Cổng thông tin:Truyền hình/Mô tả

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Phòng biên tập chương trình

Truyền hình là một phương thức truyền phát và thu nhận tín hiệu hình ảnhâm thanh trong một khoảng cách rất xa. Theo ghi nhận của Hailee Fleck, nhà khoa học người Nga Constantin Perskyi là người đã có công tạo ra từ "television" (tele: xa, vision: nhìn thấy) năm 1900. Chiếc TV ngày nay đã phát triển qua nhiều giai đoạn. Giai đoạn đầu tiên gắn liền với TV cơ điện tử của các nhà khoa học tiên phong John Logie Baird (người Scotland), và Paul Gottlieb Nipkow. Kế đến là TV điện tử sử dụng ống tia Catốt với chất lượng hình ảnh tốt hơn thế hệ trước, thời gian hoạt động lâu và có tính ứng dụng cao. Công lao quan trọng này thuộc về hai nhà phát minh Alan Archibald Campbell-Swinton (người Anh) và Boris Rosing (người Nga), họ đã làm việc độc lập năm 1907, nhưng nhà khoa học Mỹ Philo Farnsworth được cho là người đầu tiên sáng chế chiếc TV điện tử hoạt động được bằng việc tiến hành các thí nghiệm chứng minh rõ ràng năm 1928.

Năm 1928 ghi nhận bước phát triển của hệ thống truyền hình quét cơ và mãi đến năm 1936 là hệ thống truyền hình quét điện tử. Từ thập niên 1950, truyền hình trắng đen và truyền hình màu kỹ thuật truyền phát mặt đất lần lượt được giới thiệu. Sau này, chúng ta có truyền hình cáp, truyền hình kỹ thuật sốtruyền hình độ nét cao. Truyền hình cáp thu và phát thông tin qua hệ thống cáp ngầm hoặc qua các vệ tinh đến các hộ gia đình.

Thông tin thêm...