Thế vận hội Mùa hè 2012

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Thế vận hội Mùa hè lần thứ XXX
Thành phố chủ nhàLuân Đôn, Anh
Khẩu hiệuTruyền cảm hứng cho một thế hệ
(tiếng Anh: Inspire a Generation)
Quốc gia204
Vận động viên10.768 (5.992 nam, 4.776 nữ)
Nội dung302 trong 26 môn thể thao (39 phân môn)
Lễ khai mạc27 tháng 7
Lễ bế mạc12 tháng 8
Khai mạc bởi
Thắp đuốc
Sân vận độngSân vận động Olympic
Mùa hè
Bắc Kinh 2008 Rio 2016
Mùa đông
Vancouver 2010 Sochi 2014

Thế vận hội Mùa hè 2012 hay Thế vận hội Mùa hè lần thứ XXX (tiếng Anh: 2012 Summer Olympics) là Thế vận hội Mùa hè lần thứ 30, diễn ra tại Luân Đôn từ ngày 27 tháng 7 đến 12 tháng 8 năm 2012. Khoảng 10.500 vận động viên từ 205 Ủy ban Olympic quốc gia đăng ký tham gia thi đấu.[2]

Đăng cai[sửa | sửa mã nguồn]

Cuộc bầu cử giành quyền đăng cai diễn ra tại Singapore năm 2005, có 5 thành phố xin đăng cai gồm có: Luân Đôn, Paris, Madrid, New York, Moskva. Tuy nhiên, chỉ có 2 thành phố lọt vào vòng bầu cử chính thức là Luân ĐônParis sau khi 3 thành phố còn lại bị loại vì không có số phiếu bằng 2 thành phố trên. Cuối cùng, Luân Đôn đã thắng Paris với số phiếu 44-40.

Các môn thi đấu[sửa | sửa mã nguồn]

Theo thông báo chính thức của IOC thế vận hội mùa hè 2012 tại Luân Đôn sẽ có 26 môn thi đấu với 302 bộ huy chương:

  1. Bơi lội: 48 bộ
  2. Canoeing/Kayak: 16 bộ
  3. Đua xe đạp: 16 bộ
  4. Thể dục: 18 bộ
  5. Bóng chuyền: 4 bộ
  6. Đua ngựa: 6 bộ
  7. Vật: 18 bộ
  8. Bắn cung: 4 bộ
  9. Điền kinh: 47 bộ
  10. Cầu lông: 5 bộ
  11. Bóng rổ: 2 bộ
  12. Quyền anh: 13 bộ
  13. Đấu kiếm: 10 bộ
  14. Khúc côn cầu trên cỏ: 2 bộ
  15. Bóng đá: 2 bộ
  16. Bóng ném: 2 bộ
  17. Judo: 14 bộ
  18. Năm môn phối hợp hiện đại: 2 bộ
  19. Rowing: 14 bộ
  20. Thuyền buồm: 10 bộ
  21. Bắn súng: 15 bộ
  22. Bóng bàn: 4 bộ
  23. Taekwondo: 8 bộ
  24. Quần vợt: 5 bộ
  25. Ba môn phối hợp: 2 bộ
  26. Cử tạ: 15 bộ

Thế vận hội Mùa hè 2012 bớt đi 2 môn thi đấu so với Thế vận hội Mùa hè 2008 ở Bắc Kinh là bóng chày và bóng mềm.

Các đội tham dự[sửa | sửa mã nguồn]

Dự kiến có 204 đội tuyển Olympic quốc gia các nước tham dự. Dưới đây là danh sách các nước có ít nhất 1 đội tuyển tham gia.

