Fethullah Gülen

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Fethullah Gülen
Fethullah Gülen, 1998
SinhFetullah Gülen
27 tháng 4, 1941 (83 tuổi)[1]
Pasinler, Erzurum, Thổ Nhĩ Kỳ
Thời kỳHiện đại
Trường pháiHanafi[2]
Đối tượng chính
Tư tưởng Hồi giáo chính thống, Bảo thủ Hồi giáo, giáo dục, Đối thoại tôn giáo giữa People of the Book, Sufism
Tư tưởng nổi bật
Phong trào Gülen

Fethullah Gülen (sinh 27 tháng 4 năm 1941-) là một nhà giảng đạo Thổ Nhĩ Kỳ,[5] cựu lãnh tụ Hồi giáo,[5][6] nhà văn,[7] và một chính trị gia.[8] Ông là người sáng lập phong trào Gülen (được những người ủng hộ gọi là Hizmet có nghĩa dịch vụ). Ông hiện đang sống lưu vong ở Hoa Kỳ, cư trú ở Saylorsburg, Pennsylvania.[9][10][11]

Gülen giảng dạy tư tưởng một truyền phái Hồi giáo gọi là Hanafi, xuất phát từ nhà học giả Hồi giáo Sunni Said Nursî. Gülen cho biết ông ta tin tưởng vào khoa học, đối thoại tôn giáo giữa People of the Book, và dân chủ đa đảng.[12] Ông đã từng khởi xướng những cuộc nói chuyện với nhà thờ Vatican[13] và một vài tổ chức Do Thái.[14]

Gülen tham dự tích cực vào những cuộc thảo luận xã hội về tương lai của nhà nước Thổ, và đạo Hồi trong Thế giới tân tiến. Ông được mô tả trong phương tiện truyền thông tiếng Anh là một lãnh tụ Hồi giáo "mà cổ vũ cho một Hồi giáo khoan dung nhấn mạnh Chủ nghĩa vị tha, siêng năng và giáo dục" và là "một trong những nhân vật Hồi giáo quan trọng nhất."[12][15]

Gülen là một đồng minh của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdoğan trước năm 2013. Liên minh này đã bị phá hủy sau Vụ tham nhũng lớn tại Thổ Nhĩ Kỳ 2013.[16][17][18][19][20] Erdogan cáo buộc Gülen đứng đằng sau các cuộc điều tra tham nhũng.[21] Ông hiện nằm trong danh sách những kẻ khủng bố đang bị lùng bắt khẩn cấp nhất của Thổ Nhĩ Kỳ và bị cáo buộc lãnh đạo một tổ chức, các quan chức Thổ Nhĩ Kỳ gọi là tổ chức khủng bố Gülen (FETO).[22][23] Một tòa án hình sự của Thổ Nhĩ Kỳ đã ban hành một lệnh bắt giữ đối với Gülen.[24][25] Thổ Nhĩ Kỳ đang yêu cầu dẫn độ Gülen từ Hoa Kỳ.[17][26][27] Tuy nhiên, các viên chức của Mỹ nói chung không tin rằng ông có liên quan đến bất kỳ hoạt động khủng bố nào.[28][29][30]

Tiểu sử[sửa | sửa mã nguồn]

Gülen là con trai của một nhà giảng đạo Hồi giáo, sinh ra ở một làng gần thành phố Erzurum ở Đông Antolia.[31] Ông theo học tiểu học tại một trường làng, nhưng khi gia đình dọn đi, thì không tiếp tục mà được giảng dạy tại một nhà thờ Hồi giáo ở thành phố miền Đông Thổ, và giảng đạo lần đầu tiên lúc 14 tuổi.[32][33] Gülen chịu ảnh hưởng bởi tư tưởng của Said Nursî.[34] Khi 18 tuổi, ông đã trở thành người giảng đạo của cơ quan Tôn giáo Thổ.[35] 1971, sau cuộc đảo chính của quân đội, ông bị tù 6 tháng vì những vận động ngầm Hồi giáo, nhưng sau đó vẫn được tiếp tục công việc như là một công chức cho đến 1981.[35]

