Chim sâu họng trắng

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
(Đổi hướng từ Dicaeum vincens)
Chim sâu họng trắng
Chim sâu họng trắng trống và mái so với Dicaeum melanoxanthum ở dưới
Tình trạng bảo tồn
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Animalia
Phân giới (subregnum)Eumetazoa
Nhánh Bilateria
Liên ngành (superphylum)Deuterostomia
Ngành (phylum)Chordata
Nhánh Craniata
Phân ngành (subphylum)Vertebrata
Phân thứ ngành (infraphylum)Gnathostomata
Liên lớp (superclass)Tetrapoda
Lớp (class)Aves
Phân lớp (subclass)Neornithes
Phân thứ lớp (infraclass)Neognathae
Liên bộ (superordo)Neoaves
Bộ (ordo)Passeriformes
Phân bộ (subordo)Passeri
Tiểu bộ (parvordo)Passerida
Liên họ (superfamilia)Passeroidea hay "Dicaeoidea"?
Họ (familia)Dicaeidae
Chi (genus)Dicaeum
Loài (species)D. vincens
Danh pháp hai phần
Dicaeum vincens
(Sclater, 1872)

Chim sâu họng trắng hay chim sâu Legge (danh pháp hai phần: Dicaeum vincens) là một loài chim thuộc chi Dicaeum trong họ Chim sâu[2]. Đây là loài bản địa và sinh sản ở Sri Lanka. Nó được đặt tên theo nhà điểu học Úc William Vincent Legge.[3]

Mô tả[sửa | sửa mã nguồn]

Chim sâu họng trắng là một loài chim sinh sản cư trú phổ biến trong rừng và các môi trường sống nhiều cây cối rậm rạp khác, bao gồm cả các khu vườn. Chúng đẻ mỗi tổ hai trứng, tổ treo trên cây.

Loài chim này có chiều dài 10 cm, đuôi ngắn, mỏ cong dày ngắn và lưỡi hình ống. Các đặc trưng cuối phản ánh tầm quan trọng của mật hoa trong chế độ ăn uống của nó, mặc dù quả, nhện và côn trùng cũng được nó ăn.

Chim sâu họng trắng trống có phần lưng màu lam-đen, họng và ngực trên trắng, ngực dưới và bụng vàng. Chim mái xỉn màu hơn,với phần lưng màu nâu ô liu.

Hình ảnh[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ BirdLife International (2012). Dicaeum vincens. Sách Đỏ IUCN các loài bị đe dọa. Phiên bản 2012.1. Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế. Truy cập ngày 16 tháng 7 năm 2012.
  2. ^ Clements, J. F.; Schulenberg, T. S.; Sullivan, B.L.; Wood, C. L.; Roberson, D. (2012). “The eBird/Clements checklist of birds of the world: Version 6.7”. Truy cập ngày 19 tháng 12 năm 2012.
  3. ^ Beolens, Bo & Michael Watkins (2003) Whose Bird?: Men and women commemorated in the common names of birds, Christopher Helm, London.

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]