Động cơ điện

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Động cơ điện với các kích cỡ khác nhau

Động cơ điệnmáy điện dùng để chuyển đổi năng lượng điện sang năng lượng cơ học. Hầu hết động cơ điện hiện có hoạt động theo hiệu ứng điện từ. Một số ít là Động cơ áp điện hoạt động dựa trên hiệu ứng áp điện, và thường là động cơ cỡ nhỏ hoặc siêu nhỏ.

Các động cơ điện thường gặp dùng trong gia đình như quạt điện, tủ lạnh, máy giặt, máy bơm nước, máy hút bụi... Ngược lại với Động cơ điện là máy dùng để chuyển đổi từ cơ sang điện, được gọi là máy phát điện. Máy phát có hai loại chính là máy phát điện xoay chiều (alternator) và một chiều (dynamo).

Ứng dụng[sửa | sửa mã nguồn]

Ngày nay động cơ điện được dùng trong hấu hết mọi lĩnh vực, từ các động cơ nhỏ dùng trong lò vi sóng để chuyển động đĩa quay, hay trong các máy đọc đĩa (máy chơi CD hay DVD), đến các đồ nghề như máy khoan, hay các máy gia dụng như máy giặt, sự hoạt động của thang máy hay các hệ thống thông gió cũng dựa vào động cơ điện. Ở nhiều nước động cơ điện được dùng trong các phương tiện vận chuyển, đặc biệt trong các đầu máy xe lửa.

statorrotor của một động cơ điện 3 pha

Trong công nghệ máy tính: Động cơ điện được sử dụng trong các ổ cứng, ổ quang (chúng là các động cơ bước rất nhỏ).

Nguyên tắc hoạt động[sửa | sửa mã nguồn]

Phần chính của động cơ điện gồm phần đứng yên (stator) và phần chuyển động (rotor) được quấn nhiều vòng dây dẫn hay có nam châm vĩnh cửu. Khi cuộn dây trên rotor và stato được nối với nguồn điện, xung quanh nó tồn tại các từ trường, sự tương tác từ trường của rotor và stator tạo ra chuyển động quay của rotor quanh trục hay 1 mômen.

Phần lớn các động cơ điện hoạt động theo nguyên lý điện từ, nhưng loại động cơ dựa trên nguyên lý khác như lực tĩnh điệnhiệu ứng điện áp cũng được sử dụng. Nguyên lý cơ bản mà các động cơ điện từ dựa vào là có một lực lực cơ học trên một cuộn dây có dòng điện chạy qua nằm trong một từ trường. Lực này theo mô tả của định luật lực Lorentz và vuông góc với cuộn dây và cả với từ trường.

Phần lớn động cơ từ đều xoay nhưng cũng có động cơ tuyến tính. Trong động cơ xoay, phần chuyển động được gọi là rotor, và phần đứng yên gọi là stator.

Điều khiển động cơ[sửa | sửa mã nguồn]

  • Bằng cách thay đổi cường độ dòng điện - dùng biến trở. Hoặc các cuộn dây có công suất khác nhau. Ví dụ trong quạt điện có nhiều số, máy khoan cầm tay...
  • Điều khiển góc nghiêng tương đối của phương gắn chổi than với phương của từ trường để kiểm soát tốc độ tối đa. Ví dụ máy mài có nhiều loại được dưới hạn 10.000 vòng/phút hay 15.000 vòng/phút.
  • Điều khiển bằng cách quấn nhiều cuộn dây tạo ra số cặp cực khác nhau.
  • Điều khiển bằng biến tần, cho ta độ chính xác tương đối tốt. Trong phương pháp này sử dụng hệ thống servo cho độ chính xác điều khiển tốc độ, vị trí rất cao.

Lịch sử phát triển[sửa | sửa mã nguồn]

Phân loại[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]