Liên minh Thuế quan Á Âu

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Liên minh Thuế quan
An orthographic projection of the world highlighting Armenia, Belarus, Kazakhstan, Kyrgyzstan and Russia in green.
Kiểuliên minh thuế quan
Thành lập1 tháng 1 năm 2010
Thành viên
Địa lý
Diện tích 
• Tổng cộng
20,260,431 km2
7,822,596 mi2
Dân số 
• Ước lượng 2013
182,519,270[1][2][3][4][5]
9.01/km2
23,3/mi2
Kinh tế
GDP  (PPP)Ước lượng 2013
• Tổng số
US$4.064 trillions[6]
US$22,267
GDP  (danh nghĩa)Ước lượng 2013
• Tổng số
$2.407 trillion (excepting Armenia and Kyrgyzstan)[7]
• Bình quân đầu người
US$22,267 (excepting Armenia and Kyrgyzstan)

Liên minh Thuế quan Á Âu (tiếng Anh Eurasian Customs Union viết tắt: EACU) là một liên minh thuế quan bao gồm tất cả những thành viên của Liên minh Kinh tế Á Âu. Nó được thành lập vào ngày 1 tháng 1 năm 2010 như là một liên minh thuế quan giữa Belarus, Kazakhstan, và Nga (tiếng Nga: Таможенный союз Белоруссии, Казахстана и России).[8] Liên minh ban đầu gồm Belarus, Kazakhstan, và Nga, và kết nạp thêm ArmeniaKyrgyzstan từ ngày 1 tháng 1 năm 2015.[9] Hiệp định hành lập lLieen minh sẽ được thay thế bằng hiệp định thành lập Liên minh Kinh tế Á Âu, bắt đầu từ năm 2014, nó sẽ bao gồm cả việc sáp nhập Liên minh thuế quan vào cơ cấu tổ chức của Liên minh Kinh tế Á Âu.

Liên minh thuế quan được thành lập bước đầu sẽ như là một tổ chức giống với Liên minh châu Âu-một liên minh kinh tế giữa các nước thuộc Liên Xô cũ.[10] Các thành viên sẽ hội nhất nền kinh tế và gỡ bỏ hàng rào thuế quan giữa các nước sau tháng 6 năm 2011. Ngày 19 tháng 11 năm 2011, các nước thành viên đã đặt ra một nhệm vụ chung trong việc liên kết các nền kinh tế, kế hoạch thành lập Liên minh Kinh tế Á Âu vào năm 2015.[11][12] Ngày 1 tháng 1 năm 2012, ba thành viên đã hình thành một không gian kinh tế chung để tiến tới thành lập một liên minh kinh tế thống nhất.[12][13] Liên minh Kinh tế Á Âu được hợp nhất chính từ Liên minh thuế quan và Cộng đồng Kinh tế Á Âu.[12]

Sự hình thành của Liên minh được xây dựng dựa trên 3 hiệp định vào các năm 1995, 1999 và 2007. Hiệp định đầu tiên vào năm 1995 quyết định việc thành lập Liên minh, vào năm 1999 hiệp định thứ hai được ký kết nêu lên các thức tổ chức, và cuối cùng vào năm 2007 chính thức tuyên bố việc thành lập một khu vực kinh tế xóa bỏ hàng rào thuế quan và việc hình thành Liên minh.

Chỉ trích[sửa | sửa mã nguồn]

Hoa Kỳ chỉ trích Liên minh thuế quan vì cho rằng nó như là một cố gắng nhằm "tái lập Liên bang Xô viết dưới sự thống trị của người Nga bằng một liên minh giữa các quốc gia độc lập ".[14]

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ “Bản sao đã lưu trữ”. Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 12 năm 2014. Truy cập ngày 18 tháng 6 năm 2015.
  2. ^ “The World Factbook”. Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 12 năm 2018. Truy cập ngày 18 tháng 6 năm 2015.
  3. ^ “Bản sao đã lưu trữ”. Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 11 năm 2014. Truy cập ngày 18 tháng 6 năm 2015.
  4. ^ http://www.armstat.am/file/doc/99475033.pdf
  5. ^ http://www.stat.kg/stat.files/din.files/census/Excel/5010003.XLS
  6. ^ “Bản sao đã lưu trữ”. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 6 năm 2011. Truy cập ngày 27 tháng 3 năm 2014.
  7. ^ “Bản sao đã lưu trữ”. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 12 năm 2018. Truy cập ngày 27 tháng 3 năm 2014.
  8. ^ Russia, Belarus and Kazakhstan Agree on Customs Union Lưu trữ 2014-07-04 tại Wayback Machine Saturday, ngày 5 tháng 12 năm 2009
  9. ^ Kyrgyzstan and Armenia will officially enter the Eurasian Customs Union that was created by Russia, Belarus and Kazakhstan, on the ngày 1 tháng 1 năm 2015., Kyrgyzstan, Armenia officially enter Eurasian Economic Union Lưu trữ 2016-06-11 tại Wayback Machine, 24.kg. Truy cập ngày 11 tháng 1 năm 2014.
  10. ^ Soviet Union to be restored in the form of new customs union, Kyiv Post (ngày 18 tháng 12 năm 2009)
  11. ^ “Russia, Belarus, Kazakhstan sign pact”. UPI. ngày 19 tháng 11 năm 2011. Truy cập ngày 20 tháng 11 năm 2011.
  12. ^ a b c Ukraine cannot get observer status at Eurasian Econ Union due to Association Agreement with EU, Russia, Interfax-Ukraine (ngày 14 tháng 6 năm 2013)
  13. ^ Barron, Lisa (ngày 1 tháng 10 năm 2013). “Belarus eases current account deficit with Customs Union, Common Economic Space”. Cistran Finance. Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 10 năm 2013. Truy cập ngày 25 tháng 10 năm 2013.
  14. ^ “Failed reset?: United States decries "sovietization" of former USSR states”. Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 2 năm 2014. Truy cập ngày 18 tháng 6 năm 2015.

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]

  • Website chính thức (tiếng Nga), (tiếng Anh), (tiếng Armenia), (tiếng Kazakh), (tiếng Belarus)