Chủ nghĩa tự do xã hội
Chủ nghĩa tự do xã hội (tiếng Anh: Social liberalism) là một ý thức hệ chính trị mà muốn tạo sự quân bình giữa tự do cá nhân và công bằng xã hội. Cũng như chủ nghĩa tự do cổ điển, chủ nghĩa tự do xã hội ưa chuộng một nền kinh tế thị trường và sự mở rộng quyền dân sự và chính trị cũng như các quyền tự do cá nhân, nhưng khác biệt ở chỗ nó tin tưởng vào vai trò chính danh của chính phủ, mà quan tâm tới các vấn đề kinh tế và xã hội như nghèo đói, y tế, và giáo dục.[1][2][3] Dưới chủ nghĩa tự do xã hội, một xã hội lành mạnh được xem là hòa đồng với tự do cá nhân.[4] Các chính sách tự do xã hội thường được áp dụng rộng rãi tại phần đông thế giới tư bản, đặc biệt sau thế chiến thứ hai.[5] Các tư tưởng và các đảng phái tự do xã hội thường là các phái đứng giữa (trung tâm) hay trung tả.[6][7][8][9][10] Từ Tự do Xã hội được dùng để phân biệt với từ Tự do Cổ điển mà đã chi phối những tư tưởng về chính trị và kinh tế trong nhiều thế kỷ cho tới khi chủ nghĩa tự do xã hội phân nhánh ra khỏi nó khoảng thời gian đại khủng hoảng.[11][12]
Một phản ứng đối nghịch với chủ nghĩa tự do xã hội vào cuối thế kỷ 20, thường được gọi là chủ nghĩa tân tự do (neoliberalism), dẫn tới những chính sách kinh tế chủ nghĩa tiền tệ và giảm sự cung cấp các dịch vụ của chính phủ. Tuy nhiên, phản ứng này không đưa tới kết quả là sự quay trở về với chủ nghĩa tự do cổ điển, khi các chính phủ vẫn tiếp tục cung cấp các dịch vụ xã hội và duy trì kiểm soát về chính sách kinh tế.[13]
Nguồn gốc
[sửa | sửa mã nguồn]Vào cuối thế kỷ 19, những nguyên tắc của chủ nghĩa tự do cổ điển bị thử thách khi những phát triển kinh tế đi xuống dốc, gia tăng sự cảm nhận về vấn đề nghèo đói và thất nghiệp trong những thành phố kỹ nghệ tân tiến, và cũng do sự khích động của giới lao động có tổ chức. Phản ứng chính trị chính chống lại những sự thay đổi mang lại bởi việc kỹ nghệ hóa và chủ nghĩa tư bản tự do (laissez-faire capitalism) tới từ phía bảo thủ lo lắng về sự quân bình xã hội, mặc dù chủ nghĩa xã hội sau này trở thành một thế lực quan trọng hơn cho những thay đổi và cải tổ. Một số nhà văn thời Victoria bao gồm cả Charles Dickens, Thomas Carlyle, và Matthew Arnold trở thành những nhà chỉ trích gây nhiều ảnh hưởng về vấn đề bất công xã hội.[14]
John Stuart Mill đã đóng góp một phần lớn về tư tưởng tự do bằng cách phối hợp những yếu tố của chủ nghĩa tự do cổ điển với những cái mà dần dần được biết tới như là chủ nghĩa tự do mới (new liberalism). Những nhà tự do mới cố sửa đổi ngôn ngữ cũ của chủ nghĩa tự do để đối đầu với những tình trạng khó khăn, mà họ tin tưởng là chỉ có thể được giải quyết nếu nhà nước nhân thức được là phải can thiệp vào nhiều hơn và rộng rãi hơn. Một quyền ngang hàng về tự do không thể hình thành chỉ bằng cách bảo đảm các cá nhân không dùng thể lực mà đối đáp lẫn nhau, hay chỉ bằng cách có luật lệ mà đã được thảo luận một phần nào đó và ứng dụng. Nhiều biện pháp tích cực cần phải có để bảo đảm mỗi cá nhân sẽ có cơ hội tương đương để thành công.[15]
Vào cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20, một số nhà tư tưởng Anh, được biết tới như các nhà tự do mới, đã chống lại chủ nghĩa tự do cổ điển không kiềm chế và thiên về một chính phủ can thiệp về vấn đề xã hội, kinh tế, và đời sống văn hóa. Các nhà tự do mới, gồm những nhà trí thức như T.H. Green, L.T. Hobhouse, và John A. Hobson, cho là tự do cá nhân chỉ có thể đạt được trong những tình huống xã hội và kinh tế thích hợp.[6] Trong quan điểm của họ, sự nghèo khó, bẩn thỉu và dốt nát, mà nhiều người đang sống, không thể nào làm cho tự do và đặc tính cá nhân phát triển được. Các nhà tự do mới tin tưởng rằng những điều kiện như vậy chỉ có thể được cải thiện bằng những hành động chung được điều hành bởi một nhà nước mạnh, có khuynh hướng phúc lợi.[16]
