Bước tới nội dung

Fallout

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Fallout
Nhà phát triểnBlack Isle Studios
Nhà phát hànhInterplay Entertainment
Edusoft (AR)
Nhà sản xuấtBrian Fargo
Tim Cain Sửa đổi tại Wikidata
Thiết kếTim Cain
Leonard Boyarsky
Christopher Taylor
Lập trìnhChris Jones Sửa đổi tại Wikidata
Âm nhạcMark Morgan Sửa đổi tại Wikidata
Dòng trò chơiFallout
Công nghệFallout engine
Nền tảngMS-DOS, Microsoft Windows, Mac OS, Mac OS X
Phát hànhDOS/Windows
  • NA: 30 tháng 9 năm 1997
  • EU: 1997
Mac OS
Mac OS X
GameTap
  • NA: 24 tháng 7 năm 2008
Thể loạiNhập vai
Chế độ chơiChơi đơn

Fallout là tựa game nhập vai trên hệ máy tính phát triển bởi Black Isle Studios, sản xuất bởi Tim Cain và phát hành bởi Interplay Entertainment năm 1997. Trò chơi lấy bối cảnh thời kỳ hậu tận thế giữa thế kỷ 22 trong một lịch sử hư cấu nơi mà công nghệ, chính trị và dân cư bị biến đổi sau cuộc chiến tranh hạt nhân.

Trò chơi này đôi khi bị coi là phần tiếp theo không chính thức của Wasteland nhưng không thể sử dụng tên đó do Electronic Arts đang giữ bản quyền, cũng như Fallout lấy bối cảnh một thế giới khác. Fallout cũng có ý định sử dụng hệ thống GURPS của Steve Jackson Games nhưng đã không đạt được thỏa thuận do có quá nhiều cảnh máu me và bạo lực trong trò chơi, việc này đã buộc Black Isle phải tự phát triển một hệ thống mới tên SPECIAL.

Nhận nhiều đánh giá tốt, trò chơi cũng có rất nhiều các phiên bản tiếp theo cũng như các trò chơi spin-off khác lấy cảm hứng từ Fallout.

Lối chơi

[sửa | sửa mã nguồn]

Bối cảnh

[sửa | sửa mã nguồn]

Phát triển

[sửa | sửa mã nguồn]

Có nhiều diễn viên lồng tiếng nổi tiếng được mời tham gia phát triển trò chơi này. Ron Perlman đã đảm nhiệm việc dẫn cốt truyện. Câu nói đặc trưng của trò chơi là "Chiến tranh. Chiến tranh không bao giờ thay đổi" và câu nói này được sử dụng lại trong các phiên bản kế tiếp như Fallout 2, Fallout Tactics, Fallout 3Fallout: New Vegas.

Black Isle có ý định sử dụng bài hát I Don't Want to Set the World on Fire trình bày bởi The Ink Spots làm bài hát chủ đề nhưng không thể xin giấy phép sử dụng do vấn đề bản quyền. Bethesda sau đó đã lấy giấy phép của bài hát này để sử dụng cho Fallout 3. Bài hát Maybe được trình bày bởi cùng một ca sĩ đã được sử dụng làm bài hát chủ đề thay thế.

Trò chơi cho phép người chơi lựa chọn các quyết định của riêng mình nhưng đôi khi sẽ có kết cục không tốt dù cho lựa chọn theo hướng nào. Như việc nếu giúp cảnh sát trưởng ở Junktown tiêu diệt đầu sỏ tội phạm thì anh cảnh sát trưởng này sẽ trở nên cuồng tín, thực thi luật pháp một cách mù quáng và làm cho Junktown chậm phát triển, còn nếu giúp đầu sỏ tội phạm thì hắn sẽ giúp cho Junktown phát triển thịnh vượng hơn nhưng cũng "mục nát" hơn. Nhà phát hành trò chơi không thích kết thúc theo kiểu "sự thật là thế" không hợp với tinh thần đạo đức nên đã đề nghị nhà phát triển làm lại một số kết thúc cho các lựa chọn để nếu chọn đứng về phía luật pháp thì sẽ có một kết cục tốt đẹp hơn.

Đón nhận

[sửa | sửa mã nguồn]

Tại PC Gamer Fallout đã đứng ở hạng 4, 10, 13, 21 và 7 ứng với các năm 2001, 2005, 2007, 2008 và 2010 trong danh sách trò chơi hay nhất mọi thời đại. Tại IGN trò chơi đứng hạng 5 trong danh sách 25 trò chơi hay nhất năm 2007 và hạng 15 năm 2009. Trò chơi đã đứng hạng 55 trong danh sách 100 trò chơi hay nhất mọi thời đại tại IGN năm 2005 và hạng 33 năm 2007.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]