Sân vận động Luân Đôn bắt đầu sửa
Các biểu ngữ đã được chăng sẵn
Logo thế vận hội
Sân Wembley, nơi sẽ diễn ra các trận cầu kịch liệt có sức chứa 90,000 người
\
Giải nữ ném đỉa
Giải nam nhảy cao

Cơ sở vật chất[sửa | sửa mã nguồn]

Công nghệ[sửa | sửa mã nguồn]

Các thiết bị công nghệ tại Olympic kỳ này phần lớn rất hiện đại, đáp ứng đủ tiêu chuẩn thi đấu của các vận động viên. Những địa điểm thi đấu được lắp đặt đầy đủ các thiết bị cần thiết cho thi đấu và phần lớn đều hoạt động tốt.

Y tế[sửa | sửa mã nguồn]

Dịch vụ y tế của Olympic kỳ này rất tốt, đảm bảo sức khỏe và thể lực cho các vận động viên. Ngay tại thời điểm Lễ Khai mạc Olympic Luân Đôn 2012, cũng là lúc dịch vụ y tế của Thế vận hội đi vào vận hành nhằm phục vụ số lượng lớn các quan khách, vận động viên... tại cùng một thời điểm. Lúc đó, có 66 chuyên gia y tế có mặt tại sân vận động Olympic và có tổng số 40 nhân viên hỗ trợ, 10 y tá và 10 bác sĩ cùng với 6 bác sĩ có thâm niên. Sáu bác sĩ này sẽ là người đưa ra những quyết định quan trọng cuối cùng. Một trong 6 nhân vật quan trọng này phải kể tới Antônio Bispo, người chịu trách nhiệm về vấn đề y tế của Ban tổ chức Thế vận hội mùa hè Rio 2016.

Hệ thống sức khỏe quốc gia đã chứng tỏ với cả thế giới là một dịch vụ tốt nhất tại vương quốc Anh, là một hình mẫu điển hình và cũng là niềm tự hào của nước chủ nhà. Là hệ thống lớn nhất và cũng là tốt nhất thế giới, hệ thống phục vụ tất cả người dân Vương quốc Anh với 62 triệu dân, hệ thống sức khỏe quốc gia đã đem đến việc làm cho 1,7 triệu người dân, phục vụ xấp xỉ 3 triệu người một tuần. Các dịch vụ đều đã được đóng thuế do đó người dân được phục vụ mà không phải trả tiền trừ một số trường hợp ngoại lệ.

Ngoài ra, tại Olympic Luân Đôn còn có khoảng 3.000 tình nguyện viên phục vụ trong lĩnh vực y tế. Kế hoạch của các dịch vụ y tế tại Olympic Luân Đôn đã được lên ngay khi thành phố giành được quyền đăng cai Olympic. Ban tổ chức đã nhận được đơn đăng ký của 6.000 tình nguyện viên và tuyển chọn được 4.500 người và cuối cùng sử dụng khoảng 3.000 người.

Có 5 nhóm phục vụ cho các đối tượng gồm: vận động viên, gia đình Olympic và Paralympic, Báo chí và Truyền thông tại Luân Đôn và một nhóm phục vụ cho môn Đua thuyền Buồm tại Weymouth, một cho môn Canoe và Rowing tại Eton Dorney, ngoài ra còn có lực lượng phục vụ môn Bóng đá tại 5 thành phố.

Hệ thống y tế tại Làng Olympic là hệ thống hết sức đa dạng, có thể cung cấp bác sĩ chuyên khoa, bác sĩ thể thao, bác sĩ nhãn khoa, các chuyên gia về X-quang cũng như các bác sĩ chuyên ngành như: tim, da liễu, thần kinh... và cả những chuyên gia cho các tình huống khẩn cấp. Dịch vụ được cung cấp 24 giờ một ngày và bảy ngày trong tuần trong suốt thời gian diễn ra Thế vận hội. Các bác sĩ thường xuyên túc trực tại địa điểm tập luyện và thi đấu của Thế vận hội Luân Đôn 2012. Có 66 xe cấp cứu mới được sử dụng để phục vụ tại Luân Đôn 2012 theo yêu cầu của Liên đoàn quốc tế và Ủy ban Olympic quốc tế. Những xe cấp cứu này được trang bị các thiết bị theo đúng tiêu chuẩn của dịch vụ cấp cứu Luân Đôn - được coi là dịch vụ tiêu chuẩn hàng đầu.