Chính phủ đảng Tự do của Henry Campbell-Bannerman và H.H. Asquith, đặc biệt nhờ bộ trưởng tài chính và sau này là thủ tướng, David Lloyd George, đã thiết lập một nền móng cho một nhà nước phúc lợi ở Vương quốc Anh trước thế chiến thứ nhất. Nhà nước phúc lợi toàn diện được hình thành ở Anh sau thế chiến thứ hai, mặc dù phần lớn được hoàn thành bởi đảng Lao động Anh, đã được phát họa đáng kể bởi 2 nhà tự do: John Maynard Keynes, mà đặt nền móng kinh tế, và William Beveridge, mà đã phát họa hệ thống phúc lợi.[6]
Đức
[sửa | sửa mã nguồn]Vào cuối thế kỷ 19 ở Đức, các nhà tự do cánh tả thành lập các công đoàn để giúp đỡ các công nhân cải thiện các điều kiện làm việc và kinh tế. Một số các nhà kinh tế tự do như Lujo Brentano hay Gerhart von Schulze-Gävernitz, thành lập Hội chính sách xã hội 1873 để cổ võ sự cải tổ xã hội. Nhưng những ý tưởng của họ được rất ít các chính trị gia tự do ủng hộ. Những đề tài chính của các đảng tự do cánh tả là tự do ngôn luận, tự do hội họp, tự do mậu dịch, một chính phủ đại diện nhân dân, quyền bỏ phiếu ngang hàng và kín, cũng như việc bảo vệ tư hữu. Họ chống lại việc thành lập một nhà nước phúc lợi mà họ gọi là chủ nghĩa xã hội nhà nước (State Socialism). Sau đó Friedrich Naumann, mà duy trì những liên hệ chặt chẽ với Brentano và Schulze-Gävernitz, đã thành lập Hội xã hội quốc gia, dự định phối hợp chủ nghĩa tự do tư sản với chủ nghĩa xã hội vô sản. Nhóm này kêu gọi, một trong những điều khác, gia tăng những quy định về phúc lợi xã hội, quyền được đình công, và chia sẻ lợi nhuận trong công nghiệp. Mặc dù đảng này không giành được ghế nào trong quốc hội và chẳng bao lâu phải giải tán, những lý thuyết nó phát triển vẫn giữ ảnh hưởng với chủ nghĩa tự do Đức.
Trong khi một số các nhà viết sách mô tả chủ nghĩa tự do Đức là chủ nghĩa tự do xã hội, một số người khác cho là từ này chỉ đúng với chính sách của hội xã hội quốc gia. Các đảng tự do cánh tả chính ở Đức là đảng cấp tiếng Đức (German Progress Party) trong thời kỳ đế quốc Đức và (đảng dân chủ Đức) trong giai đoạn Cộng hòa Weimar. Đảng dân chủ tự do đại diện cho chủ nghĩa tự do trong một nước Đức cấp tiến. Từ tự do cánh tả cho thấy sự khác biệt của những đảng này với những đảng tự do bảo thủ, đặc biệt cánh hữu đảng tự do quốc gia (National Liberal Party), mà liên minh với đảng bảo thủ.[17][18][19]
Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]Tổng quát
- Adams, Ian. Political ideology today. Manchester: Manchester University Press, 2001. ISBN 0 7190 6019 2
- De Ruggiero, Guido. The history of European liberalism. Boston: Beacon Press, 1959.
- Faulks, Keith. Political sociology: a critical introduction. Edinburgh: Edinburgh University Press, 1999. ISBN 0 7486 1356 0
- Feuchtwanger, E.J. Democracy and empire: Britain 1865-1914. London: Edward Arnold Publishers Ltd., 1985. ISBN 0-7131-6162-0
- Richardson, James L. Contending liberalisms in world politics. London: Lynne Rienner Publishers, Inc., 2001. ISBN 1-55587-915-2
- Slomp, Hans. European politics Into the twenty-first century: integration and division. Westport: Praeger Publishers, 2000. ISBN 0-275-96814-6
Chuyên môn
- ^ Rohr, Donald G. (tháng 9 năm 1964). “The Origins of Social Liberalism in Germany”. The Journal of Economic History. 24 (03).
