Des-gamma carboxyprothrombin

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Des-gamma carboxyprothrombin (DCP), tên gọi khác là protein induced by vitamin K absence/antagonist-II (PIVKA-II), là một dạng protein đông máu bất thường, prothrombin. Bình thường, tiền chất của prothrombin sẽ trải qua quá trình post-translational carboxylation (thêm một nhóm carboxylic acid) bởi gamma-glutamyl carboxylase  tại gan trước khi đi vào huyết tương. DCP/PIVKA-II có thể xảy ra ở người thiếu vitamin K (do suy dinh dưỡng hoặc rối loạn tiêu hóa) và dùng warfarin hoặc các dược phẩm khác ức chế hoạt động của vitamin K.

Ứng dụng chẩn đoán[sửa | sửa mã nguồn]

Ung thư biểu mô tế bào gan[sửa | sửa mã nguồn]

Một nghiên cứu năm 1984 lần đầu tiên mô tả việc sử dụng DCP như một dấu ấn của ung thư biểu mô tế bào gan (HCC); nó xuất hiện ở 91% bệnh nhân ung thư biểu mô tế bào gan, trong khi không xác định được bệnh lý gan khác. Nồng độ DCP không thay đổi khi sử dụng vitamin K, gợi ý a hoạt động bất thường của gamma-carboxylation hơn là thiếu vitamin K.[1] Một số nghiên cứu gần đâu đã xác nhận hiện tượng này.[2][3][4]

Một so sánh năm 2007 các chất chỉ điểm u nhận thấy DCP ít  chịu ảnh hưởng với các yếu tố nguy cơ của HCC (như xơ gan), và do đó hữu ích nhất trong việc dự đoán HCC.[5] Nó giúp phân biệt HCC với các bệnh lý gan không ác tính khác.[6] Hơn nữa, kết hợp phân tích DCP và alpha-fetoprotein (AFP) đã được chúng minh có thể dự đoán tốt hơn HCC giai đoạn sớm.[7] Mặc dù đã được sử dụng nhiều năm ở Nhật Bản, chỉ một nghiên cứu 2003 của Mỹ mới đánh giá lại chỉ định của nó trong hàng loạt các bệnh nhân Mỹ. Nó cũng xác định HCC ở giai đoạn sớm hơn.

Độc tính chống đông[sửa | sửa mã nguồn]

Một báo cáo năm 1987  mô tả việc sử dụng DCP xác định độc tính của acenocoumarol, một thuốc kháng vitamin K.[8]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Liebman HA, Furie BC, Tong MJ, và đồng nghiệp (1984). “Des-gamma-carboxy (abnormal) prothrombin as a serum marker of primary hepatocellular carcinoma”. N. Engl. J. Med. 310 (22): 1427–31. doi:10.1056/NEJM198405313102204. PMID 6201741.
  2. ^ Tsai SL, Huang GT, Yang PM, Sheu JC, Sung JL, Chen DS (1990). “Plasma des-gamma-carboxyprothrombin in the early stage of hepatocellular carcinoma”. Hepatology. 11 (3): 481–8. doi:10.1002/hep.1840110321. PMID 2155866.
  3. ^ Cui R, Wang B, Ding H, Shen H, Li Y, Chen X (2002). “Usefulness of determining a protein induced by vitamin K absence in detection of hepatocellular carcinoma”. Chin. Med. J. 115 (1): 42–5. PMID 11930656.
  4. ^ Marrero JA, Su GL, Wei W, và đồng nghiệp (2003). “Des-gamma carboxyprothrombin can differentiate hepatocellular carcinoma from nonmalignant chronic liver disease in american patients”. Hepatology. 37 (5): 1114–21. doi:10.1053/jhep.2003.50195. PMID 12717392.
  5. ^ Volk ML, Hernandez JC, Su GL, Lok AS, Marrero JA (2007). “Risk factors for hepatocellular carcinoma may impair the performance of biomarkers: a comparison of AFP, DCP, and AFP-L3”. Cancer Biomark. 3 (2): 79–87. PMID 17522429.
  6. ^ Lamerz R, Runge M, Stieber P, Meissner E (1999). “Use of serum PIVKA-II (DCP) determination for differentiation between benign and malignant liver diseases”. Anticancer Res. 19 (4A): 2489–93. PMID 10470180.
  7. ^ Ertle, JM; Heider, D; Wichert, M; Keller, B; Kueper, R; Hilgard, P; Gerken, G; Schlaak, JF (2013). “A combination of α-fetoprotein and des-γ-carboxy prothrombin is superior in detection of hepatocellular carcinoma”. Digestion. 87 (2): 121–31. doi:10.1159/000346080. PMID 23406785.
  8. ^ Lefrere JJ, Gozin D (1987). “Use of des-gamma-carboxyprothrombin in retrospective diagnosis of hidden intoxication of anticoagulants”. J. Clin. Pathol. 40 (5): 589. doi:10.1136/jcp.40.5.589-b. PMC 1141034. PMID 3584512.