Làng Olympic[sửa | sửa mã nguồn]

Làng Olympic nằm ở Thung lũng Lower Lea ở phía đông Luân Đôn do tập đoàn Lend Lease của Úc xây dựng. Kinh phí xây dựng khoảng 5,3 tỷ bảng anh và đây có thể được xem là khu vực dành cho vận động viên rộng rãi nhất trong lịch sử Olympic. Trung tâm của làng Olympic gồm một biểu tượng Olympic lớn. Làng Olympic có đầy đủ dịch vụ cho các VĐV, như thẩm mỹ viện, bar, phòng ăn với thức ăn miễn phí, khu vui chơi trong nhà và ngoài trời, khu vực luyện tập, phòng ngủ... Công viên Victory được xây dựng bao quanh làng với nhiều cây xanh, giúp các VĐV có được sự thoáng đãng và mát mẻ khi hoạt động ngoài trời.

Vấn đề tình dục[sửa | sửa mã nguồn]

Tình dục là một vấn đề lớn ở kì Olympic này, để đáp ứng nhu cầu của các vận động viên, Ban tổ chức đã phát miễn phí 15.000 bao cao su. Một số thông tin đã được tiết lộ là có tới 75% các vận động viên quan hệ tình dục trong thời gian diễn ra đại hội. Tuy nhiên thực tế đã cho thấy sex cũng có những mặt lợi cho các vận động viên khi tham gia thi đấu.

Đếm ngược thời gian[sửa | sửa mã nguồn]

Trong lễ bế mạc của Thế vận hội 2008, lá cờ Olympic được bàn giao từ tay thị trưởng Bắc Kinh cho thị trưởng thành phố Luân Đôn. Sau đó là một vài màn trình diễn đến từ Luân Đôn. Một tháng sau, lá cờ đã được treo lên Tòa thị chính Luân Đôn. Đồng hồ đếm ngược cũng được khánh thành tại Quảng trường Trafalgar 500 ngày trước kỳ Thế vận hội này. Song chỉ ngay ngày sau đó, chiếc đồng hồ đã bị phá bỏ.

Lễ khai mạc[sửa | sửa mã nguồn]

Tập tin:Queen Elizabeth II opens the 2012 London Olympic Games.webm
Video: Nữ hoàng Elizabeth II khai mạc
Pháo hoa lúc khai mạc

Chương trình khai mạc Thế vận hội, với kinh phí là 27 triệu bảng do Danny Boyle, đạo diễn nổi tiếng người Anh (từng đoạt giải Oscar với bộ phim Triệu phú khu ổ chuột) dàn dựng.

Lễ khai mạc có tiêu đề Isles of wonder (Những hòn đảo kỳ diệu) - dựa trên câu nói của nhân vật Caliban trong tác phẩm Giông tố của đại văn hào William Shakespeare. Sân khấu chính là ngọn đồi được dựng lên ngay trung tâm sân vận động Olympic với nhiều tiết mục thể hiện cuộc sống nông thôn an bình, tính vui nhộn của người dân Vương quốc Anh. Lễ khai mạc có sự hiện diện nhiều loài vật như cừu, ngựa, , .

