Hội họa Nam Bắc triều

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Part of the scroll for Admonitions of the Instructress to the Palace Ladies, a Tang dynasty duplication of the original by Cố Khải Chi.

Trong thời kỳ Nam Bắc triều, nghệ thuật khá hưng thịnh; Nam triều lấy hội họa là chính, còn Bắc triều lấy điêu khắc là chính[1]. Đây là giai đoạn tại Trung Hoa xuất hiện việc văn nhân, họa sĩ, thư pháp gia và những nhân vật phú quý tiến hành sưu tầm và bảo trợ các tác phẩm nghệ thuật[2], lĩnh vực phê bình văn hóa cũng có sự khởi sắc hơn so với thời trước đó.

Lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]

Sơn thủy họa Trung Hoa nổi lên từ thời Nam Bắc triều. Do ảnh hưởng kết hợp từ huyền học, tự nhiên quan Lão Trang và cảnh sơn thủy Giang Nam tú lệ, khiến hội hoa thoát ly hạn chế của Nho học, phát triển theo phương hướng thuần nghệ thuật, họa gia nổi danh có Lục Tham Vi thời Lưu Tống và Trương Tăng Do thời Lương. Rồng do Trương Tăng Do vẽ được đánh giá là phi thường thần diệu, câu "họa long điểm tình" bằng nguồn từ họa công của ông. Trương Tăng Do một đời khắc khổ học tập, vẽ nên các danh tác như "Ngũ tinh nhị thập bát túc thần hình đồ", "Tuyết sơn hồng thụ đồ". Do sự xuất hiện của thơ sơn thủy, khiến truyền thống lấy biểu hiện nhân vật làm chính trong một thời gian dài này chuyển biến thành cảnh sắc sơn thủy.[3] Tông Bỉnh thời Lưu Tống là nhà sáng tác lý luận tranh sơn thủy sớm nhất của Trung Quốc, tác phẩm "Họa sơn thủy tự" của ông là nổi danh nhất, ngoài tinh thông địa lý "sơn thủy lấy hình mị đạo" ra, trong khi quan sát sơn thủy tự nhiên, quy nạp ra phương pháp hội họa thể hiện vật thể xa gần.[4] Họa gia tranh sơn thủy Vương Vi thời Lưu Tống, với tác phẩm "Tự họa", nhấn mạnh quan sát tự nhiên cùng chủ động biểu hiện quan điểm và cảm tình của cá nhân. Tiêu Bí thời Lương thể hiện ra cảm nhận cự ly không gian xa gần. Lý luận hội họa vào thời kỳ này đã thành thục, như Tạ Hách thời Nam Tề soạn ra tác phẩm kinh điển quan trọng "Cổ họa phẩm lục", đề ra "lục pháp luận" hội họa- sáu phép căn bản của hội họa cổ điển Trung Hoa- cùng hai bộ phận họa phẩm. Ông đề xuất tác phẩm hội họa chiếu theo sáu pháp, không chỉ giới hạn ở vẽ nhân vật, có ảnh hưởng rất lớn đối với hậu thế. Trong đó, lý luận "khí vận sinh động" (sắc thái và không khí sống động như thật) được các bình gia hội họa tôn là trình độ cao nhất.

Bắc triều[sửa | sửa mã nguồn]

Nam triều[sửa | sửa mã nguồn]

Các họa sĩ[sửa | sửa mã nguồn]

Tầm ảnh hưởng[sửa | sửa mã nguồn]

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ 鄒紀萬 (1992年): 《中國通史 魏晉南北朝史》第五章《魏晉南北朝的學術與信仰》,第193頁.
  2. ^ 藝術與建築索引典—六朝 Lưu trữ 2011-12-18 tại Wayback Machine 於2011 年4 月1 日查閱
  3. ^ 鄒紀萬 (1992年): 《中國通史 魏晉南北朝史》第五章《魏晉南北朝的學術與信仰》,第199頁.
  4. ^ 《畫山水序》: 「且夫昆崙山之大,瞳子之小,迫目以寸,則其形莫睹,迥以數里,則可圍於寸眸.誠由去之稍闊,則其見彌小.今張絹素以遠暎,則昆、閬之形,可圍於方寸之內.」