Gibraltar

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Gibraltar
Quốc kỳ Huy hiệu
Bản đồ
Vị trí của Gibraltar
Vị trí của Gibraltar
Vị trí Gibraltar trong Liên minh châu Âu
Vị trí của Gibraltar
Vị trí của Gibraltar
Bản đồ Gibraltar
Tiêu ngữ
Nulli Expugnabilis Hosti  (Latin)
"Conquered By No Enemy"1
Quốc ca
"Gibraltar Anthem"
"God Save the King"
Hành chính
Vùng lãnh thổ hải ngoại
Quân chủCharles III
Thống đốcSir David Steel
Thủ tướngFabian Picardo
Thủ đôGibraltar
36°8′B 5°21′T / 36,133°B 5,35°T / 36.133; -5.350
Thành phố lớn nhấtThủ đô
Địa lý
Diện tích6,8 km²
2,8 mi² (hạng 229)
Diện tích nước0% %
Múi giờCET (UTC+1); mùa hè: CEST (UTC+2)
Lịch sử
Sự kiện
Ngày 4 tháng 8 năm 1704Anh chiếm đóng
1713 (Hiệp ước Utrecht)Nhượng cho Anh
10 tháng 9Ngày Quốc khánh
1 tháng 1 năm 1973Gia nhập EEC
Ngôn ngữ chính thứcTiếng Anh
Dân số ước lượng (2015)32.194[1] người (hạng 222)
Mật độ (hạng 5)
11.209,5 người/mi²
Kinh tế
GDP (PPP) (2013)Tổng số: 1,64 tỷ bảng
Bình quân đầu người: 50.941 bảng
HDI (2015)0,861[2] rất cao (hạng 40)
Đơn vị tiền tệbảng Gibraltar2 (GIP)
Thông tin khác
Mã ISO 3166-1.gi, GI, GIB, 292, GBZ
Tên miền Internet.gi
Mã điện thoại3503

Gibraltar là vùng lãnh thổ hải ngoại thuộc Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland, nằm gần cực Nam bán đảo Iberia, bên trên eo biển Gibraltar, giáp Tây Ban Nha ở phía Bắc. Trước kia, Gibraltar là một căn cứ quân sự quan trọng của lực lượng vũ trang và hải quân Hoàng gia Anh.

Tên gọi của vùng đất này bắt nguồn từ tiếng Ả Rập Jabal Tāriq (جبل طارق, có nghĩa là "ngọn núi Tariq"), hay Gibel Tāriq (có nghĩa là "tảng đá Tariq")[3]. Tuy nhiên, theo các nhà địa chất học thì tên gọi "tảng đá Tariq" có lý hơn.

Năm 711, Tariq ibn-Ziyad đã lãnh đạo một đội quân đánh chiếm vào bán đảo Iberia trước khi quân Morocco tiến vào đấy. Trước đó, vùng đất Gibraltar mang tên Mons Calpe, là một trong số Trụ Hercules.

Trong một thời gian dài, hai thế lực đế quốc hùng mạnh Anh và Tây Ban Nha đã tranh giành nhau sự thống trị của vùng đất này. Sau này Tây Ban Nha yêu cầu trả lại Gibraltar, vốn dĩ nước này đã từ bỏ vào năm 1713 theo Hiệp ước Utrecht kết thúc Chiến tranh Kế vị Tây Ban Nha. Điều này đã bị phần đông người dân Gibraltar phản đối, kể cả bất kỳ đề nghị chia sẻ nền tự chủ nào khác[4][5]. Gibraltar có Sân bay quốc tế Gibraltar.

Nỗ lực giành lại chủ quyền[sửa | sửa mã nguồn]

Các hoàng đế Tây Ban Nha đã nhiều lần tìm cách giành lại chủ quyền Gibraltar như việc bao vây năm 1727 và một lần nữa vây hãm từ 1779 tới 1783, trong thời chiến tranh Hoa Kỳ giành độc lập nhưng không thành công.

Dưới chế độ độc tài của tướng Francisco Franco, Tây Ban Nha đã đóng cửa toàn biên giới với Gibraltar; và biên giới chỉ được mở lại hoàn toàn trước khi Tây Ban Nha gia nhập Liên minh châu Âu năm 1985.[6]

Thành phố kết nghĩa[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ “Census of Gibraltar” (PDF). Gibraltar.gov.gi. 2012. Truy cập ngày 3 tháng 8 năm 2017.
  2. ^ Quality of Life, Balance of Powers, and Nuclear Weapons (2015) Avakov, Aleksandr Vladimirovich. Algora Publishing, 1 Apr 2015.
  3. ^ “Origin of Name”. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 1 năm 2008. Truy cập ngày 20 tháng 10 năm 2007.
  4. ^ “BBC News”. Truy cập 21 tháng 6 năm 2014.
  5. ^ “Gibraltar”. the Guardian. Truy cập 21 tháng 6 năm 2014.
  6. ^ Tại sao Gibraltar là lãnh thổ của Anh?, nghiencuuquocte, 9.2.2016
  7. ^ Mayor set for Gibraltar - Ballymena ‘twinning’[liên kết hỏng]

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]

Thông tin chung[sửa | sửa mã nguồn]

Văn hóa[sửa | sửa mã nguồn]

Phương tiện thông tin đại chúng[sửa | sửa mã nguồn]

Báo điện tử[sửa | sửa mã nguồn]

Hình ảnh[sửa | sửa mã nguồn]