Đúng 21h ngày 27 tháng 7, khoảng 60.000 khán giả tại thủ đô Luân Đôn, hàng triệu người Anh và khoảng 1 tỷ khán giả truyền hình ở khắp nơi trên thế giới chào đón lễ khai mạc Olympic 2012. Tân vô địch giải đua xe đạp uy tín nhất thế giới Tour de France - Bradley Wiggins - kéo quả chuông lớn trên sân vận động Olympic, khai màn ngày hội lớn

Sự kiện mở đầu bằng khung cảnh vùng nông thôn nước Anh với những ngọn đồi, con sông, thôn trang và mọi người đi dã ngoại, chơi thể thao, chăn nuôi rất sôi nổi trong hoạt cảnh vô cùng thanh bình. Sau đó, nước Anh chuyển sang thời kỳ công nghiệp hóa. Những ống khói lớn bỗng nổi lên từ từ trên sân khấu giữa sân vận động Olympic ở phía đông Luân Đôn. Người nông dân lúc trước an nhàn tận hưởng cuộc sống bình dị thoáng chốc biến thành những công nhân bận rộn, hối hả của thời đại công nghiệp hóa.

Rồi chiến tranh thế giới diễn ra. Sân khấu biển đổi kỳ ảo với một màu tím biếc. Màn trình diễn đầu tiên khép lại với hình ảnh 5 vòng tròn biểu tượng của Thế vận hội và cơn mưa pháo hoa bùng nổ. Màn thứ hai miêu tả cuộc sống thường ngày của người dân Anh, với những nhân vật tiểu thuyết và điện ảnh nổi tiếng như phù thủy Voldemort, Peter Pan, cô bảo mẫu Mary Popkin... Trước đó, Nữ hoàng Anh Elizabeth II cùng diễn viên Daniel Craig bước lên trực thăng. Và Nữ hoàng Elizabeth II nhảy dù xuống sân Olympic trong một đoạn phim ghép. Đúng lúc đó, Nữ hoàng bước ra từ hàng ghế VIP trên khán đài. Sau màn diễu hành truyền thống của 10.500 vận động viên từ 204 quốc gia, Nữ hoàng Anh tuyên bố chính thức khai mạc Olympic 2012.

Bảy vận động viên trẻ đại diện cho hy vọng tương lai của Anh đã thắp sáng đài lửa Olympic tại buổi lễ khai mạc này. Vận động viên Olympic vĩ đại nhất nước Anh, Sir Steve Regrave, rước ngọn đuốc vào sân - chặng dừng cuối sau hành trình đi vòng đất nước. Phần châm đuốc diễn ra rất huyền bí và công phu, mỗi cánh hoa đồng có châm lửa từ dưới đất bay lên và kết lại với nhau tạo thành ngọn đuốc của kỳ Thế vận hội này một cách vô cùng độc đáo.

Lễ khai mạc còn có sự tham gia của những biểu tượng điển hình nhất cho Vương quốc Anh ngoài Nữ hoàng Elizabeth II như điệp viên huyền thoại MI6 James Bond (Daniel Craig), Paul McCartney của ban nhạc Beatles và ngôi sao bóng đá David Beckham,... "Ngài" Mr. Bean thì vừa chơi đàn piano, vừa sử dụng điện thoại di động và... xỉ mũi. Trong clip hài trên màn ảnh của sân vận động, Mr Bean vào vai một vận động viên tham gia cuộc đua chạy dọc bờ biển cùng một đoàn vận động viên điền kinh và khôn khéo vượt lên dẫn đầu, về đích.

Buổi lễ diễn ra hoành tráng, ấn tượng khiến cả thế giới phải thán phục diễn ra trong gần bốn tiếng đồng hồ có chi phí khoảng 40 triệu USD.

Lễ bế mạc[sửa | sửa mã nguồn]

Lễ bế mạc
Pháo hoa lễ bế mạc ngày 12 tháng 8 năm 2012

Sau 19 ngày tranh tài, Olympic Luân Đôn 2012 chính thức khép lại. Để chuẩn bị cho lễ bế mạc này, Ban tổ chức đã phải huy động tới 4.100 người biểu diễn, trong đó có 3.500 các tình nguyện viên là người lớn và 380 em nhỏ là học sinh ở 6 trường khu phía đông Luân Đôn. Theo kịch bản được hé lộ, lễ bế mạc Olympic Luân Đôn 2012 là để ca ngợi thành công của kỳ Olympic được tổ chức tại Vương quốc Anh.

