Facade pattern

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Trong lập trình hướng đối tượng, facade pattern là một mẫu thiết kế phần mềm nhằm cung cấp một giao diện (interface) đơn giản giúp che giấu phần mã cấu trúc phức tạp phía sau, ví dụ như là một thư viện lớp (class library ). Facade pattern có thể:

  • Cung cấp một giao diện đơn giản cho việc thực thi nhiều hành vi phổ biến trong một hành vi duy nhất.
  • Giúp cho một ứng dụng trở nên đơn giản hơn trong việc kiểm soát, thay thế hành vi (method) sử dụng và sử dụng các đặt tên phù hợp để làm cho ứng dụng dễ hiểu hơn;
  • Giảm sự phụ thuộc của các khối mã bên ngoài với các hành vi tính toán phức tạp trong hệ thống nhằm đạt được sự phụ thuộc lỏng lẻo;

Facade thường được sử dụng trong việc thực thi các cuộc gọi từ xa đòi hỏi tiêu tốn nhiều tài nguyên (thời gian và năng lượng tính toán).[1]

Nó cũng được sử dụng trên 1 hệ thống với nhiều triển khai phức tạp nhằm mục đích ẩn đi sự phức tạp đó, giúp lập trình viên tập trung vào mục đích thay vì hành vi của các chức năng.

Ví dụ[sửa | sửa mã nguồn]

Java[sửa | sửa mã nguồn]

Ví dụ sau đây cung cấp một facade đơn giản hơn trên các hành vi phúc tạp:

/* Complex parts */

class CPU {
    public void freeze() { ... }
    public void jump(long position) { ... }
    public void execute() { ... }
}

class Memory {
    public void load(long position, byte[] data) { ... }
}

class HardDrive {
    public byte[] read(long lba, int size) { ... }
}

/* Facade */

class ComputerFacade {
    private CPU processor;
    private Memory ram;
    private HardDrive hd;

    public ComputerFacade() {
        this.processor = new CPU();
        this.ram = new Memory();
        this.hd = new HardDrive();
    }

    public void start() {
        processor.freeze();
        ram.load(BOOT_ADDRESS, hd.read(BOOT_SECTOR, SECTOR_SIZE));
        processor.jump(BOOT_ADDRESS);
        processor.execute();
    }
}

/* Client */

class You {
    public static void main(String[] args) {
        ComputerFacade computer = new ComputerFacade();
        computer.start();
    }
}

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ “P of EAA: Remote Facade”. martinfowler.com. Truy cập ngày 13 tháng 11 năm 2023.