Bước tới nội dung

Liên minh Kinh tế Á Âu

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Liên minh Kinh tế Á Âu
Tên bản ngữ
  • Tiếng Armenia:Եվրասիական տնտեսական միություն
    Tiếng Belarus:Еўразійскі эканамічны саюз
    Tiếng Kazakh:Еуразиялық Экономикалық Одақ
    Eurazialyq Ekonomikalyq Odaq
    Tiếng Kyrgyz:Евразиялык экономикалык биримдик
    Tiếng Nga:Евразийский экономический союз
Cờ hiệu Liên minh Kinh tế Á Âu
Cờ hiệu
      Quốc gia thành viên       Vùng đất tranh chấp
      Quốc gia thành viên
      Vùng đất tranh chấp
Tổng quan
Trung tâm hành chính
Thành phố lớn nhấtMoskva
55°45′B 37°37′Đ / 55,75°B 37,617°Đ / 55.750; 37.617
Ngôn ngữ làm việcTiếng Nga
KiểuLiên minh kinh tế
Chính trị
Lãnh đạo
Kyrgyzstan Sadyr Japarov[1]
• Chủ tịch Hội đồng Ủy ban Kinh tế Á Âu
Belarus Mikhail Myasnikovich
Lịch sử
Thành lập
• Dự định ban đầua
1994
10 tháng 10 năm 2000
1 tháng 1 năm 2010
• Đồng ý thành lập
18 tháng 11 năm 2011
1 tháng 1 năm 2012
• Kí kết hiệp ước EAEU
29 tháng 5 năm 2014
• Thành lập EAEU
1 tháng 1 năm 2015
Quốc gia thành viênThành viên đầy đủ:
 Armenia

 Belarus
 Kazakhstan
 Kyrgyzstan
 Nga
Quan sát viên:
 Cuba
 Moldova
 Uzbekistan
Địa lý
Diện tích 
• Tổng cộng
20.229.248[2] km2
7.810.557[2] mi2
Dân số 
• Ước lượng 2020
Tăng 184.579.000[3]
9.12/km2
23,6/mi2
Kinh tế
GDP  (PPP)Ước lượng 2021
• Tổng số
Tăng $5,1 tỉ[3]
$27,700
GDP  (danh nghĩa)Ước lượng 2021
• Tổng số
Tăng $1,9 tỉ[3]
• Bình quân đầu người
$10.400
Đơn vị tiền tệDram Armenia
Rúp Belarus
Tenge Kazakhstan
Som Kyrgyzstan
Rúp Nga
Thông tin khác
Múi giờUTC+2 đến +12
Giao thông bênphải
Mã điện thoại
4 mã
Tên miền Internet
Trang web
EAEUnion.org

Liên minh Kinh tế Á Âu (tiếng Anh: Eurasian Economic Union, viết tắt EAEU hoặc EEU) là một liên minh kinh tế đã chính thức hoạt động vào đầu năm 2015 giữa các quốc gia Armenia, Belarus, Kazakhstan, Nga, và Kyrgyzstan (tháng 5 năm 2015)[4][5], những nước trước đó thuộc Liên Xô cũ. Liên minh giữa các nước trước đó có tên là Cộng đồng kinh tế Âu Á.

Liên minh Âu Á có một thị trường chung cho 176 triệu người với Tổng sản phẩm nội địa tính theo PPP trên 4 ngàn tỷ USD[6] nhưng theo GDP chỉ vỏn vẹn 1.800 tỷ USD[7], chưa bằng 1/10 con số 18.700 tỷ USD của Liên minh châu Âu[8]. EEU sẽ cho tự do luân chuyển hàng hóa, tư bản, dịch vụ và định cư và sẽ cung cấp hệ thống chuyên chở chung, chung một chính sách về nông nghiệp và năng lượng cũng như trong tương lai tiền tệ chung.

