Hoài Vũ

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Hoài Vũ
Thông tin cá nhân
Sinh
Ngày sinh
1935
Nơi sinh
Quảng Ngãi
Quốc tịchViệt Nam
Nghề nghiệpnhà văn, nhà thơ, nhà báo, dịch giả
Sự nghiệp nghệ thuật
Nhà xuất bảnSài Gòn Giải Phóng
Thành viên củaHội Nhà văn Việt Nam

Hoài Vũ tên thật là Nguyễn Đình Vọng (sinh năm 1935) là nhà văn, nhà thơ, nhà báo, dịch giả Việt Nam.[1][2]

Tiểu sử[sửa | sửa mã nguồn]

Ông sinh ngày 25-8-1935 tại Mộ Đức - Quảng Ngãi, là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam. Ông tham gia hoạt động văn học ở miền Nam trong những năm kháng chiến với các chức vụ: ủy viên Tiểu ban Văn nghệ khu Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định, ủy viên thường trực Hội Văn nghệ giải phóng miền nam, Tổng biên tập báo Văn nghệ giải phóng (Hội Văn nghệ giải phóng miền Nam).

Từ sau ngày đất nước thống nhất đến nay, ông lần lượt giữ cương vị: ủy viên Ban biên tập Tuần báo Văn nghệ (Hội Nhà văn Việt Nam), Phó giám đốc Nhà xuất bản Tác phẩm mới (Hội Nhà văn Việt Nam), ủy viên Ban chấp hành Hội Nhà văn TP Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Văn học dịch (Hội Nhà văn TP Hồ Chí Minh), Phó Tổng biên tập báo Sài Gòn Giải Phóng.[1][3]

Tác phẩm[sửa | sửa mã nguồn]

Hoài Vũ được độc giả biết đến ở cả ba thể loại:

Thơ[sửa | sửa mã nguồn]

  • Vàm Cỏ Đông[1]
  • Anh ở đầu sông em cuối sông (1989)
  • Đi trong hương tràm
  • Hoàng hôn lặng lẽ

Một số bài thơ của ông đã được phổ nhạc như bài hát: Vàm Cỏ Đông, Chia tay hoàng hôn...[4]

Văn[sửa | sửa mã nguồn]

Các tập truyện:

  • Tiếng sáo trúc
  • Rừng dừa xào xạc (1977)
  • Quê chồng (1978)
  • Bông sứ trắng (1980)
  • Bên sông Vàm Cỏ (1980)
  • Vườn ổi (1982)

Dịch thuật[sửa | sửa mã nguồn]

Các tập truyện:

  • Loạn luân
  • Người đàn bà bất hạnh
  • Nữ điền chủ cuối cùng
  • Hồn ma
  • A-sư-ma bé bỏng...

Đánh giá[sửa | sửa mã nguồn]

  • "Thơ Hoài Vũ dịu nhẹ như con người của ông, nên đôi lúc rộng rãi về cảm xúc và hào phóng về ngôn từ"[3]

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b c Đặng Huy Giang (9 tháng 10 năm 2016). “Nhà thơ Hoài Vũ: Sau những bài thơ là những bóng hồng”. Báo Công an nhân dân điện tử. Truy cập 30 tháng 10 năm 2017.
  2. ^ Phan Hoàng (10 tháng 10 năm 2013). “Một thời khắc nghiệt và lãng mạn của nhà thơ Hoài Vũ”. Báo Sức khỏe và đời sống. Truy cập 30 tháng 10 năm 2017.
  3. ^ a b Lê Thiếu Nhơn (17 tháng 8 năm 2017). “Nhà thơ Hoài Vũ: Vẫn nghe tiếng sóng trên sông vàm cỏ”. Báo An ninh Thế giới. Truy cập 30 tháng 10 năm 2017.
  4. ^ “Tự hào miền Trung: Nhà thơ Hoài Vũ và những tác phẩm đi từ trái tim”. VTV.