Lễ bế mạc được bắt đầu với việc ca sĩ Emily Sande thực hiện ca khúc nổi tiếng Read all about it được viết bởi Green. Sau đó Timothy Spall tái hiện vai Thủ tướng Anh, Winston Churchill - Nhân vật mà ông đã đóng trong bộ phim The King's Speech. Spall đã đọc những lời được trích từ vở kịch Tempest nổi tiếng để bắt đầu cho buổi lễ bế mạc. Cùng với đó là mô hình những thắng cảnh, những địa điểm thi đấu Olympic của Luân Đôn. Những hình ảnh thường nhât của Olympic Luân Đôn 2012 cũng được đưa vào buổi lễ.

Sau sự xuất hiện của Hoàng tử xứ Wales, Harry và Chủ tịch IOC cùng với màn diễu hành của quân đội Anh buổi lễ bế mạc được tiếp diễn với những màn trình diễn đường phố. Sau màn lễ hội đường phố là đến lượt các đoàn tham dự Olympic diễu hành qua lễ đài, cùng với màn tôn vinh các vận động viên và màn trao huy chương cho các vận động viên marathon (môn thi đấu sau cùng).

Tiếp đến là màn trình diễn nghệ thuật, từ âm nhạc thời trang, điện ảnh với rất nhiều các bài hát nổi tiếng và nghệ sĩ tên tuổi như ban nhạc Queen, ban nhạc Spice Girl, siễu mẫu Kate Mode, siêu mẫu Lily Donalson, ca sĩ diễn viên điện ảnh Russell Brand... Đặc biệt nhất có lẽ là màn trưng bày những bức họa của các nghệ sĩ Anh nổi tiếng, được rước qua khán đài.

Kế sau là màn trao cờ cho Brazil, nước chủ nhà của Olympic 2016 và bài phát biểu bế mạc của chủ tịch IOC, Jacques Rogge.

Quảng bá hình ảnh[sửa | sửa mã nguồn]

Linh vật[sửa | sửa mã nguồn]

Linh vật của kỳ thế vận hội này được công bố vào ngày 19 tháng 5 năm 2010 đó là WenlockMandeville. Tên đầy đủ của cả hai là Much WenlockStoke Mandeville, tên của hai linh vật này được đặt tên theo thị trấn Much Wenlock và làng Stoke Mandeville, những nơi đã từng tổ chức thi đấu ở kì Olympic tại Luân Đôn gần đây nhất vào năm 1948. Một bộ phim hoạt hình cũng đã được sản xuất dựa trên 2 nhân vật này.

Các môn thi đấu[sửa | sửa mã nguồn]

Bảng tổng sắp huy chương[sửa | sửa mã nguồn]

1  Hoa Kỳ (USA) 46 29 29 104
2  Trung Quốc (CHN) 38 27 23 88
3  Anh Quốc (GBR)* 29 17 19 65
4  Nga (RUS) 24 25 32 81
5  Hàn Quốc (KOR) 13 8 7 28
6  Đức (GER) 11 19 14 44
7  Pháp (FRA) 11 11 12 34
8  Ý (ITA) 8 9 11 28
9  Hungary (HUN) 8 4 6 18
10  Úc (AUS) 7 16 12 35
11–85 Remaining NOCs 107 139 191 437
Tổng cộng (85 đoàn) 302 304 356 962
Key

  *   Chủ nhà (Vương quốc Anh)   ‡   Xem mùa trước: Những thay đổi trong bảng xếp hạng huy chương

