Bước tới nội dung

G7

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Khối G7 và Liên minh Châu Âu
Các nước G7 (Lam đậm) và Liên minh châu Âu (Lục) trên thế giới

 Canada

Thủ tướng Justin Trudeau

 Pháp

Tổng thống Emmanuel Macron

 Đức

Thủ tướng Olaf Scholz

 Italy

Thủ tướng Giorgia Meloni (Chủ nhà 2024)

 Nhật Bản

Thủ tướng Kishida Fumio

 Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland

Thủ tướng Keir Starmer

 Hoa Kỳ

Tổng thống Joe Biden

 Liên minh Châu Âu

Chủ tịch Hội đồng Charles Michel
Chủ tịch Ủy ban Ursula von der Leyen
Bộ trưởng tài chính của nhóm G7 tại cuộc họp năm 2008 (hàng đầu, trái sang phải): Bộ trưởng Tài chính Canada Jim Flaherty, Pháp Christine Lagarde, Đức Peer Steinbrueck, Hoa Kỳ Henry Paulson, Ý Tommaso Padoa-Schioppa, Nhật Fukushiro Nukaga, Anh Alistair DarlingJean-Claude Juncker, chủ tọa nhóm Euro Group.

Nhóm G7 (viết tắt tiếng Anh: Group of Seven) là diễn đàn của 7 cường quốc có nền kinh tế phát triển tiêu biểu. Nhóm này thành hình vào năm 1976, khi Canada gia nhập nhóm G6 trước kia bao gồm Hoa Kỳ, Nhật Bản, Đức, Anh, PhápÝ.[1] Bảy vị bộ trưởng của 7 nước thành viên nhóm họp vài lần mỗi năm để bàn luận và trao đổi về các chính sách kinh tế, đưa ra chiến lược bảo vệ, định hướng và dẫn dắt cho nền kinh tế các nước thành viên trong khối, công việc này đôi khi cũng được hỗ trợ bởi những kỳ họp thường xuyên của các viên chức khác như thứ trưởng Bộ tài chính.[2]

Cần lưu ý là nhóm G7 khác nhóm G8. G8 là tập hợp cấp thượng đỉnh của bảy nước kể trên với Nga thêm vào, nhưng Nga đã bị loại kể từ khi xảy ra cuộc khủng hoảng Crimea. Cuộc họp G8 là do nguyên thủ quốc gia tham dự thường cân nhắc những vấn đề chính trị trong khi G7 là do bộ trưởng tài chính đảm nhiệm và chủ đề thì chỉ hạn chế, gói gọn trong phạm vi kinh tế.

Trong năm 2008, G7 nhóm họp lần đầu vào ngày 11 tháng 4 ở Washington D.C., thủ đô của Hoa Kỳ và lần thứ hai vào ngày 10 tháng 10 cũng ở Washington D.C. để bàn về cuộc khủng hoảng kinh tế cùng năm.[3][4]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “The early history of the G7”. Britannica Online. Truy cập ngày 22 tháng 10 năm 2008.
  2. ^ “Who Are the group of Seven?”. Women's International Media group. Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 10 năm 2008. Truy cập ngày 22 tháng 10 năm 2008.
  3. ^ Simon Kennedy, "G7 `Against the Wall,' Weighs Loan-Guarantee Plan (Update1), Bloomberg L.P., 10 tháng 10 năm 2008 08:06 EDT
  4. ^ Simon Kennedy, "G7 Commit to 'All Necessary Steps' to Stem Meltdown (Update3), Bloomberg L.P., 11 tháng 10 năm 2008 20:56 EDT