Huỳnh Minh Đoàn

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Huỳnh Minh Đoàn
Chức vụ
Nhiệm kỳ7 tháng 4 năm 2001 – 20 tháng 10 năm 2010
9 năm, 196 ngày
Tiền nhiệmTrương Vĩnh Trọng
Kế nhiệmLê Vĩnh Tân
Tiền nhiệmTrương Vĩnh Trọng
Nhiệm kỳ3 tháng 8 năm 2006 – 19 tháng 11 năm 2010[1]
4 năm, 108 ngày
Kế nhiệmLê Vĩnh Tân
Thông tin chung
Sinh13 tháng 8, 1953 (70 tuổi)
Tân Hồng, Đồng Tháp, Việt Nam
Nơi ởĐồng Tháp
Dân tộcKinh
Tôn giáokhông
Đảng chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam
Con cái

Huỳnh Minh Đoàn (sinh 13 tháng 8 năm 1953) nguyên là Ủy viên Trung ương Đảng khóa X, Bí thư Tỉnh ủy Đồng Tháp nhiệm kỳ 2001-2010, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh Đồng Tháp nhiệm kỳ 2006-2011.

Thân thế[sửa | sửa mã nguồn]

Ông sinh ngày 13 tháng 8 năm 1953, tại xã Tân Thành, huyện Tân Hồng, tỉnh Long Châu Sa (nay là xã Tân Thành A, huyện Tân Hồng, tỉnh Đồng Tháp).

Ông sinh ra và lớn lên trong gia đình bên nội, bên ngoại đều hoạt động cách mạng, nên ông sớm giác ngộ cách mạng.

Sự nghiệp[sửa | sửa mã nguồn]

  • Năm 1968, ông gia nhập quân đội, là cứu thương P100A, Phòng Chính  trị Quân khu II.
  • Tháng 6/1971, ông được Chi bộ Quân y Trung đoàn Bộ binh số một kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam
  • Tháng 2/1972, ông là Tiểu đội trưởng Trinh sát Tiểu đoàn 261A và được đào tạo Trung đội trưởng tại Trường Quân chính Quân khu II. Ra trường ông được đề bạt Trung đội phó rồi Trung đội trưởng trinh sát Tiểu đoàn 261A.
  • Giữa năm 1973, ông là Chuẩn uý, Chi uỷ viên, Chính trị viên, Đại đội phó Đại đội 1, Tiểu đoàn 261A.
  • Sau khi học lớp cán bộ Đại đội và Huyện đội, cuối năm 1974, ông là Thiếu uý rồi Trung uý, Chính trị viên Đại đội Trinh sát Trung đoàn 1, Bí thư Chi bộ.
  • Cuối năm 1976, ông là Chính trị viên Đại đội 6, Đảng uỷ viên Tiểu đoàn 5, Trung đoàn 2, Sư đoàn 330
  • Năm 1978 là Thượng uý, Quyền Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 4, Tiểu đoàn 6, Mặt trận 979.
  • Cuối năm 1980, ông là Đại úy, học Trường Văn hóa Quân khu IX và ra trường làm Trợ lý Tác chiến Sư đoàn 330.
  • Cuối năm 1984, ông được phong quân hàm Thiếu tá, học lớp bổ túc Chỉ huy Tham mưu cấp chiến thuật, chiến dịch binh chủng hợp thành, Học viện lục quân Đà Lạt.
  • Tháng 8/1985 ra trường, ông là Đảng uỷ viên Trung đoàn, Phó Trung đoàn trưởng, rồi Trung đoàn trưởng Trung đoàn 777, Mặt trận 979. Ông tiếp tục học lớp đào tạo cán bộ chỉ huy tham mưu cấp chiến  dịch, chiến lược tại học viện Quân sự cao cấp Bộ Quốc phòng ở Hà Nội, được phong quân hàm Trung tá.
  • Tháng 8/1989 ra trường, ông về tỉnh Đồng Tháp nhận nhiệm vụ Phó Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh.
  • Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh giữa nhiệm kỳ (khóa V) vào năm 1993, ông được bầu vào Ban Chấp hành Đảng bộ và Ban Thường vụ Đảng ủy Quân sự tỉnh, Đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh, Ủy viên Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp.
  • Tháng 6/1995, ông được phong Đại tá, Chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh và năm 1996 được bầu vào Ban Thường vụ Tỉnh uỷ.
  • Cuối tháng 8/2000, ông được Bộ Chính trị chỉ định nhận nhiệm vụ Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ. Đến tháng 6/2001, ông giữ chức vụ Bí thư Tỉnh uỷ Đồng Tháp. Ông là đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh khóa V, khóa VII và Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh khóa VII
  • Năm 2010, ông được điều động giữ chức Phó Trưởng Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ.
  • Năm 2013, ông nghỉ hưu.

Gia đình[sửa | sửa mã nguồn]

Ông có con trai tên Huỳnh Minh Tuấn, sinh năm 1980.[2] Huỳnh Minh Tuấn hiện là Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp, Đại biểu Quốc hội Việt Nam nhiệm kỳ 2016-2021

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ T.T.X., Ông Lê Minh Hoan giữ chức Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp, Sài Gòn Giải phóng Online, Thứ Bảy, 20/11/2010 03:04, truy cập 26/11/2020.
  2. ^ “Đồng Tháp có giám đốc sở 35 tuổi”. VnExpress. 30 tháng 12 năm 2015. Truy cập ngày 11 tháng 9 năm 2018.