Gaia (tàu không gian)
Minh họa tàu Gaia | |
Dạng nhiệm vụ | Kính thiên văn không gian |
---|---|
Nhà đầu tư | ESA |
COSPAR ID | 2013-074A |
Trang web | sci |
Thời gian nhiệm vụ | 5 năm (kế hoạch)[1] |
Các thuộc tính thiết bị vũ trụ | |
Nhà sản xuất | EADS Astrium e2v Technologies |
Khối lượng phóng | 2.029 kg (4.473 lb) |
Khối lượng khô | 1.392 kg (3.069 lb) |
Kích thước | 4,6 m × 2,3 m (15,1 ft × 7,5 ft) |
Công suất | 1910 watts |
Bắt đầu nhiệm vụ | |
Ngày phóng | 19-12-2013, 09:12:14[2] | UTC
Tên lửa | Soyuz ST-B/Fregat-MT |
Địa điểm phóng | Kourou ELS |
Nhà thầu chính | Arianespace |
Các tham số quỹ đạo | |
Hệ quy chiếu | L2 Mặt Trời-Trái Đất |
Chế độ | Quỹ đạo Lissajous |
Cận điểm | 90.000 km (56.000 mi) (kế hoạch)[1] |
Viễn điểm | 340.000 km (210.000 mi) (kế hoạch)[1] |
Chu kỳ | 180 ngày |
Kỷ nguyên | kế hoạch |
Bộ phát đáp | |
Dải tần | S Band (TT&C support) X Band (data acquisition) |
Băng thông | few kbit/s down & up (S Band) 3-8Mbit/s download (X Band) |
Thiết bị | |
ASTRO: Astrometric instrument BP/RP: Photometric instrument RVS: Radial Velocity Spectrometer | |
Tập tin:Gaia logo.png |
Gaia là kính thiên văn không gian của Cơ quan Không gian châu Âu (ESA).[3] Nhiệm vụ của nó là lập dữ liệu không gian 3 chiều của gần 1 tỷ ngôi sao[4][5] (xấp xỉ 1% số lượng sao trong Ngân Hà)[6] có cấp sao lớn hơn 20 G với G là thang đo Gaia của dải bước sóng đo trong khoảng 400 và 1000 nanométs.[7] Là phi vụ tiếp nối nhiệm vụ của tàu Hipparcos, Gaia là một trong những tàu thuộc Chương trình Khoa học thời gian dài Horizon 2000 của ESA. Con tàu sẽ thu thập dữ liệu của từng thiên thể khoảng 70 lần trong giai đoạn kế hoạch 5 năm hoạt động của nó.
Dữ liệu từ Gaia sẽ giúp các nhà khoa học tạo ra bản đồ 3 chiều chính xác về sự phân bố và tính chất của từng ngôi sao trong số 1 tỷ sao nó khảo sát trong Ngân Hà, vẽ ra được chuyển động của chúng và do đó cho phép họ tính toán về lịch sử tiến hóa của Ngân Hà. Các phép đo bằng phổ kế sẽ cung cấp đặc tính vật lý chi tiết của từng sao, bao gồm độ sáng, nhiệt độ hữu hiệu, lực hấp dẫn và thành phần hóa học của các sao. Các số liệu thống kê sẽ mang lại dữ liệu quan sát cơ bản giúp các nhà khoa học giải quyết những câu hỏi quan trọng liên quan đến nguồn gốc, cấu trúc, và lịch sử tiến hóa của Ngân Hà. Ngoài ra rất nhiều quasar, thiên hà, hành tinh ngoài Hệ Mặt Trời và các vật thể trong Hệ Mặt Trời cũng sẽ được Gaia quan sát.
Gaia được phóng lên bởi Arianespace bằng tên lửa Soyuz ST-B/Fregat-MT từ Trung tâm không gian Kourou ở French Guiana.[8][9] Nó sẽ hoạt động ở quỹ đạo Lissajous xung quanh điểm Lagrange L2 của hệ Mặt Trời–Trái Đất.
Xem thêm
[sửa | sửa mã nguồn]Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ a b c GAIA: FACT SHEET // ESA
- ^ “Gaia Liftoff”. ESA. ngày 19 tháng 12 năm 2013.
- ^ “ESA Gaia home”. ESA. Truy cập ngày 23 tháng 10 năm 2013.
- ^ BBC Science and Environment: A billion pixels for a billion stars, ngày 10 tháng 10 năm 2011. Bbc.co.uk (ngày 10 tháng 10 năm 2011). Truy cập ngày 19 tháng 12 năm 2013.
- ^ We have already installed the eye of 'Gaia' with a billion pixels to study the Milky Way. ngày 14 tháng 7 năm 2011 Lưu trữ 2011-07-20 tại Wayback Machine. Science Knowledge (ngày 14 tháng 7 năm 2011). Truy cập ngày 19 tháng 12 năm 2013.
- ^ ESA Gaia spacecraft summary, ngày 20 tháng 5 năm 2011. Sci.esa.int (ngày 12 tháng 12 năm 2013). Truy cập ngày 19 tháng 12 năm 2013.
- ^ “Gaia Science Performance”. Rssd.esa.int.
- ^ “Announcement of Opportunity for the Gaia Data Processing Archive Access Co-Ordination Unit”. ESA. ngày 19 tháng 11 năm 2012. Truy cập ngày 17 tháng 3 năm 2013.
- ^ Arianespace to launch Gaia; ESA mission will observe a billion stars in our galaxy. 2009. Arianespace.com (ngày 16 tháng 12 năm 2009). Truy cập ngày 20 tháng 12 năm 2013.
Liên kết ngoài
[sửa | sửa mã nguồn]- Gaia mission home
- ESA Gaia mission
- Gaia page at ESA Spacecraft Operations
- Thorsten Dambeck in Sky and Telescope, Gaia's Mission to the Milky Way, March 2008, p. 36 – 39
- Gaia Blog
- Gaia pages for the scientific community
- Gaia library
- GAIA Composition, Formation and Evolution of the Galaxy, Report on the Concept and Technology Study, Gaia Concept and Technology Study Report (CTSR)