Bước tới nội dung

David Garrett

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
(Đổi hướng từ David Garrett (nhạc sĩ))
David Garrett
Thông tin nghệ sĩ
Tên khai sinhDavid Christian Bongartz
Sinh4 tháng 9, 1980 (44 tuổi)
Aachen, Tây Đức
Thể loạiCổ điển, Giao thoa
Nhạc cụViolin
Năm hoạt độngk. 1988–nay
Hãng đĩaDecca, Deag
Websitewww.david-garrett.com

David Christian Bongartz (sinh ngày 4 tháng 9 năm 1980), còn được biết đến với nghệ danh David Garrett, là một nghệ sĩ vĩ cầm thể loại nhạc cổ điểngiao thoa, và là một nghệ sĩ phòng thu.

Cuộc sống đầu đời

[sửa | sửa mã nguồn]

Khi Garrett lên 4 tuổi, cha anh đã mua một cây vĩ cầm cho anh trai của mình, nhưng cậu bé David Garrett tỏ ra thích thú hơn và nhanh chóng mày mò cách chơi của chiếc đàn. Một năm sau, anh tham gia một cuộc thi âm nhạc và đạt giải nhất. Năm bảy tuổi, anh học vĩ cầm tại Học viện âm nhạc Lübeck.[1] Khi mới 9 tuổi, anh đã ra mắt công chúng lần đầu tiên tại Liên hoan âm nhạc Kissinger Sommer.[2][3] Đến năm 12 tuổi, David Garrett bắt đầu học nghệ sĩ vĩ cầm nổi tiếng người Ba Lan Ida Haendel, và anh thường xuyên đi đến Luân Đôn và các thành phố châu Âu khác để gặp bà.[4] Sau khi rời khỏi nhà năm 17 tuổi, anh đăng ký theo học tại Đại học Âm nhạc Hoàng gia ở London,[5] nhưng David Garrett nhanh chóng thôi học sau học kỳ đầu tiên.[6] Khi được hỏi trong một cuộc phỏng vấn vào năm 2008 nếu bị đuổi học, Garrett đã trả lời: "Chà, trục xuất không phải là chỉ định chính thức. Cả hai bên đều đồng ý rằng tôi sẽ đi theo con đường riêng sau học kỳ đầu tiên. Tôi đã bỏ qua một số bài học, nhưng tôi cũng đã lén vào lớp luyện tập thêm, do đó không giảm vấn đề!"[7] Năm 1999, anh dọn đến New York để học tại Trường Juilliard, rồi đến năm 2003 đã giành giải Sáng tác của trường với một tác phẩm tẩu pháp được sáng tác theo phong cách Johann Sebastian Bach.[8] Tại Juilliard, anh là một trong những người đầu tiên được nhạc sĩ Itzhak Perlman đào tạo,[4] và tốt nghiệp vào năm 2004.

Garrett tham dự các lớp học chuyên môn (Masterclass) của Keshet Eilon ở Israel vào mùa hè những năm 1997, 1998, 1999 và 2002.[9]

Sự nghiệp

[sửa | sửa mã nguồn]
Garrett trong một buổi biểu diễn ở Cologne vào ngày 15 tháng 1 năm 2010

Garrett sở hữu cây vĩ cầm Stradivarius đầu tiên của mình vào năm 11 tuổi, sau khi đi biểu diễn cho Tổng thống Đức Richard von Weizsäcker nghe và vinh dự được Tổng thống tặng chiếc đàn này.[1][10][11] Ở tuổi 13, Garrett đã thu âm hai đĩa CD, anh cũng xuất hiện trên kênh truyền hình Đức và Hà Lan. David còn tổ chức một buổi hòa nhạc tại dinh thự của Tổng thống Đức ở biệt thự Villa Hammerschmidt theo lời mời cá nhân của Tiến sĩ von Weizsäcker.[12] Anh được đề xuất sử dụng cây đàn Stradivarius nổi tiếng San Lorenzo,[13] là một trong những nhạc cụ tốt nhất thuộc "thời kỳ hoàng kim" của Antonio Stradivari. Tuy nhiên vào năm 2008, anh đã trượt chân vấp ngã vào chiếc San Lorenzo sau một buổi biểu diễn, và cây đàn đã bị hư hại nghiêm trọng.[13][14][15] Ở tuổi 13, với tư cách là nghệ sĩ solo trẻ nhất từ ​​trước đến nay, Garrett đã ký hợp đồng độc quyền với hãng đĩa Deutsche Grammophon.[4] Vào tháng 4 năm 1997, ở tuổi 16, anh chơi tại Dàn nhạc giao hưởng München với tư cách nghệ sĩ độc tấu dưới sự chỉ huy trưởng của Zubin MehtaDelhiMumbai trong các buổi hòa nhạc kỷ niệm 50 năm ngày Độc lập của Ấn Độ.[11][16]

Hai năm sau, David Garrett chơi với Dàn nhạc Giao hưởng của Đài phát thanh Berlin dưới sự chỉ huy của Rafael Frühbeck de Burgos và được các nhà phê bình âm nhạc khen ngợi. Qua đó anh nhận được lời mời biểu diễn tại Expo 2000Hannover. Năm 21 tuổi, anh được mời biểu diễn tại BBC Proms.