Tiến trình thành lập

[sửa | sửa mã nguồn]

Đề xuất

[sửa | sửa mã nguồn]

Sau khi kết thúc chiến tranh Lạnhsự sụp đổ của Liên Xô, Nga và các nước cộng hòa Trung Á đối mặt với việc nền kinh tế đang khủng hoảng trầm trọng và sự sụt giảm tăng trưởng GDP. Tiến trình thành lập liên minh đã bắt đầu ngay sau khi Liên Xô sụp đổ bằng việc liên kết các nền kinh tế thông qua Cộng đồng Kinh tế Á Âu vào tháng 12 năm 1991 bởi tổng thống của Belarus, KazakhstanNga.

Năm 1994, trong bài diễn văn tại Đại học Quốc gia Moskva, tổng thống Kazakhstan, Nursultan Nazarbayev đã nêu ra ý tưởng về việc thành lập một khu vưc mậu dịch tự do để kết nối và giúp tăng trưởng nền kinh tế giữa châu ÂuĐông Á. Nó nhanh chóng được xem là một cách để thúc đẩy thương mại, thu hút đầu tư và tạo ra đối trọng với liên minh kinh tế của phương Tây.

Các hiệp định thành lập (những năm 1990)

[sửa | sửa mã nguồn]
Cuộc họp của các nhà lãnh đạo của Cộng đồng các quốc gia độc lập (CIS) ở thủ đô Bishkek, 2008, ghi dấu ấn khởi đầu cho quá trình tiến tới thành lập Liên minh Kinh tế Á-Âu.

Năm 1995, Belarus, Kazakhstan, Nga và sau đó có thêm Kyrgyzstan và Tajikistan dã ký vào thỏa thuận đầu tiên để thành lập Liên minh thuế quan. Mục tiêu là dần dần mở cửa đường biên giới mà không cần kiểm tra hộ chiếu của công dân các nước thành viên.[9]

Năm 1996, Belarus, Kazakhstan, Nga và Kyrgyzstan đã ký hiệp định về tăng cường hội nhập trong các lĩnh vực kinh tế và nhân đạo để thống nhất nền kinh tế giữa các nước và cho phép tạo ra một thị trường chung cho hàng hóa, thiết bị, vốn, lao động, và phát triển giao thông vận tải, năng lượng và hệ thống thông tin liên lạc.[journal 1][10]

Năm 1999, Belarus, Kazakhstan, Nga, Kyrgyzstan và Tajikistan đã ký hiệp định về Liên minh Thuế quan và Không gian kinh tế thống nhất vì các mục tiêu và các chính sách mà các quốc gia đang theo đuổi để hình thành nên Liên Minh Thuế quan Á Âu và Không gian Kinh tế thống nhất.[11][12]

Cộng đồng Kinh tế Á Âu (2000)

[sửa | sửa mã nguồn]

Để tiến xa hơn trong việc liên kết và hợp tác kinh tế, năm 2000 Belarus, Kazakhstan, Nga, Kyrgyzstan và Tajikistan đã thành lập Cộng đồng Kinh tế Á Âu (EurAsEC), Uzbekistan đã tham gia vào năm 2006. Mục tiêu nhằm thành lập một thị trường chung thống nhất cho tát cả các nước thành viên. Cộng đồng Kinh tế Á Âu dựa trên khuôn mẫu là Cộng đồng Kinh tế châu Âu. Quy mô dân số của hai cộng đồng này lần lượt là 171 triệu dân và 169 triệu dân. 2003 chứng kiến hiệp định thứ 2 về Không gian Kinh tế thống nhất được ký bởi Belarus, Kazakhstan và Nga. Đây là nền tảng để tiếp tục hoàn thành tiến trình hội nhập tiến tới thành lập một thị trường chung thống nhất. Năm 2006 tiến trình tiến thêm một bước nữa khi Liên minh Thuế quan Á Âu được thành lập.