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ “Cauldron moved into position in Olympic Stadium”. London 2012 Olympic and Paralympic Organizing Committee. ngày 30 tháng 7 năm 2012. Bản gốc lưu trữ ngày 31 tháng 7 năm 2012.
  2. ^ “Olympics – Countries”. BBC Sport. Truy cập ngày 19 tháng 7 năm 2012. From the 27th of July 2012 – 204 countries will send more than 10,000 athletes to compete in 300 events
  3. ^ a b c “Asian Qualification Tournament for London 2012 – Medallists” (PDF). World Taekwondo Federation. ngày 26 tháng 11 năm 2011. Truy cập ngày 26 tháng 11 năm 2011.
  4. ^ a b “Men's Qualification – Weightlifting” (PDF). IWF. Truy cập ngày 13 tháng 11 năm 2011.
  5. ^ “World Series of Boxing – Results”. AIBA. ngày 28 tháng 5 năm 2011. Truy cập ngày 28 tháng 5 năm 2011.[liên kết hỏng]
  6. ^ a b c “Qualified countries in Wrestling for London's Olympic Games” (PDF). FILA. ngày 31 tháng 3 năm 2012. Truy cập ngày 31 tháng 3 năm 2012.
  7. ^ a b c d e f g h i j k l m n o p q r s t u v w x y z aa ab ac ad ae af ag ah ai aj ak al am an ao ap aq ar as at au av aw ax ay az ba bb bc bd be bf bg bh bi bj bk “iaaf.org – Top Lists”. IAAF. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 6 năm 2011. Truy cập ngày 4 tháng 6 năm 2011.
  8. ^ “Canoeing – Results”. COJA: Comissão Organizadora dos X Jogos Africanos. Truy cập ngày 10 tháng 9 năm 2011.[liên kết hỏng]
  9. ^ a b c d e f g h i j k l m n o p q r s t u v w x y z aa ab ac ad ae af ag ah ai aj ak al am an ao ap aq ar as at au av aw ax ay az “Quota places by NATION and Name”. ISSF. ngày 8 tháng 3 năm 2011. Truy cập ngày 19 tháng 3 năm 2011.
  10. ^ “Judo Invited Country to take part at the London Games”. IJF. ngày 13 tháng 6 năm 2012. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 7 năm 2012. Truy cập ngày 13 tháng 6 năm 2012.
  11. ^ Azerbaijan wins first license for 2012 Olympic Games in London. News.az. ngày 23 tháng 6 năm 2011
  12. ^ a b c d “Archery Invitation places for London 2012 Olympic Games”. FITA. ngày 19 tháng 4 năm 2012. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 9 năm 2012. Truy cập ngày 19 tháng 4 năm 2012.
  13. ^ a b c d “London 2012 Olympic Places Announced Following Alltech Fei World Equestrian Games”. FEI. ngày 14 tháng 10 năm 2010. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 5 năm 2013. Truy cập ngày 19 tháng 3 năm 2011.
  14. ^ a b c d “Final African Olympic Quota Places revealed”. AIBA. ngày 17 tháng 4 năm 2012. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 3 năm 2015. Truy cập ngày 5 tháng 5 năm 2012.
  15. ^ “Saudi Arabia to let women compete in Olympics for first time”. CNN. Truy cập ngày 25 tháng 6 năm 2012.
  16. ^ a b c “Cambodia, Mali, Panama, Yemen Earn 1 Wild Card Each for London Olympic Taekwondo Competition”. WTF. ngày 17 tháng 4 năm 2012. Truy cập ngày 17 tháng 4 năm 2012.
  17. ^ a b “Qualifers [sic] From Africa For Olympic Games London 2012” (PDF). ITTF. ngày 13 tháng 9 năm 2011. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 15 tháng 3 năm 2012. Truy cập ngày 13 tháng 9 năm 2011.
  18. ^ a b c d e f g h i j “Judo Qualification” (PDF). IJF. ngày 9 tháng 5 năm 2012. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 27 tháng 9 năm 2013. Truy cập ngày 9 tháng 5 năm 2012.
