Gemini 8

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Gemini 8
Huy hiệu nhiệm vụ
Thông tin nhiệm vụ
Tên nhiệm vụGemini 8
Tên tàu vũ trụGemini 8
Khối lượng tàu3.789 kilôgam (8.353 lb)
Số phi hành gia2
Tín hiệu gọiGemini 8
Tên lửa phóngTitan II #62-12563
Bệ phóngLC-19 (Tổ hợp Kennedy AFS)
Ngày giờ phóng16 tháng 3 năm 1966
16:41:02 UTC
Hạ cánh17 tháng 3 năm 1966
03:22:28 UTC
25°13.8′B 136°0′Đ / 25,23°B 136°Đ / 25.2300; 136.000
Thời gian bay10:41:26
Số lượng quỹ đạo
Điểm viễn địa271,9 kilômét (146,8 nmi)
Điểm cận địa159,9 kilômét (86,3 nmi)
Chu kỳ quỹ đạo88,83 min.
Độ nghiêng quỹ đạo28,91°
Khoảng cách đi được293.206 kilômét (182.190 mi)
Hình phi hành đoàn
(T-P) Scott, Armstrong
Các nhiệm vụ liên quan
Nhiệm vụ trước đó Nhiệm vụ tới
Gemini 6A Gemini 9A

Gemini 8 (tên chính thức Gemini VIII) là chuyến bay thứ sáu có người lái trong chương trình Gemini của NASA. Đây là phi vụ đầu tiên mà hai phi thuyền không gian kết nối với nhau trên quỹ đạo, nhưng do vấn đề kĩ thuật của tàu không gian Hoa Kỳ dẫn đến kết nối thất bại làm ảnh hưởng tính mạng các phi hành gia, do vậy chỉ huy chương trình đã lập tức hủy bỏ phi vụ này. Phi hành đoàn đã trở lại Trái Đất an toàn. Phi vụ Apollo 13 cố gắng đổ bộ lên Mặt Trăng cũng đã phải hủy bỏ vì sự cố tương tự.

Đây là chuyến bay có người lái thứ 12 trong các phi vụ từ trước đến thời điểm này của Hoa Kỳ và là chuyến bay có người lái thứ 22 trên thế giới thời điểm đó (bao gồm chuyến bay X-15 với độ cao 100 kilômét (62 mi)). Đây là chuyến bay do Neil Armstrong điều khiển và là chuyến thứ hai của công dân Hoa Kỳ (không thuộc quân đội) bay vào không gian (Joseph Albert Walker bay trong X-15 chuyến 90 với tư cách là một công dân đầu tiên[1][2]). Armstrong đã rút khỏi nghĩa vụ trong Biên chế dự bị Hải quân Hoa Kỳ năm 1960. Liên Xô đã đưa phi hành gia dân sự đầu tiên, Valentina Tereshkova (cũng là phụ nữ đầu tiên) trên tàu Vostok 6 vào ngày 16 tháng 6 năm 1963.[3]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ “Civilians in Space”.
  2. ^ “Space.com Joseph A Walker”.
  3. ^ “Valentina Vladimirovna Tereshkova”. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 4 năm 2011. Truy cập ngày 4 tháng 5 năm 2010.

Bản mẫu:Sơ khai thám hiểm vũ trụ