So sánh Gülen với các người đi theo "phong trào Nur" khác, Hakan Yavuz nói, "Gülen có nhiều tinh thần quốc gia Thổ Nhĩ Kỳ trong tư duy của ông. Ngoài ra, ông có phần hướng nhiều hơn về nhà nước, và quan tâm nhiều hơn với kinh tế thị trường và các chính sách kinh tế tân tự do (neo-liberal)." [36]

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Robert A. Hunt, Yuksel A. Aslandogan, Muslim Citizens of the Globalized World: Contributions of the Gulen Movement, p 85. ISBN 1597840734
  2. ^ Erol Nazim Gulay, The Theological thought of Fethullah Gulen: Reconciling Science and Islam (St. Antony's College Oxford University May 2007). p. 57
  3. ^ a b Erol Nazim Gulay (tháng 5 năm 2007). “The Theological thought of Fethullah Gulen: Reconciling Science and Islam” (PDF). St. Antony's College Oxford University. tr. 56.
  4. ^ Duderija, Adis (2014). Maqasid al-Shari’a and Contemporary Reformist Muslim Thought: An Examination. Still, Gulen repeatedly states that he propagates neither tajdīd, nor ijtihād, nor reform and that he is just a follower of Islam, simply a Muslim. He is very careful about divorcing himself from any reformist, political, or Islamist discourse. Gulen's conscious dislike of using Islam as a discursive political instrument, which was a distinct trait in Nursi as well, indicates an ethicalized approach to Islam from a spiritual perspective.
  5. ^ a b “Fethullah Gülen's Official Web Site - Fethullah Gülen in Short”. En.fgulen.com. ngày 30 tháng 9 năm 2009. Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 9 năm 2014. Truy cập ngày 24 tháng 8 năm 2014.
  6. ^ Helen Rose Fuchs Ebaugh, The Gülen Movement: A Sociological Analysis of a Civic Movement Rooted in Moderate Islam, p 26. ISBN 1402098944
  7. ^ “Fethullah Gülen's Official Web Site - Gülen's Works”. En.fgulen.com. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 9 năm 2014. Truy cập ngày 24 tháng 8 năm 2014.
  8. ^ Bilefsky, Dan; Arsu, Sebnem (ngày 24 tháng 4 năm 2012). “Turkey Feels Sway of Fethullah Gulen, a Reclusive Cleric”. The New York Times. ISSN 0362-4331. Truy cập ngày 8 tháng 3 năm 2016.
  9. ^ “Photos: Muslim retreat center in Saylorsburg”.
  10. ^ Los Angeles Times (ngày 20 tháng 1 năm 2014). “From his Pa. compound, Fethullah Gulen shakes up Turkey”. latimes.com.
  11. ^ Adam Taylor (ngày 18 tháng 12 năm 2013). “Fethullah Gulen's Pennsylvania Home - Business Insider”. Business Insider.
  12. ^ a b “How far they have travelled”. The Economist. ngày 6 tháng 3 năm 2008. Truy cập ngày 2 tháng 5 năm 2012.
  13. ^ Helen Rose Fuchs Ebaugh, The Gülen Movement: A Sociological Analysis of a Civic Movement Rooted in Moderate Islam, p 38. ISBN 1402098944
  14. ^ Fethullah Gulen (Author) (ngày 16 tháng 3 năm 2010). “Toward a Global Civilization of Love and Tolerance”. Amazon.com. Truy cập ngày 24 tháng 8 năm 2014.
  15. ^ “Profile: Fethullah Gulen's Hizmet movement”. BBC News.
  16. ^ “Turkey challenged by terror in 2015”. TRT World (bằng tiếng Thổ Nhĩ Kỳ). Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 12 năm 2018. Truy cập ngày 28 tháng 1 năm 2016.
