 2014. Truy cập ngày 31 tháng 7 năm 2008.
- ^ “Local government elections in Wales”. The Electoral Commission. 2008. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 6 năm 2012. Truy cập ngày 8 tháng 4 năm 2011.
- ^ “Welsh Local Government Association”. Welsh Local Government Association. Truy cập ngày 20 tháng 3 năm 2008.
- ^ Devenport, Mark (ngày 18 tháng 11 năm 2005). “NI local government set for shake-up”. BBC News. Truy cập ngày 15 tháng 11 năm 2008.
- ^ “Foster announces the future shape of local government” (Thông cáo báo chí). Northern Ireland Executive. ngày 13 tháng 3 năm 2008. Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 7 năm 2008. Truy cập ngày 20 tháng 10 năm 2008.
- ^ “Local Government elections to be aligned with review of public administration” (Thông cáo báo chí). Northern Ireland Office. ngày 25 tháng 4 năm 2008. Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 2 năm 2013. Truy cập ngày 2 tháng 8 năm 2008.
- ^ “CIBC PWM Global – Introduction to The Cayman Islands”. Cibc.com. ngày 11 tháng 7 năm 2012. Truy cập ngày 17 tháng 8 năm 2012.
- ^ Rappeport, Laurie. “Cayman Islands Tourism”. Washington DC: USA Today Travel Tips. Truy cập ngày 9 tháng 4 năm 2013.
- ^ “Working with Overseas Territories”. Foreign & Commonwealth Office. ngày 6 tháng 10 năm 2010. Truy cập ngày 5 tháng 11 năm 2010.
- ^ “Bản sao đã lưu trữ” (PDF). Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 2 tháng 11 năm 2019. Truy cập ngày 4 tháng 12 năm 2014.
- ^ “Overseas Territories”. Foreign & Commonwealth Office. Truy cập ngày 6 tháng 9 năm 2010.[liên kết hỏng]
- ^ “The World Factbook”. CIA. Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 12 năm 2018. Truy cập ngày 26 tháng 12 năm 2010.
- ^ “Country profiles”. Foreign & Commonwealth Office. ngày 21 tháng 2 năm 2008. Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 3 năm 2013. Truy cập ngày 6 tháng 9 năm 2010.
- ^ Davison, Phil (ngày 18 tháng 8 năm 1995). “Bermudians vote to stay British”. The Independent. Luân Đôn. Truy cập ngày 11 tháng 9 năm 2012.
- ^ The Committee Office, House of Commons. “House of Commons – Crown Dependencies – Justice Committee”. Publications.parliament.uk. Truy cập ngày 7 tháng 11 năm 2010.
- ^ Fact sheet on the UK's relationship with the Crown Dependencies – gov.uk, Ministry of Justice. Truy cập ngày 25 tháng 8 năm 2014.
- ^ “Census Geography”. Office for National Statistics. ngày 30 tháng 10 năm 2007. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 6 năm 2011. Truy cập ngày 14 tháng 4 năm 2012.
- ^ “Welcome to the 2011 Census for England and Wales”. Office for National Statistics. 14 tháng 9 năm 2024. Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 9 năm 2008. Truy cập ngày 11 tháng 10 năm 2008.
- ^ ONS (25 tháng 6 năm 2021). “United Kingdom population mid-year estimate”. ons.gov.uk.
- ^ a b “Annual Mid-year Population Estimates, 2010” (PDF). Office for National Statistics. 2011. Truy cập ngày 14 tháng 4 năm 2012.
- ^ a b “2011 Census: Population Estimates for the United Kingdom” (PDF). Office for National Statistics. ngày 27 tháng 3 năm 2011. Truy cập ngày 18 tháng 12 năm 2012.
- ^ a b “2011 UK censuses”. Office for National Statistics. Truy cập ngày 18 tháng 12 năm 2012.
- ^ “Population: UK population grows to 59.6 million” (Thông cáo báo chí). Office for National Statistics. ngày 24 tháng 6 năm 2004. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 7 năm 2004. Truy cập ngày 14 tháng 4 năm 2012.
- ^ Khan, Urmee (ngày 16 tháng 9 năm 2008). “England is most crowded country in Europe”. The Daily Telegraph. Luân Đôn. Truy cập ngày 5 tháng 9 năm 2009.
- ^ Carrell, Severin (ngày 17 tháng 12 năm 2012). “Scotland's population at record high”. The Guardian. Luân Đôn. Truy cập ngày 18 tháng 12 năm 2012.
- ^ a b c “Vital Statistics: Population and Health Reference Tables (February 2014 Update): Annual Time Series Data”. ONS. Truy cập ngày 27 tháng 4 năm 2014.
- ^ Boseley, Sarah (ngày 14 tháng 7 năm 2008). “The question: What's behind the baby boom?”. The Guardian. Luân Đôn. tr. 3. Truy cập ngày 28 tháng 8 năm 2009.
- ^ Tables, Graphs and Maps Interface (TGM) table. Eurostat (ngày 26 tháng 2 năm 2013). Truy cập ngày 12 tháng 7 năm 2013.
- ^ Campbell, Denis (ngày 11 tháng 12 năm 2005). “3.6m people in Britain are gay – official”. The Observer. Luân Đôn. Truy cập ngày 28 tháng 4 năm 2013.
- ^ “2011 Census - Built-up areas”. ONS. Truy cập ngày 1 tháng 7 năm 2013.
- ^ Mid-2012 Population Estimates for Settlements and Localities in Scotland General Register Office for Scotland
- ^ “Belfast Metropolitan Urban Area NISRA 2005” (PDF). Truy cập ngày 28 tháng 4 năm 2013.