Liên minh thuế quan và thị trường chung (2010–2012)

[sửa | sửa mã nguồn]

Được thành lập vào ngày 1 tháng 1 năm 2010 như là một liên minh thuế quan giữa Belarus, Kazakhstan, và Nga (tiếng Nga: Таможенный союз Белоруссии, Казахстана и России). Liên minh ban đầu gồm Belarus, Kazakhstan, và Nga, và kết nạp thêm Armenia và Kyrgyzstan từ ngày 1 tháng 1 năm 2015.

Liên minh Kinh tế Á Âu

[sửa | sửa mã nguồn]
Lễ ký kết Hiệp ước về Liên minh Kinh tế Á-Âu tổ chức Astana, Kazakhstan ngày 29 tháng 5 năm 2014

Liên minh Kinh tế Á Âu chính thức ra đời ngày 29-5-2014 với 5 thành viên sáng lập là Liên bang Nga, Belarus, Kazakhstan, ArmeniaKyrgyzstan. Lễ ký kết Hiệp ước về Liên minh Kinh tế Á-Âu tổ chức Astana, Kazakhstan ngày 29 tháng 5 năm 2014. Tổ chức này ra đời trên cơ sở hợp nhất hai tổ chức tiền thân là Cộng đồng Kinh tế Á ÂuLiên minh Thuế quan Á Âu.

Ngày 29 tháng 5 năm 2014, Nga, Belarus và Kazakhstan đã ký kết hiệp ước thành lập Liên minh kinh tế Á Âu theo khuôn mẫu của EU, mà có hiệu quả từ ngày 01.01.2015. Hiệp ước này mở rộng quan hệ kinh tế mà 3 nước này đã có, một Liên minh Thuế quan từ năm 2010. Kiểm soát biên giới sẽ được hủy bỏ, ngoài ra họ dự định sẽ dùng chung một loại tiền tệ.
Armenia và Kyrgyzstan cũng dự định tham gia. Tuy nhiên Armenia chỉ tuyên bố dự định này sau khi Nga dọa sẽ tăng giá khí đốt và sẽ bán vũ khí cho nước thù địch là Azerbaijan, sau đó đã ký vào tháng 10 năm 2014. Còn Kyrgyzstan tham dự vào tháng 5 năm 2015[13][14]

Mục tiêu

[sửa | sửa mã nguồn]
  • 2007: Bắt đầu tiến trình thống nhất kinh tế khu vực.
  • 01 tháng 1 năm 2015, Hiệp ước có hiệu lực. Bắt đầu thực hiện trao đổi hàng hóa, dòng vốn, dịch vụ và lao động
    • Bắt đầu thực hiện sự tự do lựa chọn đào tạo và nơi làm việc
    • Triển khai việc điều phối chung trong các lĩnh vực như năng lượng, công nghiệp, nông nghiệp và giao thông vận tải
  • 01 Tháng 1 năm 2016:
    • Thị trường chung mở cửa cho dược phẩm và thiết bị y tế
  • 2019:
    • Thống nhất thị trường năng lượng thông thường.
  • 2025:
    • Thống nhất thị trường dầu mỏ và khí đốt.
    • Hoàn thành việc kiến tạo các điều kiện cho thị trường tài chính duy nhất.
    • Thiết lập liên minh tiền tệ và thực hiện đồng tiền chung.

Địa lý

[sửa | sửa mã nguồn]

Thành viên

[sửa | sửa mã nguồn]
  Thành viên Liên minh Kinh tế Á Âu
  Quan sát viên của Liên minh Kinh tế Á Âu
  Các ứng cử viên khác
Quốc gia Ngày gia nhập Ngày ký kết hiệp định
 Armenia 2 tháng 1 năm 2015[15] 10 tháng 10 năm 2014
 Belarus 1 tháng 1 năm 2015[16] 29 tháng 5 năm 2014[16]
 Kazakhstan 1 tháng 1 năm 2015 29 tháng 5 năm 2014[16]
 Kyrgyzstan 8 tháng 5 năm 2015[16] 23 tháng 12 năm 2014[16]
 Nga 1 tháng 1 năm 2015[16] 29 tháng 5 năm 2014[16]