  19. ^ “African Qualification Tournament for 2012 London Olympics”. WTF. ngày 12 tháng 1 năm 2012. Truy cập ngày 12 tháng 1 năm 2012.
  20. ^ “Brazil reign again, Colombia make history”. FIFA. ngày 22 tháng 11 năm 2010. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 2 năm 2011. Truy cập ngày 19 tháng 3 năm 2011.
  21. ^ a b c “FINA Universality Places” (PDF). FINA. ngày 6 tháng 7 năm 2012. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 24 tháng 9 năm 2015. Truy cập ngày 6 tháng 7 năm 2012.
  22. ^ “Canoe Slalom Olympic Qualifiers” (PDF). No date. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 2 tháng 8 năm 2012. Truy cập ngày 23 tháng 6 năm 2012. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |ngày tháng= (trợ giúp)
  23. ^ “Moumin Geele Profile”. IAAF. Truy cập ngày 7 tháng 8 năm 2011.
  24. ^ a b c “Eritrea's Daniel Teklehaimanot wins 3rd African Title in Cycling; Ethiopia finished third”. nazret.com. ngày 15 tháng 1 năm 2010. Truy cập ngày 19 tháng 3 năm 2011.
  25. ^ “Qualified countries for London's Olympic Games at the African and Oceania OG qualifying tournament” (PDF). FILA. ngày 18 tháng 3 năm 2012. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 9 tháng 9 năm 2012. Truy cập ngày 18 tháng 3 năm 2012.
  26. ^ a b c d e “Direct Qualifiers for 2012 London Olympic Games – Provisional list” (PDF). International Table Tennis Federation. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 9 tháng 8 năm 2011. Truy cập ngày 17 tháng 5 năm 2011.
  27. ^ “Ásdís tryggði sér sæti á HM og ÓL” (webpage). mbl.is. Truy cập ngày 2 tháng 8 năm 2011.
  28. ^ “Curtain comes down on 123rd IOC Session”. IOC. Truy cập ngày 11 tháng 7 năm 2011.
  29. ^ “Six more countries qualify for the Olympic Games”. World Archery. ngày 24 tháng 10 năm 2011. Bản gốc lưu trữ ngày 31 tháng 3 năm 2012. Truy cập ngày 26 tháng 10 năm 2011.
  30. ^ a b “Qualification Summary” (PDF). IWF. ngày 9 tháng 6 năm 2012. Truy cập ngày 9 tháng 6 năm 2012.[liên kết hỏng]
  31. ^ “Players Qualified for the 2012 London Olympic Games” (PDF). ITTF. ngày 20 tháng 10 năm 2011. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 19 tháng 1 năm 2012. Truy cập ngày 20 tháng 10 năm 2011.
  32. ^ “Tennis First Olympic Entries are Revealed”. ITF. ngày 18 tháng 4 năm 2012. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 6 năm 2012. Truy cập ngày 18 tháng 4 năm 2012.
  33. ^ “Tarptautinė lengvosios atletikos federacija paskelbė Londono olimpiados normatyvus”. Delfi (bằng tiếng Litva). ngày 15 tháng 4 năm 2011. Truy cập ngày 25 tháng 5 năm 2011.
  34. ^ “Wingate University swimmer to compete in Olympics”. Unioncounty.wbtv.com. ngày 7 tháng 6 năm 2012. Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 7 năm 2012. Truy cập ngày 23 tháng 6 năm 2012.
  35. ^ “Malawi Olympic Team Announced”. Truy cập ngày 24 tháng 6 năm 2012.[liên kết hỏng]
  36. ^ “World Archery 2011 Results Summary, Team Ranking” (PDF). International Archery Federation. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 8 tháng 12 năm 2011. Truy cập ngày 9 tháng 7 năm 2011.
