Bước tới nội dung

David Holmgren

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

David Holmgren (sinh năm 1955), là nhà thiết kế môi trường, nhà giáo về sinh thái học và nhà văn người Úc. Ông được biết đến nhiều nhất với tư cách là đồng kiến tạo khái niệm permaculture cùng với Bill Mollison. 

Cuộc đời và sự nghiệp

[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 1974 Holmgren chuyển đến Tasmania để nghiên cứu tại đại học Tasmanian, khoa Giáo dục chuyên sâu về Thiết kế môi trường (Tasmanian College of Advanced Education's Department of Environmental Design). Tại đó ông chọn học ngành thiết kế phong cảnh (landscape), sinh thái học và nông nghiệp học. Ông đã làm việc với Bill Mollison để phát triển khái niệm permaculture.[1]

Đầu tiên, ông sử dụng chính khu đất của mẹ mình (nam New Souths Wales) để thử nghiệm và hoàn chỉnh các lý thuyết (Permaculture in the Bush, 1985; 1993), sau đó ông tiếp tục thí nghiệm trong vườn nhà mình Melliodora, Hepburn Permaculture Gardens,[2] tại Hepburn Springs, Victoria. Đây cũng chính là khu vườn mà ông và công sự Su Dennett xây dựng nên.[3]

Ông thường xuyên được mời giảng dạy về permaculture (nguyên tắc, thiết kế,...)

Làng sinh thái Fryers Forest 

[sửa | sửa mã nguồn]

Làng sinh thái Fryers Forest, gần Castlemaine, ở miền Trung Victoria, Úc có thể được xem là thiết kế nổi bật nhất của David để thí nghiệm các nguyên tắc permaculture.[4][5]

Công nhận

[sửa | sửa mã nguồn]

Sau khi xuất bản thành công cuốn Permaculture One năm 23 tuổi và được đón nhận rộng rãi, tên tuổi và những cống hiến của Holmgren với tư cách là một nhà thiết kế môi trường, nhà giáo và một nhà hoạt động không được công nhận nhanh chóng. 

Giải thường đầu tiên của David là Ecological Pioneers (Úc) - Những nhà sinh thái học tiên phong, một giải thưởng danh giá được bầu bởi các nhà chuyên môn.  Thiết kế vườn Melliodora của Holmgren cũng được quay và chiếu thành series 3 phần trong chương trình Gardening Australia, chương trình truyền hình về làm vườn được yêu thích nhất ở Úc. Holmgren cũng xuất hiện trên chương trình phát thanh Landline của Úc. Đây được xem là sự ghi nhận quan trọng nhấ mà truyền thông dành cho những đóng góp của Holmgren. Năm 2012, sau khi xuất bản PP&PBS bản tiếng Ý, tổ chức môi trường Fondazione Parchi Monumentali Bardini e Peyron đã trao giải thưởng Il Monito del Giardin cho ông. 

Năm 2014, tên Holmgren được đặt tại Phòng xướng tên danh giá cho hạng mục Lối sống Xanh (Green Lifestyle Awards Hall of Fame)[6] vì những cống hiến tiên phong và bền bỉ đối với permaculture trong vòng 30 năm qua. Holmgren xuất hiện ở lễ trao giải cùng với Bob Brown năm 2012 và với Olivia Newton-John năm 2013. 

Ấn phẩm

[sửa | sửa mã nguồn]

Cuốn Permaculture: Nguyên tắc và con đường đến với sự bền vững (Principles and Pathways beyond Sustainability) (2002a) bao gồm một hệ thống kiến thức sâu và dễ dàng tiếp cận, được đúc kết bởi kinh nghiệm của Holmgren sau 25 năm nghiên cứu Permaculture. Cuốn sách dành tặng [1]Howard T. Odum, mất 2 tháng trước khi cuốn sách xuất bản, người đã đóng góp rất nhiều ý tưởng và tầm nhìn về sự chuyển đổi năng lượng trên thế giới.[7]

Principles and Pathways chỉ ra 12 nguyên tắc cơ bản trong thiết kế permaculture, mỗi nguyên tắc được trình bày trong một chương riêng biệt. Cuốn sách được xem là một bước ngoặt lớn trong lý thuyết về permaculure, đặc biệt là so với cuốn sách đầu tiên của Bill Mollison về permaculure: A desinger's manual (1988)[8]

Sự hứng thú đối với hệ sinh thái tái tổ hợp được truyền cảm hứng từ một lần Holmgren đến thăm New Zealand và trao đổi với nhà sinh thái học người New Zealand Haikai Tane năm 1979.[9]

Năm 1997, Holmgren viết bài "Cỏ hay thiên nhiên hoang dã' đăng trên tạp chí Permaculure Quốc tế.