- ^ 2011 Census: KS201UK Ethnic group, local authorities in the United Kingdom, Accessed ngày 21 tháng 2 năm 2014
- ^ “Welsh people could be most ancient in UK, DNA suggests”. BBC News. ngày 19 tháng 6 năm 2012. Truy cập ngày 28 tháng 4 năm 2013.
- ^ Thomas, Mark G. et al. "Evidence for a segregated social structure in early Anglo-Saxon England". Proceedings of the Royal Society B: Biological Sciences 273(1601): 2651–2657.
- ^ Owen, James (ngày 19 tháng 7 năm 2005). "Review of 'The Tribes of Britain'". National Geographic (Washington DC).
- ^ Oppenheimer, Stephen (October 2006). “"Myths of British ancestry"”. Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 9 năm 2006. Truy cập ngày 4 tháng 12 năm 2014.. Prospect (Luân Đôn). Truy cập ngày 5 tháng 11 năm 2010.
- ^ Henderson, Mark (ngày 23 tháng 10 năm 2009). “Scientist – Griffin hijacked my work to make race claim about 'British aborigines'”. The Times. Luân Đôn. Truy cập ngày 26 tháng 10 năm 2009. (cần đăng ký mua)
- ^ Costello, Ray (2001). Black Liverpool: The Early History of Britain's Oldest Black Community 1730–1918. Liverpool: Picton Press. ISBN 1-873245-07-6.
- ^ “Culture and Ethnicity Differences in Liverpool – Chinese Community”. Chambré Hardman Trust. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 7 năm 2009. Truy cập ngày 26 tháng 10 năm 2009.
- ^ Coleman, David; Compton, Paul; Salt, John (2002). "The demographic characteristics of immigrant populations", Council of Europe, p.505. ISBN 92-871-4974-7.
- ^ Mason, Chris (ngày 30 tháng 4 năm 2008). “'Why I left UK to return to Poland'”. BBC News.
- ^ “Resident population estimates by ethnic group (percentages): Luân Đôn”. Office for National Statistics. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 6 năm 2012. Truy cập ngày 23 tháng 4 năm 2008.
- ^ “Resident population estimates by ethnic group (percentages): Leicester”. Office for National Statistics. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 6 năm 2012. Truy cập ngày 23 tháng 4 năm 2008.
- ^ “Census 2001 – Ethnicity and religion in England and Wales”. Office for National Statistics. Truy cập ngày 23 tháng 4 năm 2008.
- ^ Schools, pupils and their characteristics: January 2016 (PDF) (Bản báo cáo). Department for Education. 28 tháng 6 năm 2016. tr. 8. SFR 20/2016.
- ^ Rogers, Simon (ngày 19 tháng 5 năm 2011). “Non-white British population reaches 9.1 million”. The Guardian. Luân Đôn.
- ^ Wallop, Harry (ngày 18 tháng 5 năm 2011). “Population growth of last decade driven by non-white British”. The Daily Telegraph. Luân Đôn.
- ^ “Official EU languages”. European Commission. ngày 8 tháng 5 năm 2009. Truy cập ngày 16 tháng 10 năm 2009.
- ^ “Language Courses in New York”. United Nations. 2006. Truy cập ngày 29 tháng 11 năm 2010.
- ^ “English language – Government, citizens and rights”. Directgov. Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 10 năm 2012. Truy cập ngày 23 tháng 8 năm 2011.
- ^ “Commonwealth Secretariat – UK”. Commonwealth Secretariat. Truy cập ngày 23 tháng 8 năm 2011.
- ^ a b c “Languages across Europe: United Kingdom”. BBC. Truy cập ngày 4 tháng 2 năm 2013.
- ^ Booth, Robert (ngày 30 tháng 1 năm 2013). “Polish becomes England's second language”. The Guardian. Luân Đôn. Truy cập ngày 4 tháng 2 năm 2012.
- ^ “Council of Europe”.
- ^ “Council of Europe”.
- ^ National Statistics Online – Welsh Language Lưu trữ 2011-07-28 tại Wayback Machine. National Statistics Office.
- ^ “Differences in estimates of Welsh Language Skills” (PDF). Office for National Statistics. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 12 tháng 1 năm 2010. Truy cập ngày 30 tháng 12 năm 2008.
- ^ Wynn Thomas, Peter (tháng 3 năm 2007). “Welsh today”. Voices. BBC. Truy cập ngày 5 tháng 7 năm 2011.
- ^ “Scotland's Census 2001 – Gaelic Report”. General Register Office for Scotland. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 5 năm 2013. Truy cập ngày 28 tháng 4 năm 2013.
- ^ “Local UK languages 'taking off'”. BBC News. ngày 12 tháng 2 năm 2009.
- ^ “Language Data – Scots”. European Bureau for Lesser-Used Languages. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 6 năm 2007. Truy cập ngày 2 tháng 11 năm 2008.
- ^ “Fall in compulsory language lessons”. BBC News. ngày 4 tháng 11 năm 2004.
- ^ “The School Gate for parents in Wales”. BBC. Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 4 năm 2014. Truy cập ngày 28 tháng 4 năm 2013.
- ^ Cannon, John, ed. (2nd edn., 2009). A Dictionary of British History. Oxford University Press. p. 144. ISBN 0-19-955037-9.
- ^ Field, Clive D. (November 2009). "British religion in numbers" Lưu trữ 2011-10-16 tại Wayback Machine. BRIN Discussion Series on Religious Statistics, Discussion Paper 001. Truy cập ngày 3 tháng 6 năm 2011.
- ^ Yilmaz, Ihsan (2005). Muslim Laws, Politics and Society in Modern Nation States: Dynamic Legal Pluralisms in England, Turkey, and Pakistan. Aldershot: Ashgate Publishing. pp. 55–6. ISBN 0-7546-4389-1.
