Hiệu ứng Baader–Meihof

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia


Hiệu ứng Baader-Meinhof, còn được gọi là ảo giác về tần số, là sự ảo tưởng rằng khi một người khi đã biết đến một sự vật nào đó thì bỗng nhiên nó xuất hiện với tần số cao hơn, dẫn đến việc người này tin rằng sự vật đó xuất hiện thường xuyên. Đựợc đặt tên vào năm 1994 theo một câu chuyện xảy ra khi một độc giả viết trên báo St. Paul Pioneer kể rằng sau khi biết đến phái Baader-Meinhof thì người này bắt đầu nghe về nhóm này nhiều hơn, dẫn đến nhiều độc giả khác của tờ báo này viết thư chia sẻ các trải nghiệm tương tự.[1]

Thuật ngữ "ảo giác tần số" được Arnold Zwicky, giáo sư ngôn ngữ học tại Đại học StanfordĐại học bang Ohio, đặt ra vào năm 2006. Arnold Zwicky coi ảo tưởng này là một quá trình liên quan đến hai thành kiến về nhận thức: thành kiến chú ý có chọn lọc (xu hướng nhận thấy những thứ nổi bật đối với chúng ta và hạ thấp những thứ còn lại) và thành kiến xác nhận (tìm kiếm những thông tin hỗ trợ cho giả thuyết của mình trong khi bỏ qua những bằng chứng phản bác). Đây thường được xem là vô hại, nhưng có thể gây ra các triệu chứng tồi tệ hơn ở bệnh nhân tâm thần phân liệt và trong pháp lý khi nhân chứng có thể bị ảnh hưởng bởi hiệu ứng này.[2]

  1. ^ Staff, Pacific Standard. “There's a Name for That: The Baader-Meinhof Phenomenon”. Pacific Standard (bằng tiếng Anh).
  2. ^ “Baader Meinhof phenomenon”. Healthline.