Văn hóa gia đình
Văn hóa gia đình,[1] hay còn gọi là truyền thống gia đình, hay trong nhiều trường hợp còn được gọi nôm na là nếp nhà hoặc gia phong, được định nghĩa là tổng hợp các thái độ, quan niệm, lý tưởng và môi trường xã hội mà một cá nhân thừa hưởng, kế tục từ cha mẹ và ông bà tổ tiên.
Sự vận hành văn hóa gia đình
[sửa | sửa mã nguồn]Tác giả Halbwachs viết trong cuốn sách của mình như sau: "Trong ngôi làng Meare mang tính tập thể chỉ mở cửa cho các thành viên trong làng. Tuy nhiên những kỷ niệm này, giống như trong truyền thống tôn giáo của gia đình cổ xưa, lại không chỉ bao gồm một loạt các hình ảnh của cá nhân trong quá khứ. Đó đồng thời là những hình mẫu, những tấm gương và những yếu tố răn dạy con người. Chúng thể hiện những thái độ chung của tập thể; chúng không tái dựng lại lịch sử nhưng lại định hình bản sắc, đặc tính và các khuyết điểm của mình".[2]
Thành ngữ liên quan
[sửa | sửa mã nguồn]“ | Quốc có quốc pháp, gia có gia quy | ” |
“ | Nhập gia tùy tục | ” |
Trên phương tiện truyền thông đại chúng
[sửa | sửa mã nguồn]Phim truyền hình
[sửa | sửa mã nguồn]Văn hóa gia đình là chủ đề chính của một số bộ phim truyền hình nổi tiếng trong thập niên 2000, có thể kể đến như:
- Những cô dâu nhà họ Khang (2000) - Trung Quốc
- Danh Gia Vọng Tộc (2001) - Trung Quốc
- Tình Mẹ (2006) - Trung Quốc
- Sóng gió gia tộc (2007) - Hồng Kông
- Sức mạnh tình thân (2008) - Hồng Kông
Phim điện ảnh
[sửa | sửa mã nguồn]Xem thêm
[sửa | sửa mã nguồn]Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ GS.TS. Lê Hồng Lý (ngày 27 tháng 8 năm 2018). “Văn hóa gia đình - một giá trị cốt lõi của văn hóa và con người Việt Nam thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế”. Trang thông tin điện tử - Hội đồng lý luận TW. Truy cập ngày 13 tháng 7 năm 2020.
- ^ http://www.losingtom.org/memory/culturalMemory.html
Đọc thêm
[sửa | sửa mã nguồn]- GS. Vũ Ngọc Khánh (quý 2 năm 2007). Văn hóa gia đình Việt Nam. NXB Thanh niên.
- Đào Thị Mai Ngọc (2014). “Văn hóa gia đình Việt Nam: Các giá trị truyền thống và hiện đại” (PDF). Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam. 3 (76): 112–121. Truy cập ngày 13 tháng 7 năm 2020.
- GS.TSKH. Trần Ngọc Thêm (2006). Vai trò của chủ nghĩa gia đình ở Korea: từ truyền thống đến hội nhập (Luận văn). In trong Văn hoá phương Đông - truyền thống và hội nhập. – H.: NXB Đại học Quốc gia Hà Nội. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 4 năm 2015.
- SV. Lô Thị Ngân – K57 Bộ môn Hàn Quốc học (ngày 20 tháng 6 năm 2015). Biểu hiện của chủ nghĩa gia đình trong việc quản lý điều hành ở các công ty Hàn Quốc (Nghiên cứu trường hợp công ty Samsung) (Luận văn). Khoa Đông phương học - Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn: Đại học Quốc gia Hà Nội. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 8 năm 2018.