- ^ Brown, Callum G. (2006). Religion and Society in Twentieth-Century Britain. Harlow: Pearson Education. p. 291. ISBN 0-582-47289-X.
- ^ Norris, Pippa; Inglehart, Ronald (2004). Sacred and Secular: Religion and Politics Worldwide. Cambridge University Press. p. 84. ISBN 0-521-83984-X.
- ^ Fergusson, David (2004). Church, State and Civil Society. Cambridge University Press. p. 94. ISBN 0-521-52959-X.
- ^ “UK Census 2001”. National Office for Statistics. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 3 năm 2007. Truy cập ngày 22 tháng 4 năm 2007.
- ^ “Religious Populations”. Office for National Statistics. ngày 11 tháng 10 năm 2004. Lưu trữ bản gốc ngày 6 tháng 6 năm 2011. Truy cập ngày 4 tháng 12 năm 2014.
- ^ Philby, Charlotte (ngày 12 tháng 12 năm 2012). “Less religious and more ethnically diverse: Census reveals a picture of Britain today”. The Independent. Luân Đôn.
- ^ The History of the Church of England Lưu trữ 2010-02-21 tại Wayback Machine. The Church of England. Truy cập ngày 23 tháng 11 năm 2008.
- ^ “Queen and Church of England”. British Monarchy Media Centre. Bản gốc lưu trữ ngày 8 tháng 10 năm 2006. Truy cập ngày 5 tháng 6 năm 2010.
- ^ “Queen and the Church”. The British Monarchy (Official Website). Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 6 năm 2011. Truy cập ngày 4 tháng 12 năm 2014.
- ^ “How we are organised”. Church of Scotland. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 6 năm 2011. Truy cập ngày 4 tháng 12 năm 2014.
- ^ Weller, Paul (2005). Time for a Change: Reconfiguring Religion, State, and Society. Luân Đôn: Continuum. pp. 79–80. ISBN 0567084876.
- ^ Peach, Ceri, "United Kingdom, a major transformation of the religious landscape", in H. Knippenberg. ed. (2005). The Changing Religious Landscape of Europe. Amsterdam: Het Spinhuis. pp. 44–58. ISBN 90-5589-248-3.
- ^ “Local Authorities”. Department for Children, Schools and Families. Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 12 năm 2008. Truy cập ngày 21 tháng 12 năm 2008.Quản lý CS1: bot: trạng thái URL ban đầu không rõ (liên kết)
- ^ Gordon, J.C.B. (1981). Verbal Deficit: A Critique. Luân Đôn: Croom Helm. tr. 44 note 18. ISBN 978-0-85664-990-5.
- ^ Section 8 ('Duty of local education authorities to secure provision of primary and secondary schools'), Sections 35–40 ('Compulsory attendance at Primary and Secondary Schools') and Section 61 ('Prohibition of fees in schools maintained by local education authorities...'), Education Act 1944.
- ^ “England's pupils in global top 10”. BBC News. ngày 10 tháng 12 năm 2008.
- ^ Frankel, Hannah (ngày 3 tháng 9 năm 2010). “Is Oxbridge still a preserve of the posh?”. TES. Luân Đôn. Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 1 năm 2013. Truy cập ngày 9 tháng 4 năm 2013.
- ^ “World's top 100 universities 2013: their reputations ranked by Times Higher Education”. The Guardian. Luân Đôn. 2013. Truy cập ngày 23 tháng 10 năm 2014.
- ^ “About SQA”. Scottish Qualifications Authority. ngày 10 tháng 4 năm 2013. Truy cập ngày 28 tháng 4 năm 2013.
- ^ “About Learning and Teaching Scotland”. Learning and Teaching Scotland. Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 4 năm 2012. Truy cập ngày 28 tháng 4 năm 2013.
- ^ “Brain drain in reverse”. Scotland Online Gateway. tháng 7 năm 2002. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 12 năm 2007.
- ^ “Increase in private school intake”. BBC News. ngày 17 tháng 4 năm 2007.
- ^ “MSPs vote to scrap endowment fee”. BBC News. ngày 28 tháng 2 năm 2008.
- ^ What will your child learn? Lưu trữ 2020-04-06 tại Wayback Machine The Welsh Assembly Government. Truy cập ngày 22 tháng 1 năm 2010.
- ^ CCEA. “About Us – What we do”. Council for the Curriculum Examinations & Assessment. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 3 năm 2018. Truy cập ngày 28 tháng 4 năm 2013.
- ^ Haden, Angela; Campanini, Barbara biên tập (2000). The world health report 2000 – Health systems: improving performance (PDF). Genève: World Health Organisation. ISBN 92-4-156198-X. Truy cập ngày 5 tháng 7 năm 2011.
- ^ World Health Organization. “Measuring overall health system performance for 191 countries” (PDF). New York University. Truy cập ngày 5 tháng 7 năm 2011. Chú thích journal cần
|journal=
(trợ giúp) - ^ “'Huge contrasts' in devolved NHS”. BBC News. ngày 28 tháng 8 năm 2008.
- ^ Triggle, Nick (ngày 2 tháng 1 năm 2008). “NHS now four different systems”. BBC News.
- ^ Fisher, Peter. “The NHS from Thatcher to Blair”. NHS Consultants Association. International Association of Health Policy. Bản gốc lưu trữ ngày 20 tháng 11 năm 2018. Truy cập ngày 5 tháng 12 năm 2014.
The Budget... was even more generous to the NHS than had been expected amounting to an annual rise of 7.4% above the rate of inflation for the next 5 years. This would take us to 9.4% of GDP spent on health ie around EU average.
