Bước tới nội dung

Chà là

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Chà là
Chà là, Rashidiya, Dubai
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Plantae
(không phân hạng)Angiospermae
(không phân hạng)Monocots
(không phân hạng)Commelinids
Bộ (ordo)Arecales
Họ (familia)Arecaceae
Chi (genus)Phoenix
Loài (species)P. dactylifera
Danh pháp hai phần
Phoenix dactylifera
L.

Chà là[1] (danh pháp khoa học: Phoenix dactylifera) là loài đặc trưng trong chi Chà là thuộc họ Cau, là loài được trồng để lấy quả. Mặc dù xuất xứ ban đầu của nó không được biết rõ do nó được trồng trọt trong thời gian dài, nhưng có lẽ nó xuất phát từ các đảo thuộc vịnh Ba Tư.[2] Đây là loài cây có kích thước trung bình cao khoảng 15-25m, có thân thẳng hoặc mọc ra nhiều thân từ gốc. Lá dài 3–5 m, với nhiều sóng/cọng tỏa ra (khoảng 150), các cọng này dài khoảng 30 cm và rộng 2 cm.

Sản xuất

[sửa | sửa mã nguồn]
hhh
10 quốc gia sản xuất chà là hàng đầu trên toàn thế giới vào năm 2018
(tính theo 1.000 tấn)*
 Ai Cập 1.562,17
 Ả Rập Xê Út 1.302,86
 Iran 1.204,16
 Algeria 1.094,70
 Iraq 614.58
 Pakistan 471.67
 Sudan 440.87
 Oman 368.81
 Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất 345.12
 Tunisia 241.33
Thế giới 8.384.286
Nguồn:
Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc (FAO)
[3]
*Ước tính của FAO. Số được làm tròn.

Biểu tượng

[sửa | sửa mã nguồn]
Quốc huy Ả Rập Xê Út có biểu tượng hình cây chà là.

Danh pháp thực vật Phoenix dactylifera có ý nghĩa quan trọng trong thời kỳ đầu của Do Thái giáo và sau đó là trong Cơ đốc giáo, một phần vì cây được trồng nhiều làm nguồn thực phẩm ở Palestine cổ đại.[4] Trong văn hóa người Hồi giáo, chà là và sữa chua hoặc sữa truyền thống là những thực phẩm đầu tiên được tiêu thụ cho Iftar sau khi mặt trời lặn trong tháng Ramadan.

Tôn giáo

[sửa | sửa mã nguồn]

Chà là đã được nhắc đến hơn 50 lần trong Kinh thánh và 20 lần trong Kinh Qur'an. Nhiều học giả Do Thái tin rằng tham chiếu từ "mật ong" trong Kinh Thánh ngụ ý về "một vùng đất chảy đầy sữa và mật" (Xuất Ê-díp-tô Ký chương 3) thực sự là ám chỉ đến "mật ngọt" của chà là, chứ không phải mật ong.[5]

Theo Kinh Qur'an, Maria được cho là đã sinh ra Chúa Giêsu dưới cây chà là,[6][7] và tương tự, chà là được khuyên dùng cho phụ nữ mang thai.[8]

Trong Kinh thánh, cây cọ (cũng được biết là cây kè - Palms) được coi là biểu tượng của sự thịnh vượng và chiến thắng.[9] Trong Thi thiên 92:12 có nhắc "Người công bình sẽ nảy nở như cây kè". Cành cọ xuất hiện như một biểu tượng trong điêu khắc trang trí Đền thờ Do Thái thứ hai ở Jerusalem, trên đồng tiền Do Thái, và trong điêu khắc của giáo đường Do Thái. Chúng cũng được sử dụng làm vật trang trí trong Lễ Lều Tạm.[4] Những cành cọ nằm rải rác trước Chúa Giê-su khi Ngài tiến vào Giê-ru-sa-lem vào Chúa nhật Lễ Lá.[4]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Mục 9338, Cây cỏ Việt Nam; Phạm Hoàng Hộ; Nhà xuất bản Trẻ - 2000.
  2. ^ Morton, J. 1987. Date. p. 5–11. In: Fruits of warm climates. Julia F. Morton. Miami, FL. — Purdue University. Center for New Crops and Plants Products.
  3. ^ “Major date producing countries worldwide 2018”. Elements:Production Quantity / Items:Dates. Truy cập ngày 21 tháng 2 năm 2020.
  4. ^ a b c James Hastings (1909). Dictionary of the Bible. The Monist. tr. 675.
  5. ^ [1], JEWISH ACTION Magazine, Winter 5765/2005 issue
  6. ^ Qur'an 19:16
  7. ^ Glassé, Cyril biên tập (2001). “Sûrah XIX: 23, 25, 26, as cited by Chase, "The Date Palm"; entry on "Mary”. The New Encyclopedia of Islam (ấn bản thứ 2). Stacey International. tr. 297. ISBN 978-0742562967.
  8. ^ Islam Q & A, question # 214222: Does Islam recommend any particular foods to maintain a woman’s good health during pregnancy?, truy cập ngày 24 tháng 1 năm 2021
  9. ^ Psalm 92:12

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]