Phân họ Nở ngày

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
(Đổi hướng từ Gomphrenoideae)
Phân họ Nở ngày
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Plantae
(không phân hạng)Angiospermae
(không phân hạng)Eudicots
Bộ (ordo)Caryophyllales
Họ (familia)Amaranthaceae
Phân họ (subfamilia)Gomphrenoideae
Schinz, 1893[1]
Các chi
Khoảng 13-20, xem bài.
Danh pháp đồng nghĩa
Gomphrenaceae Raf., 1837

Phân họ Nở ngày (danh pháp khoa học: Gomphrenoideae) là một phân họ trong họ Amaranthaceae. Trung tâm đa dạng loài của phân họ này là ở Trung Mỹ, Mexico, các rừng khô và trảng cỏ ở Nam Mỹ.[2]

Đặc trưng[sửa | sửa mã nguồn]

Các nhị hoa có các bao phấn chỉ với 1 thùy và 2 túi phấn. Nhiều loài thể hiện kiểu quang hợp C4.[3]

Hệ thống học[sửa | sửa mã nguồn]

Phân họ Gomphrenoideae được Hans Schinz công bố năm 1893 trong Engler & Prantl (chủ biên). Die Natürlichen Pflanzenfamilien quyển 3, 1a, tr. 97.[1]

Theo nghiên cứu phát sinh chủng loài của Sanchez Del-Pino (2009), phân họ Gomphrenoideae được coi là đơn vị phân loại đơn ngành với 19-20 chi và khoảng 300-400 loài.[3] Phân loại truyền thống với 2 tông (Gomphreneae và Pseudoplantageae) không phản ánh quan hệ phát sinh chủng loài trong nhóm này. Ba nhánh có thể được công nhận:[3]

  • Nhánh Iresinoids: 1-3 chi. Nhánh này là chị em với nhánh bao gồm hai nhánh còn lại. Về mặt phát sinh chủng loài, hai chi sau có thể gộp trong chi Iresine.
    • Iresine P.Browne, 1756 (đồng nghĩa Dicraurus Hook. f.): Khoảng 45 loài tại châu Mỹ.
    • Irenella Suess., 1934: 1 loài ở Ecuador.
    • Woehleria Griseb., 1861: 1 loài ở Cuba.
  • Nhánh Alternantheroids: Cố định cacbon C4 đã tiến hóa độc lập trong Alternathera, chi chứa cả các loài C3 và trung gian C3–C4 và chi Tidestromia.[4][5]
    • Alternanthera Forssk., 1775 (đồng nghĩa Brandesia Mart., 1825): Khoảng 100-200 loài, chủ yếu tại châu Mỹ, cũng có tại châu Phi và Australia.
    • Pedersenia Holub, 1998: Khoảng 10 loài tại châu Mỹ nhiệt đới.
    • Tidestromia Standl., 1916: Khoảng 6 loài tại các hoang mạc ở miền nam Bắc Mỹ.
  • Nhánh Gomphrenoids: Một nhánh lớn trong nhóm này chứa các chi Froelichia, Guilleminea, Blutaparon và một số loài Gomphrena và có thể là cả Gossypianthus cùng Lithophila, có kiểu cố định cacbon C4.[4][5] Một vài loài cố định cacbon C4 sinh sống ở cao độ lớn bất thường trong dãy núi Andes, trong điều kiện lạnh hơn so với các họ hàng C3 của chúng.[6]
    • Blutaparon Raf., 1836 (đồng nghĩa Philoxerus R.Br., 1810): Khoảng 5 loài tại vùng bờ biển Bắc và Trung Mỹ, Tây Phi, Micronesia và Nhật Bản.
    • Froelichia Moench, 1794: Khoảng 12 loài tại châu Mỹ.
    • Froelichiella R.E.Fr., 1921: 1 loài ở Brasil.
    • Gomphrena L., 1753 (đồng nghĩa Bragantia Vand., ): Khoảng 90 loài tại châu Mỹ và khoảng 30 loài tại Australia. Chi này là đa ngành nên thay đổi phân loại học là cần thiết.[3] Tại Việt Nam có 2 loài du nhập là G. globosaG. celosioides.
    • Gossypianthus Hook., 1840: 2 loài tại miền nam Bắc Mỹ.
    • Guilleminea Kunth, 1823 (đồng nghĩa Brayulinea Small, ): Khoảng 8 loài bản địa châu Mỹ.
    • Hebanthe Mart., 1826: Khoảng 7 loài tại châu Mỹ nhiệt đới. Có thể gộp trong chi Pfaffia.
    • Hebanthodes Pedersen, 2000: 1 loài ở Peru.
    • Lithophila Sw., 1788: 2-3 loài trên quần đảo Galapagos (Ecuador).
    • Pfaffia Mart., 1825: Khoảng 35 loài tại châu Mỹ nhiệt đới.
    • Pseudogomphrena R.E.Fr., 1921: 1 loài ở Brasil.
    • Pseudoplantago Suess., 1934: 1 loài tại Venezuela và 1 loài tại Argentina.
    • Quaternella Pedersen, 1990: 3 loài tại Brasil.
    • Xerosiphon Turcz., 1843: 2 loài tại Brasil.

Thư viện ảnh[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b Schinz H., 1893. Amarantaceae. Tr. 91–118 trong Engler A. & Prantl K. (chủ biên). Die natürlichen Pflanzenfamilien, Teil 3, Abteilung 1a. Leipzig: Wilhelm Engelmann. BHL Trang dẫn chiếu: 97
  2. ^ Kai Müller & Thomas Borsch, 2005. Phylogenetics of Amaranthaceae using matK/trnK sequence data – evidence from parsimony, likelihood and Bayesian approaches trong Annals of the Missouri Botanical Garden. 92: 66-102.
  3. ^ a b c d Ivonne Sánchez del-Pino, Thomas Borsch & Timothy J. Motley (2009). trnL-F and rpl16 Sequence Data and Dense Taxon Sampling Reveal Monophyly of Unilocular Anthered Gomphrenoideae (Amaranthaceae) and an Improved Picture of Their Internal Relationships. Syst. Bot. 34 (1): 57–67. doi:10.1600/036364409787602401.
  4. ^ a b Sage, R. F. (2016). “A portrait of the C4 photosynthetic family on the 50th anniversary of its discovery: species number, evolutionary lineages, and Hall of Fame”. Journal of Experimental Botany. 67 (14): 4039–4056. doi:10.1093/jxb/erw156. ISSN 0022-0957. PMID 27053721.
  5. ^ a b Sage, R. F.; Sage, T. L.; Pearcy, R. W.; Borsch, T. (2007). “The taxonomic distribution of C4 photosynthesis in Amaranthaceae sensu stricto. American Journal of Botany. 94 (12): 1992–2003. doi:10.3732/ajb.94.12.1992. ISSN 0002-9122. PMID 21636394.
  6. ^ Bena, M. J.; Acosta, J. M.; Aagesen, Lone (2017). “Macroclimatic niche limits and the evolution of C4 photosynthesis in Gomphrenoideae (Amaranthaceae)”. Botanical Journal of the Linnean Society. 184 (3): 283–297. doi:10.1093/botlinnean/box031. ISSN 0024-4074.