Trong thời gian học tại học viện âm nhạc Juilliard, David Garrett còn kiếm thêm thu nhập bằng cách làm người mẫu.[17]

Album năm 2008 của anh mang tên ''Encore'' theo đuổi mục tiêu khơi dậy sự quan tâm của giới trẻ đối với âm nhạc cổ điển. Bản phát hành chính thức của album bao gồm các sáng tác của chính Garett và biên khúc cộng thêm những giai điệu đã đồng hành cùng anh trong cuộc đời cho đến nay. Cùng với ban nhạc của mình, bao gồm có keyboard, guitartrống, anh thường tổ chức các buổi hòa nhạc bao gồm các bản sonata cổ điển (đi kèm với một cây đại dương cầm hòa nhạc), các bản biên khúc và sáng tác, cũng như các bài hát rock và nhạc nền phim. Vào mùa thu năm 2007, Garrett được công ty Montegrappa (có các mặt hàng được Montblanc phân phối trên toàn thế giới) chọn làm đại sứ thương hiệu cho buổi ra mắt những chiếc bút máy mới từ bộ sưu tập Tributo ad Antonio Stradivari.[18]

Anh cũng xuất hiện tại Royal Variety Performance vào ngày 5 tháng 12 năm 2011,[19] và anh chơi lại bản "Smells Like Teen Spirit" của ban nhạc Nirvana.

Garrett tham gia hội đồng giám khảo Giải thưởng Âm nhạc Độc lập hàng năm lần thứ 9 để hỗ trợ sự nghiệp của các nhạc sĩ độc lập.[20] Album của Garrett, Music, được phát hành vào năm 2012. Vào ngày 19 tháng 5 năm 2012, anh xuất hiện tại trận Chung kết UEFA Champions League và biểu diễn cùng ca sĩ người Đức Jonas Kaufmann.[21]

Garrett đóng vai chính trong bộ phim năm 2013 The Devil's Violinist, tái hiện lại cuộc đời nghệ sĩ vĩ cầm nổi tiếng thế kỷ 19 Niccolò Paganini. Cùng năm, anh phát hành album Garrett vs Paganini. Album năm 2015 của anh là Explosive bao gồm các bản sáng tác nguyên gốc là Innovation, Furious, Explosive, Unlimited Symphony, Serenity, Baroque fantasy và Melancholia.

Vào ngày 18 tháng 8 năm 2017, David Garrett đã phát hành đĩa đơn "Bittersweet Symphony" như một đoạn giới thiệu cho album 'Rock Revolution', phát hành không lâu sau vào ngày 17 tháng 9 năm 2017.

Vào ngày 11 tháng 10 năm 2020, Garrett biểu diễn quốc ca Đức tại Chặng đua GP Eifel 2020 trong lễ khai mạc.[22] Vào ngày 9 tháng 10, anh phát hành một album phòng thu khác có tên là Alive: My Soundtrack.

Đời tư

[sửa | sửa mã nguồn]

Garrett sinh ra ở Aachen, Đức với mẹ là một nữ diễn viên ballet chính kịch người Mỹ[23] là Dove Garrett,[23] và cha là nhà luật gia người Đức[24] Georg Bongartz.[23] Garrett giải thích rằng khi anh còn là một thần đồng, cha mẹ anh đã bắt đầu sử dụng tên thời con gái của mẹ làm nghệ danh cho mình. "Cha mẹ tôi đã quyết định rằng cái tên này dễ phát âm hơn tên tiếng Đức, vì vậy tôi đã giữ tên này."[25]

Album phòng thu

[sửa | sửa mã nguồn]

Các album khác

[sửa | sửa mã nguồn]

Album kết hợp

[sửa | sửa mã nguồn]
  • David Garrett: Live - In Concert & In Private (2009)
  • David Garrett: Rock Symphonies – Open Air Live (2011)
  • David Garrett: Legacy Live in Baden Baden (2011)
  • David Garrett: Music – Live in Concert (2012)