Hiệp định thành lập Liên minh Kinh tế Á Âu được ký chính thứ bởi ba nước thuộc Liên Xô cũ gồm: Belarus, Kazakhstan, và Nga.[17][18] ArmeniaKyrgyzstan cũng đã ký vào hiệp định để gia nhập EEU lần lượt vào các ngày 9 tháng 10 và 23 tháng 12 năm 2014.[19][20][21][22][23]

Ứng cử viên tiềm năng

[sửa | sửa mã nguồn]

Trường hợp  Ukraina

[sửa | sửa mã nguồn]

Vào tháng 8 năm 2013, Ukraina làm đơn xin làm quan sát viên của Liên minh Âu Á.[24] Dưới quyền tổng thống Viktor Fedorovych Yanukovych chính phủ Ukraina lại định ký một hiệp ước chung với Liên minh châu Âu vào tháng 11 năm 2013[25]. Những nhà quan sát cho là Ukraina sẽ thôi gia nhập Liên minh Âu Á. Tuy nhiên hiệp ước này không thành công, vì những quan điểm khác biệt về chính trị cũng như những khó khăn kinh tế hiện thời của Ukraina, trong khi Nga hứa sẽ cho Ukraina vay 15 tỷ USD[26]. Chính phủ Ukraina sau đó tuyên bố sẽ làm việc chặt chẽ với Cộng đồng các Quốc gia Độc lập. Lời tuyên bố này dẫn tới những cuộc biểu tình Euromaidan và các vụ xô xát đổ máu tại Kiev, mà kết quả cuối cùng là quốc hội Ukraina phế truất tổng thống Viktor Fedorovych Yanukovych.

Chính quyền hiện nay ở Kiev từ bỏ tiến trình tham gia EAEU và tuyên bố chính sách hướng tới sự gia nhập EU.

Đang đàm phán FTA

[sửa | sửa mã nguồn]