- ^ “OECD Health Data 2009 – How Does the United Kingdom Compare” (PDF). Paris: Organisation for Economic Co-operation and Development. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 8 tháng 5 năm 2012. Truy cập ngày 28 tháng 4 năm 2013.
- ^ “Principles for Economic Regulation”. Department for Business, Innovation & Skills. tháng 4 năm 2011. Truy cập ngày 1 tháng 5 năm 2011.
- ^ “United Kingdom”. International Monetary Fund. Truy cập ngày 1 tháng 10 năm 2009.
- ^ Chavez-Dreyfuss, Gertrude (ngày 1 tháng 4 năm 2008). “Global reserves, dollar share up at end of 2007-IMF”. Reuters. Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 11 năm 2009. Truy cập ngày 21 tháng 12 năm 2009.
- ^ “More About the Bank”. Bank of England. 14 tháng 9 năm 2024. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 3 năm 2008.
- ^ “Index of Services (experimental)”. Office for National Statistics. ngày 7 tháng 5 năm 2006. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 5 năm 2006.
- ^ Sassen, Saskia (2001). The Global City: New York, London, Tokyo (ấn bản 2). Princeton University Press. ISBN 0-691-07866-1.
- ^ a b “Global Financial Centres 7” (PDF). Z/Yen. 2010. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 5 tháng 11 năm 2012. Truy cập ngày 21 tháng 4 năm 2010.
- ^ a b “Worldwide Centres of Commerce Index 2008” (PDF). Mastercard. Truy cập ngày 5 tháng 7 năm 2011.
- ^ a b Zumbrun, Joshua (ngày 15 tháng 7 năm 2008). “"World's Most Economically Powerful Cities"”. Forbes. New York. Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 5 năm 2011. Truy cập ngày 3 tháng 10 năm 2010.
- ^ “Global city GDP rankings 2008–2025”. PricewaterhouseCoopers. Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 5 năm 2011. Truy cập ngày 16 tháng 11 năm 2010.
- ^ International Tourism Receipts Lưu trữ 2007-08-09 tại Wayback Machine. UNWTO Tourism Highlights, Edition 2005. page 12. World Tourism Organisation. Truy cập ngày 24 tháng 5 năm 2006.
- ^ Bremner, Caroline (ngày 10 tháng 1 năm 2010). “Euromonitor International's Top City Destination Ranking”. Euromonitor International. Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 5 năm 2011. Truy cập ngày 31 tháng 5 năm 2011.
- ^ “From the Margins to the Mainstream – Government unveils new action plan for the creative industries”. DCMS. ngày 9 tháng 3 năm 2007. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 12 năm 2008. Truy cập ngày 9 tháng 3 năm 2007.
- ^ a b “European Countries – United Kingdom”. Europa (web portal). Truy cập ngày 15 tháng 12 năm 2010.
- ^ Harrington, James W.; Warf, Barney (1995). Industrial location: Principles, practices, and policy. Luân Đôn: Routledge. tr. 121. ISBN 978-0-415-10479-1.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
- ^ Spielvogel, Jackson J. (2008). Western Civilization: Alternative Volume: Since 1300. Belmont, CA: Thomson Wadsworth. ISBN 978-0-495-55528-5.
- ^ Hewitt, Patricia (ngày 15 tháng 7 năm 2004). “TUC Manufacturing Conference”. Department of Trade and Industry. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 6 năm 2007. Truy cập ngày 16 tháng 5 năm 2006.
- ^ “Industry topics”. Society of Motor Manufacturers and Traders. 2011. Truy cập ngày 5 tháng 7 năm 2011.
- ^ “The Pharmaceutical sector in the UK”. Department for Business, Innovation & Skills. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 12 năm 2012. Truy cập ngày 9 tháng 6 năm 2011.
- ^ “Ministerial Industry Strategy Group – Pharmaceutical Industry: Competitiveness and Performance Indicators” (PDF). Department of Health. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 7 tháng 1 năm 2013. Truy cập ngày 9 tháng 6 năm 2011.
- ^ “Bản sao đã lưu trữ” (PDF). Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 21 tháng 8 năm 2010. Truy cập ngày 7 tháng 12 năm 2014.
- ^ “UK in recession as economy slides”. BBC News. ngày 23 tháng 1 năm 2009. Truy cập ngày 23 tháng 1 năm 2009.
- ^ “UK youth unemployment at its highest in two decades: 22.5%”. MercoPress. ngày 15 tháng 4 năm 2012.
- ^ Groom, Brian (ngày 19 tháng 1 năm 2011). “UK youth unemployment reaches record”. Financial Times. Luân Đôn.
- ^ “Release: EU Government Debt and Deficit returns”. Office for National Statistics. tháng 3 năm 2012. Truy cập ngày 17 tháng 8 năm 2012.
- ^ Stewart, Heather; Wintour, Patrick (18 tháng 2 năm 2015). “UK employment rate hits highest level since records began”. The Guardian. Truy cập ngày 8 tháng 6 năm 2015.
- ^ Wholehouse, Matthew (24 tháng 7 năm 2014). “UK has fastest-growing economy, International Monetary Fund says”. The Telegraph. Truy cập ngày 8 tháng 6 năm 2015.
- ^ “UK unemployment falls to 1.75 million”.
- ^ “United Kingdom Energy Profile”. U.S. Energy Information Administration. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 1 năm 2009. Truy cập ngày 4 tháng 11 năm 2010.
- ^ Mason, Rowena (ngày 24 tháng 10 năm 2009). “Let the battle begin over black gold”. The Daily Telegraph. Luân Đôn. Truy cập ngày 26 tháng 11 năm 2010.