Giải thưởng và chứng nhận

[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b Alastair Smart biên tập (9 tháng 5 năm 2008). “Classical Brits: don't hate them because they're beautiful - Telegraph”. The Telegraph. Lưu trữ bản gốc 25 Tháng mười hai năm 2021. Truy cập 25 Tháng mười hai năm 2021.
  2. ^ “30. Musikfestival "Kissinger Sommer" - Intendantin: "Wünsche mir mehr Jugendliche in Konzertsälen". MUSIK HEUTE. ngày 19 tháng 6 năm 2015. Lưu trữ bản gốc ngày 15 tháng 4 năm 2021. Truy cập 24 Tháng mười hai năm 2021.
  3. ^ “KISSINGEN SUMMER FEST SCORES IN TRADITIONALLY FRIENDLY FASHION”. DeseretNews.com. ngày 19 tháng 8 năm 1990. Lưu trữ bản gốc ngày 23 tháng 3 năm 2019. Truy cập 24 Tháng mười hai năm 2021.
  4. ^ a b c “David Garrett Full Biography”. Mark Stephan Buhl Artists Management. Lưu trữ bản gốc ngày 4 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 12 tháng 11 năm 2012.
  5. ^ “Music Traveler”. Music Traveler (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 25 tháng 12 năm 2021. Truy cập 25 Tháng mười hai năm 2021.
  6. ^ “David Garrett”. prabook.com (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 25 tháng 12 năm 2021. Truy cập 25 Tháng mười hai năm 2021.
  7. ^ “Classicalx interview with David Garrett”. Classicalx. ngày 4 tháng 4 năm 2008. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 4 năm 2012. Truy cập ngày 24 tháng 11 năm 2011.
  8. ^ “David Garrett: Biography”. David Garrett's Official Website. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 10 năm 2012. Truy cập ngày 12 tháng 11 năm 2012.
  9. ^ “Keshet Eilon participants 1990-2010” (PDF). Keshetei. 9 tháng 10 năm 2013. Bản gốc (PDF) lưu trữ 25 Tháng mười hai năm 2021. Truy cập 25 Tháng mười hai năm 2021.
  10. ^ “David Garrett - 15 facts you never knew”. Classic FM (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 23 tháng 1 năm 2021. Truy cập 27 Tháng mười hai năm 2021.
  11. ^ a b “No fiddling around”. The Jerusalem Post | JPost.com (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 1 tháng 10 năm 2020. Truy cập 27 Tháng mười hai năm 2021.
  12. ^ “Did You Know? Five Facts About David Garrett”. Artline.ro. Lưu trữ bản gốc ngày 1 tháng 1 năm 2022. Truy cập 29 Tháng mười hai năm 2021.
  13. ^ a b “Oops!”. The New York Times (bằng tiếng Anh). ngày 14 tháng 2 năm 2008. ISSN 0362-4331. Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 29 tháng 12 năm 2021.
  14. ^ “Virtuoso's trip destroys priceless Stradivarius”. independent.co.uk. Lưu trữ bản gốc ngày 4 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 18 tháng 4 năm 2020.
  15. ^ “Violinist destroys $1m instrument” (bằng tiếng Anh). ngày 13 tháng 2 năm 2008. Lưu trữ bản gốc ngày 11 tháng 1 năm 2009. Truy cập ngày 27 tháng 12 năm 2021.
  16. ^ “MMMF India Events”. Mmmfindia.org. Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 10 năm 2010. Truy cập ngày 12 tháng 11 năm 2012.
  17. ^ “Violinist: Fall fractures $1M fiddle - RecordOnline.com - The Times Herald Record”. recordonline. 21 tháng 12 năm 2008. Bản gốc lưu trữ 21 Tháng mười hai năm 2008. Truy cập 25 Tháng mười hai năm 2021.
  18. ^ “Violinist David Garrett and Montblanc North American President and...”. Getty Images (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 12 năm 2021. Truy cập 30 Tháng mười hai năm 2021.
  19. ^ “Royal Variety Performance 2011 – Thank you!”. The Royal Variety Performance official website. ngày 8 tháng 12 năm 2011. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 6 năm 2012. Truy cập ngày 12 tháng 11 năm 2012.
  20. ^ “9th Annual Judges”. Independent Music Awards. Lưu trữ bản gốc ngày 23 tháng 1 năm 2016. Truy cập ngày 12 tháng 11 năm 2012.
  21. ^ “New Champions League theme version”. UEFA.com. ngày 19 tháng 5 năm 2012. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 11 năm 2018. Truy cập ngày 12 tháng 11 năm 2012.
  22. ^ “David at the Eiffel Grand Prix Race”. David Garrett. ngày 11 tháng 10 năm 2020. Lưu trữ bản gốc ngày 4 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 13 tháng 10 năm 2020.
  23. ^ a b c Sweeting, Adam (ngày 1 tháng 12 năm 2011). “David Garrett: the Beckham of the violin”. The Telegraph. Lưu trữ bản gốc ngày 4 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 12 tháng 11 năm 2012.
  24. ^ a b “Frankfurter Musikpreis 2017 geht an David Garrett”. neue musikzeitung (Thông cáo báo chí) (bằng tiếng Đức). Regensburg. dpa. ngày 17 tháng 2 năm 2017. Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 7 năm 2020. Truy cập ngày 12 tháng 10 năm 2018.
  25. ^ “Myleene Klaas Meets David Garrett”. Classic FM (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 12 năm 2021. Truy cập 30 Tháng mười hai năm 2021.
  26. ^ “New Guinness Record for fastest violinist”. Classic FM (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 1 năm 2021. Truy cập 25 Tháng mười hai năm 2021.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]