- ^ Gaus, Gerald and Courtland, Shane D. (Spring 2011). “The 'New Liberalism'”. The Stanford Encyclopedia of Philosophy.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
- ^ John Derbyshire (ngày 12 tháng 7 năm 2010). “The origins of social liberalism”. New Statesman.
- ^ The history of European liberalism (1959), Guido De Ruggiero, pp. 155–157
- ^ Fauks, Keith. Political Sociology: A Critical Introduction. Edinburgh University Press, 1999, page 73
- ^ a b c Adams, Ian (2001). Political Ideology Today (Politics Today). Manchester: Manchester University Press. ISBN 0719060206.
- ^ Slomp, Hans (2000). European Politics Into the Twenty-First Century: Integration and Division. Westport: Greenwood Publishing Group. ISBN 0275968146.
- ^ Ortiz, Cansino; Gellner, Ernest; Geliner, E.; Merquior, José Guilherme; Emil, César Cansino (1996). Liberalism in Modern Times: Essays in Honour of Jose G. Merquior. Budapest: Central European University Press. 185866053X.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
- ^ Hombach, Bodo (2000). The politics of the new centre. Wiley-Blackwell. ISBN 9780745624600.
- ^ Richard E. Matland, Kathleen A. Montgomery (2003). Women's access to political power in post-communist Europe. Oxford: Oxford University Press. ISBN 978-0-19-924685-4. Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 6 năm 2011. Truy cập ngày 14 tháng 8 năm 2015.
- ^ Marks, Gary and Wilson, Carole (tháng 7 năm 2000). “The Past in the Present: A Cleavage Theory of Party Response to European Integration” (PDF). British Journal of Political Science. 30: 433–459. doi:10.1017/S0007123400000181. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 25 tháng 6 năm 2008. Truy cập ngày 14 tháng 8 năm 2015.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
- ^ Richardson, James L. (2001). Contending Liberalisms in World Politics: Ideology and Power. Colorado: Lynne Rienner Publishers. 155587939X.
- ^ Fauks, Keith. Political Sociology: A Critical Introduction. Edinburgh University Press, 1999, pages 71–75
- ^ Richardson, pp. 36–37
- ^ Eatwell, Roger; Wright, Anthony (1999). Contemporary political ideologies. Continuum International Publishing Group. ISBN 9780826451736.
- ^ The Routledge encyclopaedia of philosophy, p.599
- ^ Contending liberalisms in world politics (2001) James L. Richardson, p. 37
- ^ Liberal Democrats in the Weimar Republic: The History of the German Democratic Party and the German State Party (1985) Bruce B. Frye, p 10
- ^ The Democratic Movement in Germany, 1789–1914 (1976) John L. Snell, p. 304-334
Đọc thêm
[sửa | sửa mã nguồn]- Green, Thomas Hill (2006). Lectures on the Principles of Political Obligation. New Jersey: The Lawbook Exchange. ISBN 1584776145.
- Hobhouse, L. T. (1994). Liberalism and Other Writings. Cambridge: Cambridge University Press. ISBN 0521437261.
- Hobson, John Atkinson (2000). The Crisis of Liberalism: New Issues of Democracy. Delaware: Adamant Media Corporation. ISBN 1421227819.
- Martin, Keith D. (2010). A Liberal Mandate: Reflections on our Founding Vision and Rants on how we have Failed to Achieve it. Silver Spring, MD: Weit Press. ISBN 978-0-578-04365-4.
- Merquior, J.G. (1991). Liberalism Old and New. Cambridge: Gale (publisher). ISBN 0805786279.
- Mill, John Stuart (1989). 'On Liberty' and Other Writings. Cambridge: Cambridge University Press. ISBN 0521379172.
- Rawls, John (2005). A Theory of Justice. Harvard: Harvard University Press. ISBN 0674017722.
- Rawls, John (2005). Political Liberalism. New York: Columbia University Press. ISBN 0231130899.
- Simhony, Avital; Weinstein, David (2001). The New Liberalism: Reconciling Liberty and Community. Cambridge: Cambridge University Press. ISBN 0521794048.