  37. ^ a b “Badminton Men's Singles Olympic Selection”. BWF. ngày 3 tháng 5 năm 2012. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 9 năm 2015. Truy cập ngày 3 tháng 5 năm 2012.
  38. ^ “Marshall Islands athletes train in Australia for Olympics”.
  39. ^ “2012 Olympic and Paralympic Rowing Qualification by Event”. FISA. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 7 năm 2013. Truy cập ngày 19 tháng 5 năm 2012.
  40. ^ “Final American Olympic boxing quota places revealed”. AIBA. Bản gốc lưu trữ ngày 31 tháng 7 năm 2012. Truy cập ngày 13 tháng 5 năm 2012.
  41. ^ “Pakistan seal London 2012 berth with Asian Games triumph”. International Hockey Federation. ngày 25 tháng 11 năm 2010. Truy cập ngày 25 tháng 5 năm 2011.
  42. ^ a b “Oceania Taekwondo Qualification Tournament wrapped up with great success”. World Taekwondo Federation. ngày 11 tháng 9 năm 2011. Truy cập ngày 11 tháng 9 năm 2011.
  43. ^ “Olympic Qualifiers and Reserves from Latin America” (PDF). ITTF. ngày 6 tháng 3 năm 2012. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 16 tháng 3 năm 2012. Truy cập ngày 7 tháng 3 năm 2012.
  44. ^ “Barriga Qualifies for London Olympics”. PhilBoxing. ngày 8 tháng 10 năm 2011. Truy cập ngày 8 tháng 10 năm 2011.
  45. ^ 12 tháng 6 năm 2012_pg2_5 “Tuesday, ngày 12 tháng 6 năm 2012 More Sharing ServicesShare | Share on facebook Share on twitter Share on linkedin Share on stumbleupon Share on email Share on facebook_like” Kiểm tra giá trị |url= (trợ giúp). Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 12 năm 2012. Truy cập ngày 21 tháng 6 năm 2022. Đã bỏ qua văn bản “Olympics 2012: In former rebel camp, Somali athletes eye London” (trợ giúp); horizontal tab character trong |tiêu đề= tại ký tự số 34 (trợ giúp)
  46. ^ “LONDON 2012 OLYMPIC GAMES COUNTDOWN... 59 DAYS TO GO”.
  47. ^ 13 tháng 3 năm 2011-winners-medals.pdf “Quota places for 2012 Olympic Games London” Kiểm tra giá trị |url= (trợ giúp) (PDF). European Aquatics. Truy cập ngày 25 tháng 5 năm 2011.[liên kết hỏng]
  48. ^ “Canoe Slalom Olympic Quotas” (PDF). International Canoe Federation. ngày 27 tháng 5 năm 2012. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 10 tháng 5 năm 2013. Truy cập ngày 27 tháng 5 năm 2012.
  49. ^ “Tongan torpedo's London build up in Raumati”. stuff.co.nz. ngày 15 tháng 6 năm 2012. Truy cập ngày 22 tháng 6 năm 2012.
  50. ^ “Mayor welcomes Olympic sprinters to Preston”. Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 4 năm 2012. Truy cập ngày 24 tháng 6 năm 2012.
  51. ^ “Brazil hit heights once more”. FIFA. ngày 14 tháng 2 năm 2011. Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 2 năm 2011. Truy cập ngày 25 tháng 5 năm 2011.
  52. ^ “Men's Table Tennis Qualifiers” (PDF). ITTF. ngày 24 tháng 4 năm 2012. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 22 tháng 5 năm 2012. Truy cập ngày 24 tháng 4 năm 2012.
  53. ^ “Times”. FINA. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 1 năm 2011. Truy cập ngày 30 tháng 6 năm 2011.
  54. ^ “Phuoc qualifies for London 2012”. Viet Nam News. ngày 17 tháng 5 năm 2011. Truy cập ngày 25 tháng 5 năm 2011.
  55. ^ “Medal count – Olympic medal standings”. BBC. Truy cập ngày 24 tháng 2 năm 2014.

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]

(tiếng Anh)

(tiếng Việt)