Gérard de Nerval

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Gérard de Nerval
Gérard de Nerval, by Nadar
SinhGérard Labrunie
(1808-05-22)22 tháng 5, 1808
Paris, France
Mất26 tháng 1, 1855(1855-01-26) (46 tuổi)
Paris, France

Gérard de Nerval (tên thật là Gérard Labrunie, 22 tháng 5 năm 1808 – 26 tháng 1 năm 1855) là nhà thơ, nhà soạn kịch, dịch giả, nhà văn Pháp, một trong những nhà thơ xuất sắc nhất của trào lưu Chủ nghĩa lãng mạn Pháp.

Tiểu sử[sửa | sửa mã nguồn]

Gérard de Nerval sinh ở Paris. Bố là bác sĩ quân y trong quân đội Napoleon. Học phổ thông ở trường Charlemagne, nơi có nhiều bạn bè sau này là những nhà thơ nhà văn của thập niên 1830. Từ những ngày đầu tiên của văn nghiệp Nerval đã kết bạn với Théophile GautierVictor Hugo, in những bài thơ đầu tay trong tập sách «Napoleon và nước Pháp vinh quang» (1826). Cũng trong năm 1826 in phần đầu bản dịch «Faust» của Johann Wolfgang von Goethe và được chính Goethe khen ngợi. Từ năm 1830 ông tham gia nhiều nhóm văn chương và bắt đầu viết kịch. Mặc dù có sự hợp tác với Alexandre Dumas (cha) nhưng Nerval vẫn chưa có vở kịch nào thật sự thành công ở giai đoạn này.

Sau khi người yêu của bỏ đi lấy chồng, Narval đã bỏ nhà đi lang thang phiêu bạt trong nhiều năm và chính trong quãng thời gian này ông viết được nhiều cuốn sách hay. Sau khi trở lại Paris Nerval mắc chứng bệnh về thần kinh, thường xuyên có ý tưởng quyên sinh. Chuyện kể rằng lần đầu tiên nhìn thấy sông Donau xinh đẹp, Nerval đã thốt lên: « Trời ơi, một nơi tuyệt vời để mà tự tử ! » Những năm cuối đời Nerval sống trong cảnh nghèo khó. Ông treo cổ chết trên một cột đèn đường phố ở Paris ngày 26 tháng 1 năm 1855.

Khi còn sống, ông chỉ mới in được một số bài thơ ở các tạp chí hoặc in kèm trong các cuốn văn xuôi. Tập thơ đầu tiên, nơi người đọc có thể cảm nhận được tài năng thơ của Nerval chỉ được in vào năm 1877. Tác phẩm của Gérard de Nerval hầu như chưa được dịch ra tiếng Việt.

Tác phẩm[sửa | sửa mã nguồn]

  • Œuvres complètes.. 6 Bde., Paris 1867-1877
  • Œuvres complètes. Hrsg. A. Marie, J. Marsan, É. Champion, 6 Bde., Paris 1926-1932
  • Œuvres. Hrsg. H. Lemaître, 2 Bde., Classiques Garnier, Paris 1958
  • Voyage en Orient. 2 Bde., Paris 1851
  • Voyage en Orient. Hrsg. M. Jeaumaret, Garnier-Flammarion, Paris 1984
  • Les Filles du feu. Paris 1854
  • Les Filles du feu. Hrsg. L. Cellier, Garnier-Flammarion, Paris 1972
  • Die Töchter der Flamme. Rowohlt, Hamburg 1991
  • La Bohème galante. Paris 1855
  • Le Rêve et la Vie. Paris 1855
  • Aurélia, ou le Rêve et la Vie. Lettres d'amour. Hrsg. J. Richer et alii, Paris 1965
  • Pandora, Contes et Facéties. Hrsg. M. Hafez, Le Livre de Poche, Paris 1964
  • Les Chimères. Hrsg. J. Guillaume, Brüssel 1966
  • Pandora. Hrsg. J. Guillaume, Namur 1968; 1976
  • Les Illuminés, ou les Précurseurs du socialisme, Bibliothèque Marabout, Verviers 1973
  • Les Chimères, Le Livre de Poche, Paris 1984.

Một số bài thơ[sửa | sửa mã nguồn]