- ^ Heath, Michael (ngày 26 tháng 11 năm 2010). “RBA Says Currency Containing Prices, Rate Level 'Appropriate' in Near Term”. Bloomberg. New York. Truy cập ngày 26 tháng 11 năm 2010.
- ^ “Nuclear Power in the United Kingdom”. World Nuclear Association. tháng 4 năm 2013. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 2 năm 2013. Truy cập ngày 9 tháng 4 năm 2013.
- ^ “Britain sees real wages fall 3.2%”. Daily Express. Luân Đôn. ngày 2 tháng 3 năm 2013.
- ^ Beckford, Martin (ngày 5 tháng 12 năm 2011). "Gap between rich and poor growing fastest in Britain". The Daily Telegraph (Luân Đôn).
- ^ “United Kingdom: Numbers in low income”. The Poverty Site. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 7 năm 2010. Truy cập ngày 25 tháng 9 năm 2009.
- ^ “United Kingdom: Children in low income households”. The Poverty Site. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 6 năm 2009. Truy cập ngày 25 tháng 9 năm 2009.
- ^ “Warning of food price hike crisis”. BBC News. ngày 4 tháng 4 năm 2009.
- ^ Gascoin, J. "A reappraisal of the role of the universities in the Scientific Revolution", in Lindberg, David C. and Westman, Robert S., eds (1990), Reappraisals of the Scientific Revolution. Cambridge University Press. p. 248. ISBN 0-521-34804-8.
- ^ Reynolds, E.E.; Brasher, N.H. (1966). Britain in the Twentieth Century, 1900–1964. Cambridge University Press. p. 336. OCLC 474197910
- ^ Burtt, E.A. (2003) [1924].The Metaphysical Foundations of Modern Science. Mineola, NY: Courier Dover. p. 207. ISBN 0-486-42551-7.
- ^ Hatt, C. (2006). Scientists and Their Discoveries. Luân Đôn: Evans Brothers. pp. 16, 30 and 46. ISBN 0-237-53195-X.
- ^ Jungnickel, C.; McCormmach, R. (1996). Cavendish. American Philosophical Society. ISBN 0-87169-220-1.
- ^ “The Nobel Prize in Physiology or Medicine 1945: Sir Alexander Fleming, Ernst B. Chain, Sir Howard Florey”. The Nobel Foundation. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 6 năm 2011. Truy cập ngày 7 tháng 12 năm 2014.
- ^ Hatt, C. (2006). Scientists and Their Discoveries. Luân Đôn: Evans Brothers. p. 56. ISBN 0-237-53195-X.
- ^ James, I. (2010). Remarkable Engineers: From Riquet to Shannon. Cambridge University Press. pp. 33–6. ISBN 0-521-73165-8.
- ^ Bova, Ben (2002) [1932]. The Story of Light. Naperville, IL: Sourcebooks. p. 238. ISBN 978-1-4022-0009-0.
- ^ “Alexander Graham Bell (1847–1922)”. Scottish Science Hall of Fame. Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 6 năm 2011. Truy cập ngày 7 tháng 12 năm 2014.
- ^ “John Logie Baird (1888–1946)”. BBC History. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 6 năm 2011. Truy cập ngày 7 tháng 12 năm 2014.
- ^ Cole, Jeffrey (2011). Ethnic Groups of Europe: An Encyclopedia. Santa Barbara, CA: ABC-CLIO. p. 121. ISBN 1-59884-302-8.
- ^ Castells, M.; Hall, P.; Hall, P.G. (2004). Technopoles of the World: the Making of Twenty-First-Century Industrial Complexes. Luân Đôn: Routledge. pp. 98–100. ISBN 0-415-10015-1.
- ^ “Knowledge, networks and nations: scientific collaborations in the twenty-first century” (PDF). Royal Society. 2011. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 22 tháng 6 năm 2011. Truy cập ngày 7 tháng 12 năm 2014.
- ^ McCook, Alison. “Is peer review broken?”. Reprinted from the Scientist 20(2) 26, 2006. Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 6 năm 2011. Truy cập ngày 7 tháng 12 năm 2014.
- ^ a b “Heathrow 'needs a third runway'”. BBC News. ngày 25 tháng 6 năm 2008. Truy cập ngày 17 tháng 10 năm 2008.
- ^ a b “Statistics: Top 30 World airports” (PDF) (Thông cáo báo chí). Airports Council International. tháng 7 năm 2008. Truy cập ngày 15 tháng 10 năm 2008.
- ^ “Transport Statistics Great Britain: 2010” (PDF). Department for Transport. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 16 tháng 12 năm 2010. Truy cập ngày 7 tháng 12 năm 2014.
- ^ a b “Size of Reporting Airports October 2009 – September 2010” (PDF). Civil Aviation Authority. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 27 tháng 5 năm 2012. Truy cập ngày 5 tháng 12 năm 2010.
- ^ “BMI being taken over by Lufthansa”. BBC News. ngày 29 tháng 10 năm 2008. Truy cập ngày 23 tháng 12 năm 2009.
- ^ "The cultural superpower: British cultural projection abroad" Lưu trữ 2018-09-16 tại Wayback Machine. Journal of the British Politics Society, Norway. Volume 6. No. 1. Winter 2011
- ^ Sheridan, Greg (ngày 15 tháng 5 năm 2010). “Cameron has chance to make UK great again”. The Australian. Sydney. Truy cập ngày 20 tháng 5 năm 2012.