Năm 2007, biên tập viên sáng lập trang Energy Bulletin.net (nay là trang Resilience.org) xuất bản bài báo mở rộng của Holmgren "Future Scenarios; mapping the cultural implications of Peak Oil and Climate Change" (Viễn cảnh tương lai, bức tranh về hệ lụy văn hóa của Đỉnh dầu và biến đổi khí hậu). Bài báo đánh dấu dấu ấn của Holmgren như một người theo chủ nghĩa vị lai quan trọng, kết nối và làm rõ khái niệm Energy Descent (năng lượng gốc).[10]

Mặc dù Permaculture One được xuất bản bởi nhà xuất bản chính thống (Corgi), phần lớn các công trình của Holmgren do ông tự xuất bản. Việc này cho phép ông thử nghiệm các loại hình khác nhau. Ví dụ nghiên cứu tình huống ((Permaculture in bush, Trees on the treeless planes and Melliodora), sách giấy (Melliodora A3 landscape) và sách điện tử (Melliodora, Collected Writings) và đăng tải lên mạng (Future Scenarios)[11]. Hình thức xuất bản DIY (do it yourself) này cũng là nguyên tắc cơ bản của permaculture, khuyến khích thử nghiệm và tự hoàn thiện)

The Essence of Permaculture, bản tóm tắt của PP&PBS là công trình được dịch ra nhiều thứ tiếng nhất (khoảng 10 ngôn ngữ tính đến năm 2015). PP&PBS đã được dịch ra tiếng Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Ý, Czech, Nhật Bản, Pháp, Hàn Quốc và Trung Quốc. Future Scenarios cũng đã được dịch ra tiếng Nhật. 

Sách tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Holmgren, David (1978). Permaculture One. Linc, Tasmania: Melbourne: Transworld Publishers. tr. 128. ISBN 0552980757.
  2. ^ “Melliodora: Hepburn Permaculture Gardens - Holmgren Design”. Holmgren Permaculture Design. Truy cập 19 tháng 3 năm 2018.
  3. ^ Melliodora, Hepburn Permaculture Gardens – Ten Years of Sustainable Living, 1996a; Payne, 2003
  4. ^ “David Holmgren”. The (En)Rich List. Post Growth Institute. Truy cập ngày 28 tháng 4 năm 2015.
  5. ^ Greg Foyster (ngày 10 tháng 5 năm 2012). “The people of Fryers Forest”. Simple Lives. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 4 năm 2015. Truy cập ngày 28 tháng 4 năm 2015.
  6. ^ Green Lifestyle Awards Hall of Fame
  7. ^ A prosperous way down, Odum and Odum, 2001
  8. ^ “Principles and Pathways, Class #2: Rob Hopkins, and Transition”. Truy cập 19 tháng 3 năm 2018.
  9. ^ . ISBN 0521009561 https://books.google.com/books?id=vZ5pH6RmDDoC&pg=PA205&lpg=PA205&dq=Haikai+Tane&source=bl&ots=XbV9_gwr1t&sig=hMdMzfmRRfwlanIgcfEOK2xa2ww&hl=en&sa=X&ei=5ONcUs63EqnQiAfR84Ao&ved=0CF4Q6AEwCQ#v=onepage&q=Haikai%20Tane&f=false. |title= trống hay bị thiếu (trợ giúp)|tựa đề= trống hay bị thiếu (trợ giúp)
  10. ^ “Future Scenarios - Community adaption to Peak Oil & Climate Change”. Holmgren Store. Truy cập 19 tháng 3 năm 2018.
  11. ^ Future Scenarios

Đọc thêm

[sửa | sửa mã nguồn]

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]