  17. ^ a b “Gulen faces life in prison on coup attempt charges”. TRT World (bằng tiếng Thổ Nhĩ Kỳ). Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 1 năm 2019. Truy cập ngày 29 tháng 1 năm 2016.
  18. ^ “Turkey: Erdogan faces new protests over corruption scandal”. Digital Journal. ngày 28 tháng 12 năm 2013. Truy cập ngày 31 tháng 12 năm 2013.
  19. ^ “İstanbul'da yolsuzluk ve rüşvet operasyonu”. ngày 17 tháng 12 năm 2013.
  20. ^ “Profile: Fethullah Gulen's Hizmet movement”. BBC News. ngày 18 tháng 12 năm 2013. Truy cập ngày 31 tháng 12 năm 2013.
  21. ^ “The Gulen movement: a self-exiled imam challenges Turkey's Erdoğan”. The Christian Science Monitor. ngày 29 tháng 12 năm 2013. Truy cập ngày 31 tháng 12 năm 2013.
  22. ^ “Turkey issues list of most 'wanted' terrorists”. Anadolu Agency. Truy cập ngày 29 tháng 1 năm 2016.
  23. ^ “Turkey puts Fethullah Gulen on most-wanted terrorist list”. International Business Times UK. Truy cập ngày 29 tháng 1 năm 2016.
  24. ^ “Istanbul court issues new arrest warrant for Gulen”. Anadolu Agency. Truy cập ngày 29 tháng 1 năm 2016.
  25. ^ “Turkish Court accepts prosecutors request of arrest warrant for Fethullah Gülen”. DailySabah. Truy cập ngày 29 tháng 1 năm 2016.
  26. ^ “Turkey to demand extradition of Fethullah Gulen from US”. TRT World (bằng tiếng Thổ Nhĩ Kỳ). Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 12 năm 2018. Truy cập ngày 29 tháng 1 năm 2016.
  27. ^ “Turkish prosecutors seek life sentence for Fetullah Gulen”. Anadolu Agency. Truy cập ngày 29 tháng 1 năm 2016.
  28. ^ “Prof. Dr. Henri Barkey: Nobody in Wash,DC believes that Gulen is terrorist”. aktif haber. ngày 9 tháng 3 năm 2016. Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 12 năm 2018. Truy cập ngày 10 tháng 3 năm 2016.
  29. ^ “How does Washington view Gulen group”. medyascope.tv. ngày 9 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 10 tháng 3 năm 2016.
  30. ^ “Turkey challenged by terror in 2015”. TRT World (bằng tiếng Thổ Nhĩ Kỳ). Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 12 năm 2018. Truy cập ngày 7 tháng 4 năm 2016.
  31. ^ Maximilian Popp: Islam: Der Pate, Der Spiegel, 6. August 2012
  32. ^ “Islam: Der Pate - SPIEGEL ONLINE”. SPIEGEL ONLINE. Truy cập 20 tháng 7 năm 2016.
  33. ^ “Who is Fethullah Gülen? - Early Life”. hizmetmovement.blogspot.com. Truy cập ngày 20 tháng 10 năm 2014.
  34. ^ “The Gulen Movement: Communicating Modernization, Tolerance, and Dialogue in the Islamic World”. The International Journal of the Humanities. Ijh.cgpublisher.com. tr. 67–78. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 11 năm 2016. Truy cập ngày 24 tháng 8 năm 2014.
  35. ^ a b Die Anhänger des Fethullah Gülen, faz, 21.07.2008
  36. ^ Religioscope - JFM Recherches et Analyses. “Religioscope: The Gülen Movement: a modern expression of Turkish Islam - Interview with Hakan Yavuz”. Religion.info. Truy cập ngày 24 tháng 8 năm 2014.