- ^ Goldfarb, Jeffrey (ngày 10 tháng 5 năm 2006). “Bookish Britain overtakes America as top publisher”. RedOrbit. Texas. Reuters. Lưu trữ bản gốc ngày 6 tháng 1 năm 2008. Truy cập ngày 26 tháng 1 năm 2015.Quản lý CS1: bot: trạng thái URL ban đầu không rõ (liên kết)
- ^ “William Shakespeare (English author)”. Britannica Online encyclopedia. Truy cập ngày 26 tháng 2 năm 2006.
- ^ MSN Encarta Encyclopedia article on Shakespeare. Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 2 năm 2006. Truy cập ngày 26 tháng 2 năm 2006.
- ^ William Shakespeare. Columbia Electronic Encyclopedia. Truy cập ngày 26 tháng 2 năm 2006.
- ^ “Mystery of Christie's success is solved”. The Daily Telegraph. Luân Đôn. ngày 19 tháng 12 năm 2005. Truy cập ngày 14 tháng 11 năm 2010.
- ^ "All-Time Essential Comics". IGN. Truy cập ngày 15 tháng 8 năm 2013.
- ^ Johnston, Rich."Before Watchmen To Double Up For Hardcover Collections". Bleeding Cool. ngày 10 tháng 12 năm 2012. Truy cập ngày 15 tháng 8 năm 2013.
- ^ “Edinburgh, UK appointed first UNESCO City of Literature”. Unesco. 2004. Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 5 năm 2013. Truy cập ngày 28 tháng 4 năm 2013.
- ^ Swift, Jonathan; Fox, Christopher (1995). Gulliver's travels: complete, authoritative text with biographical and historical contexts, critical history, and essays from five contemporary critical perspectives. Basingstoke: Macmillan. tr. 10. ISBN 978-0-333-63438-7.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
- ^ “Bram Stoker” (PDF). The New York Times. ngày 23 tháng 4 năm 1912. Truy cập ngày 1 tháng 1 năm 2011.
- ^ “British Citizen by Act of Parliament: George Frideric Handel”. UK Parliament. ngày 20 tháng 7 năm 2009. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 5 năm 2012. Truy cập ngày 11 tháng 9 năm 2009.
- ^ Andrews, John (ngày 14 tháng 4 năm 2006). “Handel all'inglese”. Playbill. New York. Truy cập ngày 11 tháng 9 năm 2009.
- ^ Citron, Stephen (2001). Sondheim and Lloyd-Webber: The new musical. Luân Đôn: Chatto & Windus. ISBN 978-1-85619-273-6.
- ^ “1960–1969”. EMI Group. Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 4 năm 2014. Truy cập ngày 31 tháng 5 năm 2008.
- ^ “Paul At Fifty”. Time. New York. ngày 8 tháng 6 năm 1992. Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 5 năm 2013. Truy cập ngày 27 tháng 1 năm 2015.
- ^ Most Successful Group The Guinness Book of Records 1999, p. 230. Truy cập ngày 19 tháng 3 năm 2011.
- ^ “Beatles a big hit with downloads”. Belfast Telegraph. ngày 25 tháng 11 năm 2010. Truy cập ngày 16 tháng 5 năm 2011.
- ^ “British rock legends get their own music title for PlayStation3 and PlayStation2” (Thông cáo báo chí). EMI. ngày 2 tháng 2 năm 2009. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 11 năm 2012. Truy cập ngày 26 tháng 1 năm 2015.
- ^ Khan, Urmee (ngày 17 tháng 7 năm 2008). “Sir Elton John honoured in Ben and Jerry ice cream”. The Daily Telegraph. Luân Đôn.
- ^ Alleyne, Richard (ngày 19 tháng 4 năm 2008). “Rock group Led Zeppelin to reunite”. The Daily Telegraph. Luân Đôn. Truy cập ngày 31 tháng 3 năm 2010.
- ^ Fresco, Adam (ngày 11 tháng 7 năm 2006). “Pink Floyd founder Syd Barrett dies at home”. The Times. Luân Đôn. Truy cập ngày 31 tháng 3 năm 2010. (cần đăng ký mua)
- ^ Holton, Kate (ngày 17 tháng 1 năm 2008). “Rolling Stones sign Universal album deal”. Reuters. Truy cập ngày 26 tháng 10 năm 2008.
- ^ Walker, Tim (ngày 12 tháng 5 năm 2008). “Jive talkin': Why Robin Gibb wants more respect for the Bee Gees”. The Independent. Luân Đôn. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 12 năm 2008. Truy cập ngày 26 tháng 10 năm 2008.
- ^ "Brit awards winners list 2012: every winner since 1977". The Guardian (Luân Đôn). Truy cập ngày 28 tháng 2 năm 2012.
- ^ Corner, Lewis (ngày 16 tháng 2 năm 2012). “Adele, Coldplay biggest-selling UK artists worldwide in 2011”. Digital Spy. Bản gốc lưu trữ ngày 20 tháng 3 năm 2012. Truy cập ngày 22 tháng 3 năm 2012.
- ^ “Vertigo is named 'greatest film of all time'”. BBC News. ngày 2 tháng 8 năm 2012. Truy cập ngày 18 tháng 8 năm 2012.
- ^ “The Directors' Top Ten Directors”. British Film Institute. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 5 năm 2012. Truy cập ngày 26 tháng 1 năm 2015.
- ^ “Chaplin, Charles (1889–1977)”. British Film Institute. Truy cập ngày 25 tháng 1 năm 2011.
- ^ “Powell, Michael (1905–1990)”. British Film Institute. Truy cập ngày 25 tháng 1 năm 2011.
- ^ “Reed, Carol (1906–1976)”. British Film Institute. Truy cập ngày 25 tháng 1 năm 2011.
- ^ “Scott, Sir Ridley (1937–)”. British Film Institute. Truy cập ngày 25 tháng 1 năm 2011.
