Hộp nhạc

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Một hộp nhạc

Hộp nhạc (tiếng Anh: music box) là một nhạc cụ thường sử dụng vào thế kỷ 19, nó có thể tự động phát ra âm thanh bằng cách sử dụng một bộ trục đặt trên một trục quay hoặc đĩa nhạc để gảy những bánh răng âm thanh của một chiếc lược thép đặt trong hộp nhạc. Hộp nhạc được cải tiến từ những hộp thuốc lá có thể phát ra nhạc vào thế kỷ 18 và được gọi là carillons à musique. Một số hộp nhạc có kết cấu phức tạp hơn cũng có một cái trống nhỏ bên trong và một chuông nhỏ, thêm vào là một cái lược kim loại. Đặc biệt âm thanh phát ra từ hộp nhạc không giống bất kỳ loại nhạc cụ nào khác (mặc dù nó thường được miêu tả có những chỗ có âm sắc giống như đàn mbira, một loại nhạc cụ của người châu Phi).

Lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]

Một loại hộp nhạc bàn, với 6 trục quay thay thế cho nhau.

Hộp nhạc ban đầu rất nhỏ bé, có thể nhét vừa vào túi áo vét của đàn ông. Sau này, hộp nhạc có thể có bất kỳ kích cỡ nào từ một cái hat-box (hộp nhạc thông thường) đến một hộp nhạc lớn có thể làm trang trí nội thất. Mặc dù đa số hộp nhạc thường dùng làm vật trang trí để bàn. Chúng cũng được trang bị thêm đồng hồ và được sản xuất bởi các nghệ nhân làm đồng hồ. Vào thế kỷ 19, phần lớn các sản phẩm hộp nhạc được sản xuất tại Thụy Sĩ, dựa vào truyền thống sản xuất đồng hồ có chất lượng tại đây. Nhà máy hộp nhạc đầu tiên được khai trương vào năm 1815 bởi Jérémie Recordon và Samuel Junod. Cũng có một vài nhà sản xuất khác tại BohemiaĐức. Cuối thế kỷ 19, một số nhà sản xuất châu Âu đã mở các nhà máy của họ tại Hoa Kỳ.

Trục quay thông thường làm từ kim loại và hoạt động nhờ lò xo. Một số mẫu hộp nhạc tốn kém hơn thì trục quay có thể được thay thế để thay đổi giai điệu, nhờ vào phát minh của Paillard vào năm 1862, được hoàn thiện bởi Metert tại Geneva vào năm 1879.[cần dẫn nguồn] Một số mẫu hộp nhạc đặc biệt thì có 4 lò xo, có thể phát nhạc liên tục trong 3 tiếng đồng hồ.

Hộp nhạc sử dụng đĩa kim loại.

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Đọc thêm[sửa | sửa mã nguồn]

  • Bahl, Gilbert. Music Boxes: The Collector's Guide to Selecting, Restoring and Enjoying New and Vintage Music Boxes. Philadelphia, Pennsylvania: Running Press, 1993.
  • Bowers, Q. David. Encyclopedia of Automatic Musical Instruments. ISBN 0-911572-08-2. Lanham, Maryland: Vestal Press, Inc., 1972.
  • Diagram Group. Musical Instruments of the World. New York: Facts on File, 1976.
  • Ganske, Sharon. Making Marvelous Music Boxes. New York: Sterling Publishing Company, 1997.
  • Greenhow, Jean. Making Musical Miniatures. London: B T Batsford, 1979.
  • Hoke, Helen, and John Hoke. Music Boxes, Their Lore and Lure. New York: Hawthorn Books, 1957.
  • Ord-Hume, Arthur W. J. G. The Musical Box: A Guide for Collectors. ISBN 0-88740-764-1. Atglen, Pennsylvania: Schiffer Publishing Ltd., 1995.
  • Reblitz, Arthur A. The Golden Age of Automatic Musical Instruments. ISBN 0-9705951-0-7. Woodsville, NH: Mechanical Music Press, 2001.
  • Reblitz, Arthur A., Q. David Bowers. Treasures of Mechanical Music. ISBN 0-911572-20-1. New York: The Vestal Press, 1981.
  • Sadie, Stanley. ed. Musical Box. The New Grove Dictionary of Music and Musicians. ISBN 1-56159-174-2. MacMillan. 1980. Vol 12. P. 814.
  • Smithsonian Institution. History of Music Machines. ISBN 0-87749-755-9. New York: Drake Publishers, 1975.
  • Templeton, Alec, as told to Rachael Bail Baumel. Alec Templeton's Music Boxes. New York: Wilfred Funk, 1958.

Liên kết mở rộng[sửa | sửa mã nguồn]

  •  “Musical-box” . Encyclopædia Britannica (ấn bản 11). 1911.
  • Performance of Listen Thing and Pandora's Secret on a punched paper-tape controlled musical box (video)
  • Musical Box Society International Glossary of Terms Lưu trữ 2006-01-10 tại Wayback Machine

Những lưu trữ về hộp nhạc trong lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]

LP vinyl record: "The Concert Regina Music Box and the Symphonium" (1977, Nostalgia Repertoire Records - Sonic Arts Corporation, 665 Harrison Street, San Francisco Ca. 94107, Curator: Leo de Gar Kulka, Record No. RR 4771 Stereo.)

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]