Các nước quan tâm đến FTA với EAEU

[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên eurasiancommission.org

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “Kyrgyzstan has taken over the presidency in the EAEU”.
  2. ^ a b “Countries by Area”. Nations Online Project. Truy cập ngày 26 tháng 8 năm 2014.
  3. ^ a b c “Report for Selected Countries and Subjects: October 2021”. Quỹ Tiền tệ Quốc tế. Truy cập ngày 26 tháng 10 năm 2020.
  4. ^ “Putin calls for the Eurasian Union”. B92. RIA Novosti. ngày 4 tháng 10 năm 2011. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 10 năm 2011. Truy cập ngày 19 tháng 6 năm 2015. Đã định rõ hơn một tham số trong |accessdate=|access-date= (trợ giúp)
  5. ^ “Putin calls for 'Eurasian Union' of ex-Soviet republics”. BBC News. ngày 4 tháng 10 năm 2011. Truy cập ngày 4 tháng 10 năm 2011.
  6. ^ “GDP, PPP (current international $)”.
  7. ^ [1]
  8. ^ [2]
  9. ^ “AGREEMENT on the Customs union of ngày 20 tháng 1 năm 1995”. Eurasian Economic Community (EurAsEC).
  10. ^ “TREATY between the Russian Federation, the Republic of Belarus, the Republic of Kazakhstan and the Kyrgyz Republic on increased integration in economic and humanitarian fields of ngày 29 tháng 3 năm 1996”. Eurasian Economic Community (EurAsEC).
  11. ^ “Russia, Belarus, Kazakhstan are launching common economic space Jan. 1”. Truy cập ngày 7 tháng 7 năm 2014.
  12. ^ “TREATY on the Customs union and the Common economic space of ngày 26 tháng 2 năm 1999”. Eurasian Economic Community (EurAsEC).
  13. ^ Vorbild EU: Russland gründet Eurasische Wirtschaftsunion, Spiegel 29.05.2014.
  14. ^ Russland gründet Wirtschaftsunion mit Weißrussland und Kasachstan, Zeit 29.05.2014.
  15. ^ "Russland – aktuelle Situation, zukünftige Entwicklung" (PDF). Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 2 tháng 4 năm 2015. Truy cập ngày 19 tháng 6 năm 2015.
  16. ^ a b c d e f g “Bản sao đã lưu trữ” (PDF). Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 2 tháng 4 năm 2015. Truy cập ngày 19 tháng 6 năm 2015.
  17. ^ Putin's Eurasian push challenges west by Neil Buckley, Financial Times, ngày 6 tháng 10 năm 2011.
  18. ^ “Moscow fleshes out 'Eurasian Union' plans”. EurActiv. ngày 17 tháng 11 năm 2011. Truy cập ngày 19 tháng 11 năm 2011.
  19. ^ “Finalization of ratification procedures on Armenia's accession to EEU to be declared in Moscow today”. Public Radio of Armenia. Truy cập ngày 4 tháng 6 năm 2015.
  20. ^ “Eurasian Economic Union countries and Armenia arrange to ratify accession agreement soon”. ngày 10 tháng 10 năm 2014. Truy cập ngày 10 tháng 10 năm 2014.
  21. ^ “Eurasian Economic Union is born burdened by Russian crisis”. Fox News Latino. Truy cập ngày 4 tháng 6 năm 2015.
  22. ^ “Kyrgyz government approved the roadmap for accession to the CES”. Kazakhstan Pravda. ngày 9 tháng 10 năm 2014. Truy cập ngày 7 tháng 12 năm 2014. As reported the department of information support of the government apparatus of the country, on the eve Prime Minister Joomart Otorbaev held a meeting of the government, which discussed the action plan (roadmap) for accession of Kyrgyzstan to CES of Belarus, Kazakhstan and Russia in view of the formation of the Eurasian Economic Union, informed BELTA.
  23. ^ “Agreement on Kyrgyzstan's accession to Customs Union to be signed in December”. http://en.tengrinews.kz/. Tengri News. ngày 11 tháng 11 năm 2014. Truy cập ngày 7 tháng 12 năm 2014. The agreement on Kyrgyzstan’s accession into the Customs Union [of Russia, Kazakhstan and Belarus] is expected to be signed December 23, Russia’s RIA Novosti reports, citing Sapar Issakov, Vice Head of the Kyrgyz President’s Staff. Liên kết ngoài trong |website= (trợ giúp)
  24. ^ Ukraine seeking observer status in Eurasian Economic Union - Yanukovych, Interfax-Ukraine 19. Dezember 2013.
  25. ^ Ukraine legt sich auf EU-Assoziierung fest, dw.de 27. September 2013.
  26. ^ Wer zahlt, schafft an, Zeit 19 tháng 12 năm 2013.
  27. ^ Egypt to join Russia-led Eurasian free trade zone, rt.com, 10. Februar 2015.
  28. ^ Sofian Philip Naceur: Machtpoker am Nil, junge Welt, 13. Februar 2015.
  29. ^ Vietnam schließt Freihandelsabkommen mit der Eurasischen Wirtschaftsunion, finanzen.net,/ 10. Juni 2015.
  30. ^ a b Eurasische Wirtschaftsunion wächst – Verhandlungen mit China, Indien und Türkei, pressenza.com, 14. Mai 2015.
  31. ^ “Merkel und Gabriel wollen Putin Freihandel anbieten”. Truy cập 1 tháng 10 năm 2015.
  32. ^ EAWU und Iran stellen Weichen für Freihandelsabkommen, pressenza.com, 14. Mai 2015.
  33. ^ Eurasische Wirtschaftsunion wächst – Verhandlungen mit China, Indien und Türkei, belta.by, 14. April 2015”. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 10 năm 2015. Truy cập ngày 2 tháng 8 năm 2015.
  34. ^ Từ tháng Mười EAEU chuyển sang chế độ tự do thương mại với Việt Nam

Thư mục

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Hubert Thielicke (Hg.): Die Eurasische Union: Postsowjetischer Traum oder weitreichendes Integrationsprojekt?, Potsdam 2012. ISBN 978-3-941880-44-3

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]