Bước tới nội dung

Fujiwara no Fuhito

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Fujiwara no Fuhito
藤原不比等
Thông tin cá nhân
Sinh659
Mất9 tháng 9, 720
Giới tínhnam
Gia quyến
Thân phụ
Fujiwara no Kamatari, hoặc
Thiên hoàng Tenji
Thân mẫu
Kagami no Ōsemi
Anh chị em
Ioe no Iratsume
Phối ngẫu
Soga no Shōshi, Kamo no Hime, Ioe no Iratsume, Agata Inukai no Michiyo
Hậu duệ
Fujiwara no Nagako, Fujiwara no Miyako, Fujiwara no Fusasaki, Fujiwara no Muchimaro, Quang Minh Hoàng hậu, Fujiwara no Umakai, Fujiwara no Maro, Fujiwara no Tobino
Gia tộcGia tộc Fujiwara
Nghề nghiệpchính trị gia
Tôn giáoPhật giáo
Quốc tịchNhật Bản
Thời kỳThời kỳ Asuka, Thời kỳ Nara

Fujiwara no Fuhito (藤原不比等 (Đằng Nguyên Bất Tỉ Đẳng)? 659 – 13 tháng 9, 720) là một nhân vật quyền lực của triều đình Nhật Bản sống vào thời kỳ AsukaNara. Ông là con trai thứ hai của Fujiwara no Kamatari (có giả thuyết cho rằng ông là con của Thiên hoàng Tenji). Ông có hai con trai, sau này là tổ tiên của bốn dòng chính của gia tộc Fujiwara: Hokke, Nanke, Kyōke, và Shikike. Ngoài ra, ông còn có bốn người con gái với hai người vợ khác là Kamohime và Tachibana no Michiyo, trong đó có 3 người được tiến cung vào Hoàng thất. Con gái của Kamohime là Fujiwara no Miyako, về sau trở thành phu nhân của Thiên hoàng Monmu. Bà đã sinh hạ cho Thiên hoàng người thừa kế, tức Thiên hoàng Shōmu sau này. Còn con gái của Michiyo trở thành hoàng hậu cho cháu trai Shōmu của ông, tức Hoàng hậu Kōmyō.

Dưới thời trị vì của Thiên hoàng Monmu, triều đình đã ban bố một sắc lệnh đặc biệt nhằm tuyên bố rằng chỉ có con cháu của Fuhito mới có thể mang họ Fujiwara và có thể được bổ nhiệm làm Thái chính quan, một trong những chức quan quan trọng trong Triều đình.

Cuộc đời

[sửa | sửa mã nguồn]

Chiến tranh Jinshin xảy ra vào năm Fuhito 13 tuổi. Cha của ông là Đại thần Kamatari là một vị quan trung thành của Thiên hoàng Tenji. Sau khi cha qua đời, vì còn quá trẻ để được bổ nhiệm làm viên quan trong triều nên Fuhito không thể tham gia vào cuộc xung đột chính trị này. Mãi cho đến năm 688, ông mới được bước chân vào chính trường với tư cách là một cận thần.

Năm 697, Hoàng tử Karu, con trai của Hoàng tử Kusakabe, tức cháu nội của Thiên hoàng TenmuHoàng hậu Jitō được phong làm Thái tử. Fuhito mạnh mẽ ủng hộ việc sắc phong Thái tử cho Karu và được Hoàng hậu Jitō (sau là Nữ Thiên hoàng) ân sủng. Sau sự kiện này, địa vị của ông trong triều đình dần tăng lên. Vào năm 701, con gái của Fuhito là Phu nhân Miyako sinh hạ Hoàng tử Obito, về sau kế thừa ngai vị, trở thành Thiên hoàng Shōmu. Fuhito đã thuyết phục triều đình sắc phong cháu trai Obito làm thái tử, sau đó ông đã gả con gái Kōmyōko của mình cho Obito, về sau được phong làm Hoàng hậu. Điều này khác với thông lệ rằng ngôi vị Hoàng hậu chỉ được dành cho những người phụ nữ xuất thân từ Hoàng tộc, còn Kōmyōko lại không có gốc gác từ Hoàng thất, do đó, bà trở thành vị hoàng hậu đầu tiên không xuất thân từ Hoàng gia.

Sau đó, Fuhito đã cho di dời chùa Yamashina-dera - một ngôi chùa Phật giáo được gia tộc ủng hộ - đến Nara và đổi tên thành Kōfuku-ji. Sau khi ông qua đời, đền Kasugađền thờ Thần đạo chính của gia tộc Fujiwara đã được di dời đến những nơi gần Kofuku-ji vào năm 768.

Chùa Kōfuku-ji (Chū-kondō)

Ông cũng đóng vai trò nhất định trong việc thiết lập luật lệnh (ritsuryō) ở Nhật Bản. Ông đã tham gia vào việc soạn ra bản luật pháp mang tên Taihō Ritsuryō. Ngoài ra, ông còn tham gia sửa đổi luật Yōrō ritsuryō . Fuhito qua đời vào mùa hè năm 720, trước khi hoàn thành việc sửa đổi. Ông được truy phòng làm Hữu Đại thần, một trong những chức quan quyền lực trong Triều đình.

Sau khi ông qua đời, triều đình đã dùng phong hiệu nhằm tôn vinh những cống hiến của ông là Bunchu Kō (Văn Trung Công) (文忠公) và Tankai Kō (Đạm Hải Công) (淡海公) và truy phong lên làm Thái Chính Đại Thần (Daijō-daijin), chức quan cao nhất trong triều đình.

Ông có bốn người con trai: Fujiwara no Muchimaro, Fujiwara no Fusasaki (681–737), Fujiwara no UmakaiFujiwara no Maro . Con trai Fusasaki của ông về sau trở thành tổ tiên dòng nhánh họ nhiếp chính của gia tộc Fujiwara.

Ngoài ra, ông còn sáng tác 4 bài thơ, có thể được tìm thấy trong Kaifūso.

Gia quyến

[sửa | sửa mã nguồn]

Phẩm vị

[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]