Fantaisie
Il est un air, pour qui je donnerais,
Tout Rossini, tout Mozart et tout Weber.
Un air très vieux, languissant et funèbre,
Qui pour moi seul a des charmes secrets!
Or, chaque fois que je viens à l'entendre,
De deux cents ans mon âme rajeunit...
C'est sous Louis treize; et je crois voir s'étendre
Un coteau vert, que le couchant jaunit;
Puis un château de brique à coins de pierre,
Aux vitraux teints de rougeâtres couleurs,
Ceint de grands parcs, avec une rivière
Baignant ses pieds, qui coule entre les fleurs;
Puis une dame à sa haute fenêtre,
Blonde aux yeux noirs, en ses habits anciens,
Que dans une autre existence peut-être,
J'ai déjà vue...et dont je me souviens!
Épitaphe
Il a vécu tantôt gai comme un sansonnet,
Tour à tour amoureux insoucieux et tendre,
Tantôt sombre et rêveur comme un triste Clitandre,
Un jour il entendit qu’à sa porte on sonnait.
C’était la Mort ! Alors il la pria d’attendre
Qu’il eût posé le point à son dernier sonnet;
Et puis sans s’émouvoir, il s’en alla s’étendre
Au fond du coffre froid où son corps frissonnait.
Il était paresseux, à ce que dit l’histoire,
Il laissait trop sécher l’encre dans l’écritoire.
Il voulait tout savoir mais il n’a rien connu.
Et quand vint le moment où, las de cette vie,
Un soir d’hiver, enfin l’âme lui fut ravie,
Il s’en alla disant: “Pourquoi suis-je venu?"
Delfica
La connais-tu, Dafné, cette ancienne romance
Au pied du sycomore, ou sous les lauriers blancs,
Sous l'olivier, le myrte, ou les saules tremblants
Cette chanson d'amour qui toujours recommence ?...
Reconnais-tu le TEMPLE au péristyle immense,
Et les citrons amers où s'imprimaient tes dents,
Et la grotte, fatale aux hôtes imprudents,
Où du dragon vaincu dort l'antique semence ?..
Ils reviendront, ces Dieux que tu pleures toujours !
Le temps va ramener l'ordre des anciens jours;
La terre a tressailli d'un souffle prophétique...
Cependant la sibylle au visage latin
Est endormie encor sous l'arc de Constantin
- Et rien n'a dérangé le sévère portique.
Cuồng tưởng
Có giai điệu mà tôi đây sẵn sàng
Đem Rossini, Mozart, Weber ra đánh đổi
Giai điệu cổ buồn thương và tăm tối
Không hiểu sao lại quyến rũ vô cùng.
Mỗi lần nghe thấy trẻ lại trong hồn
Dường như cả hai trăm năm có lẻ
Thời vua Louis mười ba, và tôi nhớ
Cánh đồng xanh, hoàng hôn rực ánh vàng.
Tiếp theo, lâu đài gạch, đá ốp tường
Những ô kính phong sương màu đỏ sẫm
Con sông nhỏ chảy giữa công viên rộng
Giữa bao hoa, nước mát tắm bàn chân.
Từ cửa sổ cao có bà mắt huyền
Mái tóc đen, bà mặc quần áo cổ
Hình như kiếp trước đã quen đâu đó
Từng gặp rồi… giờ bỗng nhớ ra chăng.
Thơ mộ chí
Ông sống hết đời mình, vui như một con chim
Đã buồn bã, yêu thương, đã từng vô tư lự
Đã như mọi người, đã không như ai cả
Thế rồi thần chết về gõ cửa một hôm.
Ông cầu xin thần chết cho một chút rình rang
Để ông kịp viết cho xong một bài thơ cuối
Rồi sau đó ông nằm vào quan tài tăm tối
Đặt đôi bàn tay lên ngực lạnh, và run.
Ông đã lười biếng kể câu chuyện mông lung
Rồi ông đã ra đi, để mực khô trong lọ
Muốn biết nhiều mà chẳng biết gì hết cả.
Và đến khi mệt mỏi với đời sống vô thường
Một buổi tối mùa đông, linh hồn ông hớn hở
Ông tự hỏi: “Ta đến đây để làm gì cơ chứ?”
Delfica[1]
Dafné[2], em còn nhớ câu chuyện cổ thần tiên
Bên bụi ô-liu, dưới gốc ngô đồng
Bên cây liễu rủ, bên vòng hoa trắng
Bài hát tình yêu nghe biết bao lần?...
Em đã nhận ra nơi có ngôi đền
Hành lang rộng, trong giây phút thần tiên
Và nhìn thấy con rồng trong hang rộng
Làm khiếp kinh biết bao ánh mắt nhìn…
Họ sẽ quay về – thần thánh thiêng liêng!
Lời tiên tri còn mãi giữa trần gian
Vẻ lo lắng vẫn bao trùm mặt đất…
Và Sibylae với khuôn mặt Latin
Ngủ mơ màng dưới vòm Constantin
Mà chẳng quấy rầy những vòm nghiêm khắc.
Bản dịch của Nguyễn Viết Thắng

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Delphica (tiếng Latin) – thuộc về địa điểm khảo cổ, là một thành phố cổ ở Hy Lạp, vùng đất thiêng thời cổ đại, hiện là một thị trấn thuộc vùng Phocis, miền trung Hy Lạp.
  2. ^ Δάφνη (tiếng Hy Lạp), Daphne (tiếng Anh), – nhân vật nữ trong thần thoại Hy Lạp, tình yêu đơn phương của thần Apollo, người đã biến thành cây nguyệt quế để chạy trốn khỏi tình yêu này.

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]