- ^ “Andrews, Julie (1935–)”. British Film Institute. Truy cập ngày 11 tháng 12 năm 2010.
- ^ “Burton, Richard (1925–1984)”. British Film Institute. Truy cập ngày 11 tháng 12 năm 2010.
- ^ “Caine, Michael (1933–)”. British Film Institute. Truy cập ngày 11 tháng 12 năm 2010.
- ^ “Chaplin, Charles (1889–1977)”. British Film Institute. Truy cập ngày 11 tháng 12 năm 2010.
- ^ “Connery, Sean (1930–)”. British Film Institute. Truy cập ngày 11 tháng 12 năm 2010.
- ^ “Leigh, Vivien (1913–1967)”. British Film Institute. Truy cập ngày 11 tháng 12 năm 2010.
- ^ “Niven, David (1910–1983)”. British Film Institute. Truy cập ngày 11 tháng 12 năm 2010.
- ^ “Olivier, Laurence (1907–1989)”. British Film Institute. Truy cập ngày 11 tháng 12 năm 2010.
- ^ “Sellers, Peter (1925–1980)”. British Film Institute. Truy cập ngày 11 tháng 12 năm 2010.
- ^ “Winslet, Kate (1975–)”. British Film Institute. Truy cập ngày 11 tháng 12 năm 2010.
- ^ “Anthony Hopkins”. The Guardian. UK. Truy cập ngày 21 tháng 1 năm 2015.
- ^ "Daniel Day-Lewis makes Oscar history with third award"'. BBC News. Truy cập ngày 15 tháng 8 năm 2013
- ^ “Harry Potter becomes highest-grossing film franchise”. The Guardian. Luân Đôn. ngày 11 tháng 9 năm 2007. Truy cập ngày 2 tháng 11 năm 2010.
- ^ “History of Ealing Studios”. Ealing Studios. Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 7 năm 2013. Truy cập ngày 5 tháng 6 năm 2010.
- ^ a b “UK film – the vital statistics”. UK Film Council. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 9 năm 2011. Truy cập ngày 9 tháng 3 năm 2015.
- ^ “The BFI 100”. British Film Institute. ngày 6 tháng 9 năm 2006. Lưu trữ bản gốc ngày 1 tháng 4 năm 2011. Truy cập ngày 26 tháng 1 năm 2015.
- ^ “Baftas fuel Oscars race”. BBC News. ngày 26 tháng 2 năm 2001. Truy cập ngày 14 tháng 2 năm 2011.
- ^ a b “BBC: World's largest broadcaster & Most trusted media brand”. Media Newsline. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 10 năm 2010. Truy cập ngày 23 tháng 9 năm 2010.
- ^ a b “Digital licence”. Prospect. Truy cập ngày 23 tháng 9 năm 2010.
- ^ a b “About the BBC – What is the BBC”. BBC Online. Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 1 năm 2010. Truy cập ngày 23 tháng 9 năm 2010.
- ^ Newswire7 (ngày 13 tháng 8 năm 2009). “BBC: World's largest broadcaster & Most trusted media brand”. Media Newsline. Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 6 năm 2011. Truy cập ngày 26 tháng 1 năm 2015.
- ^ “TV Licence Fee: facts & figures”. BBC Press Office. tháng 4 năm 2010. Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 6 năm 2011. Truy cập ngày 26 tháng 1 năm 2015.
- ^ “Publications & Policies: The History of ITV”. ITV.com. Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 6 năm 2011. Truy cập ngày 26 tháng 1 năm 2015.
- ^ “Publishing”. News Corporation. Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 6 năm 2011. Truy cập ngày 26 tháng 1 năm 2015.
- ^ “Direct Broadcast Satellite Television”. News Corporation. Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 6 năm 2011. Truy cập ngày 26 tháng 1 năm 2015.
- ^ William, D. (2010). UK Cities: A Look at Life and Major Cities in England, Scotland, Wales and Northern Ireland. Eastbourne: Gardners Books. ISBN 978-9987-16-021-1, pp. 22, 46, 109 and 145.
- ^ “Publishing”. Department of Culture, Media and Sport. Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 6 năm 2011. Truy cập ngày 26 tháng 1 năm 2015.
- ^ Ofcom "Communication Market Report 2010", ngày 19 tháng 8 năm 2010, pp. 97, 164 and 191 Lưu trữ 2016-04-15 tại Wayback Machine
- ^ “Social Trends: Lifestyles and social participation”. Office for National Statistics. ngày 16 tháng 2 năm 2010. Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 6 năm 2011. Truy cập ngày 26 tháng 1 năm 2015.
- ^ “Top 20 countries with the highest number of Internet users”. Internet World Stats. Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 6 năm 2011. Truy cập ngày 26 tháng 1 năm 2015.
- ^ Gysin, Christian (ngày 9 tháng 3 năm 2007). “Wembley kick-off: Stadium is ready and England play first game in fortnight”. Daily Mail. Luân Đôn. Truy cập ngày 19 tháng 3 năm 2007.
- ^ "Opening ceremony of the games of the XXX Olympiad". Olympic.org. Truy cập ngày 30 tháng 11 năm 2013
- ^ "Unparalleled Sporting History" Lưu trữ 2013-12-03 tại Wayback Machine. Reuters. Truy cập ngày 30 tháng 11 năm 2013
- ^ a b “Rugby Union 'Britain's Second Most Popular Sport'”. Ipsos-Mori. ngày 22 tháng 12 năm 2003. Truy cập ngày 28 tháng 4 năm 2013.
- ^ Ebner, Sarah (ngày 2 tháng 7 năm 2013). "History and time are key to power of football, says Premier League chief". The Times (Luân Đôn). Truy cập ngày 30 tháng 11 năm 2013.
