Chiến dịch Mushtarak
Chiến dịch Mushtarak hay Trận Marjah | |||||||
---|---|---|---|---|---|---|---|
Một phần của Chiến tranh Afghanistan | |||||||
Tiểu đoàn 1, Thủy quân Lục chiến 3 làm chủ đầu mối quan trọng của tuyến đường ngay bên ngoài Marjah ngày 9 tháng 2 năm 2010 | |||||||
| |||||||
Tham chiến | |||||||
Liên quân |
Lực lượng nổi dậy Quân nổi dậy Taliban | ||||||
Chỉ huy và lãnh đạo | |||||||
Mohammad Zazai[1] James Cowan Nick Carter Stanley McChrystal Lawrence Nicholson | Không rõ | ||||||
Lực lượng | |||||||
Liên quân |
Lực lượng nổi dậy 2.000 (Taliban xác nhận)[5] 400–1.000 (Hoa Kỳ ước tính)[6] | ||||||
Thương vong và tổn thất | |||||||
Liên quân[7] |
Lực lượng nổi dậy[8] (trong tuần lễ đầu tiên) | ||||||
Thương vong thường dân[9] 28 thiệt mạng, 70 bị thương |
Chiến dịch Mushtarak (trong tiếng Dari và tiếng Ả Rập, Mushtarak nghĩa là Cùng Nhau hay Phối hợp) hay Trận Marjah là một cuộc công kích bình định của Lực lượng Trợ giúp An ninh Quốc tế trong khu vực được cho là "vành đai trồng cây thuốc phiện" của Tỉnh Helmand tại miền nam Afghanistan trong Chiến tranh Afghanistan.[10][11] Các chiến dịch quân sự mở màn ngày 13 tháng 2 năm 2010,[12][13][14] và tập trung vào Quận Nad Ali và Quận Lashkar Gah. Thành phần tham chiến gồm Afghanistan và quân từ một số thành viên của Lực lượng Trợ giúp An ninh Quốc tế cộng với các đơn vị Thủy quân Lục chiến Hoa Kỳ và Lục quân Hoa Kỳ.[15]
Mục tiêu chính của cuộc hành quân hiểu theo nghĩa rộng là Marjah (còn viết là Marja hay Marjeh), vốn nằm dưới sự kiểm soát của phiến quân Taliban cũng như các tay buôn bán ma túy trong nhiều năm.[16][17] Quân Afghanistan được trao nhiệm vụ chính trong các lực lượng trên bộ, bao gồm khoảng 60% số lính.[18][19] Khoảng 8.000 lực lượng lục quân và 7.000 binh lính hỗ trợ tham chiến khi tính luôn cả quân đội Hoa Kỳ, Anh, và các nước liên minh khác.[18][20]
Như vậy, đây được xem là cuộc hành quân lớn nhất tại Afghanistan kể từ sau sự sụp đổ của Taliban, chính phủ bị lật đổ ra khỏi Kabul và Kandahar vào tháng 10-12 năm 2001, nhưng những năm sau đó tiến hành cuộc kháng chiến trong cuộc chiến tranh du kích với tên gọi cuộc nổi dậy Taliban. Sự việc này trở nên rõ rệt trong chiến dịch bạo lực trong gia đoạn của cuộc bầu cử tổng thống Afghanistan, 2009.[20][21]
Chiến dịch chấm dứt 2 năm cai trị của Taliban ở Marjah, khi các trường học, truyền hình và việc cạo râu bị cấm và các nông dân được phép trồng thuốc phiện theo NATO. Theo UNODC, quân nổi dậy Taliban kiếm lợi nhuận khổng lồ từ việc buôn bán ma túy.[22] Tuy nhiên điều này đã bị bác từ phía Taliban và họ đưa ra một lời xác nhận đối nghịch rằng chính CIA là người kiếm lời từ việc buôn bán ma túy. Chính phủ Afghanistan công bố ý định tái mở cửa trường học, khôi phục lại sự tự do dân sự và thi hành lệnh cấm trồng cây thuốc phiện, cách mà chính phủ Afghanistan đã liên tục thất bại ở các khu vực khác của đất nước dưới sự kiểm soát của mình.
Chú thích
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ [1]
- ^ [2]
- ^ a b [3]
- ^ “Bản sao đã lưu trữ”. Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 2 năm 2010. Truy cập ngày 20 tháng 2 năm 2010.
- ^ “Bản sao đã lưu trữ”. Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 2 năm 2010. Truy cập ngày 3 tháng 2 năm 2011.
- ^ "[4]
- ^ [5]
- ^ “Bản sao đã lưu trữ”. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 3 năm 2010. Truy cập ngày 3 tháng 2 năm 2011.
- ^ “Bản sao đã lưu trữ”. Bản gốc lưu trữ ngày 31 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 3 tháng 2 năm 2011.
- ^ [6]
- ^ [7]
- ^ “Bản sao đã lưu trữ”. Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 2 năm 2010. Truy cập ngày 17 tháng 2 năm 2010.
- ^ [8]
- ^ [9][liên kết hỏng]
- ^ [10]
- ^ [11]
- ^ [12]
- ^ a b [13]
- ^ [14]
- ^ a b [15]
- ^ [16]
- ^ [17]
Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về Chiến dịch Mushtarak. |
- Afghanistan 2010
- Xung đột năm 2010
- Tỉnh Helmand
- Chiến dịch quân sự trong Chiến tranh Afghanistan liên quan tới Hoa Kỳ
- Chiến dịch quân sự trong Chiến tranh Afghanistan liên quan tới Vương quốc Anh
- Trận đánh trong Chiến tranh Afghanistan
- Thủy quân Lục chiến Hoa Kỳ trong Chiến tranh Afghanistan
- Trận đánh liên quan tới Hoa Kỳ
- Trận đánh liên quan tới Canada
- Trận đánh liên quan tới Vương quốc Liên hiệp Anh