- ^ Mitchell, Paul (tháng 11 năm 2005). “The first international football match”. BBC Sport Scotland. Truy cập ngày 15 tháng 12 năm 2013.
- ^ “Why is there no GB Olympics football team?”. BBC Sport. ngày 5 tháng 8 năm 2008. Truy cập ngày 31 tháng 12 năm 2010.
- ^ “Blatter against British 2012 team”. BBC News. ngày 9 tháng 3 năm 2008. Truy cập ngày 2 tháng 4 năm 2008.
- ^ Godwin, Terry; Rhys, Chris (1981).The Guinness Book of Rugby Facts & Feats. p.10. Enfield: Guinness Superlatives Ltd
- ^ Louw, Jaco; Nesbit, Derrick (2008). The Girlfriends Guide to Rugby. Johannesburg: South Publishers. ISBN 978-0-620-39541-0.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
- ^ “Triple Crown”. RBS 6 Nations. Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 2 năm 2013. Truy cập ngày 6 tháng 3 năm 2011.
- ^ Ardener, Shirley (2007). Professional identities: policy and practice in business and bureaucracy. New York: Berghahn. tr. 27. ISBN 978-1-84545-054-0.
- ^ “Official Website of Rugby League World Cup 2008”. Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 10 năm 2007.
- ^ “About ECB”. England and Wales Cricket Board. 14 tháng 9 năm 2024. Truy cập ngày 28 tháng 4 năm 2013.
- ^ McLaughlin, Martyn (ngày 4 tháng 8 năm 2009). “Howzat happen? England fields a Gaelic-speaking Scotsman in Ashes”. The Scotsman. Edinburgh. Truy cập ngày 30 tháng 12 năm 2010.
- ^ “Uncapped Joyce wins Ashes call up”. BBC Sport. ngày 15 tháng 11 năm 2006. Truy cập ngày 30 tháng 12 năm 2010.
- ^ “Glamorgan”. BBC South East Wales. tháng 8 năm 2009. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 4 năm 2011. Truy cập ngày 30 tháng 12 năm 2010.
- ^ History of Tennis Lưu trữ 2010-03-22 tại Wayback Machine International Tennis Federation. Truy cập 28 tháng 7 năm 2008.
- ^ "125 years of Wimbledon: From birth of lawn tennis to modern marvels". CNN. Truy cập ngày 21 tháng 1 năm 2015
- ^ “Welsh dragon call for Union flag”. BBC News. ngày 27 tháng 11 năm 2007. Truy cập ngày 17 tháng 10 năm 2008.
- ^ “Britannia on British Coins”. Chard. Truy cập ngày 25 tháng 6 năm 2006.
- ^ Baker, Steve (2001). Picturing the Beast. University of Illinois Press. tr. 52. ISBN 0-252-07030-5.
Đọc thêm
[sửa | sửa mã nguồn]- Aggestam L. (2011). European Foreign Policy and the Quest for a Global Role. Britain, France and Germany, London, Routledge.
- Gowland C. (2009). Britain and European Integration Since 1945: On the sidelines, London, Routledge. New Ed edition.
- Miller V. (2007). EU Reform: a new treaty or an old constitution?. House of Commons Library, Research paper RP07/64.
- Rosamund, B. & Wincott, D. (2006). Constitutionalism, European Integration and British Political Economy. Oxford, UK; Malden, MA: British journal of politics and international relations. tr. 8 (1).Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
- Miller V. (2005). The Future of the European Constitution. House of Commons Library, Research paper 05/45.
- Miller V. (2005). The UK Parliament and European Business. Research paper 05/85, House of Commons Library.
- Kassim H (2005). Le Royaume-Uni et le Traité constitutionnel européen. Critique internationale 4/2005 (no 29). tr. 113-133.
- Menon, A (2003). Britain and the Convention on the future of Europe in International affairs., 79 (5). Guildford: Butterworths for the Royal Institute of International Affairs.
- Gasiorek, M; và đồng nghiệp (2002). The Accession of the UK to the EC, Journal of Common Market studies., 40 (3).
- Young, J. W. (2000). Britain and European unity, 1945-1999. 2nd Edition, Macmillan Press.
- MacShane, D. (1995), Europe's next challenge to British Politics in Political quarterly, 66 (1), London: Political Quarterly Publishing Co. Ltd.
- Gregory F.F.C. (1993). Dilemmas of Government-Britain and the European Community. Martin Robertson.
- George S. (1992). Britain and the European Community. Oxford University Press.
- Bulmer, Simon, George, Stephen, Scott, Andrew (1992). The United Kingdom and EC membership evaluated. Pinter Publishers.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
Liên kết ngoài
[sửa | sửa mã nguồn]Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland. |
- Chính phủ
- Trang chủ của HM Government
- Trang chủ của British Monarchy
- Official Yearbook of the United Kingdom
- Trang chủ của Văn phòng Thủ tướng Anh
- Thông tin chung
- United Kingdom tại Encyclopædia Britannica (tiếng Anh)
- Liên hiệp Anh tại Từ điển bách khoa Việt Nam (Khối Thịnh vượng chung Anh)
- United Kingdom trên BBC News
- Mục “United Kingdom” trên trang của CIA World Factbook.
- United Kingdom trên UCB Libraries GovPubs
- Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland trên DMOZ
- United Kingdom Lưu trữ 2016-07-25 tại Wayback Machine tại EU
- Wikimedia Atlas của United Kingdom
- Dữ liệu địa lý liên quan đến Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland tại OpenStreetMap
- Key Development Forecasts for the United Kingdom, International Futures
- Du lịch