Thiếu hụt vitamin D

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
(Đổi hướng từ Hypovitaminosis D)
Hypovitaminosis D
Chuyên khoanội tiết học
ICD-10E55
ICD-9-CM268
DiseasesDB13942
MeSHD014808

Thiếu hụt vitamin D hay hypovitaminosis D có thể là hậu quả của chế độ dinh dưỡng không đầy đủ vitamin D kết hợp với việc tiếp xúc với ánh sáng mặt trời không đủ (ánh sáng mặt trời với tia cực tím B), của những rối loạn làm hạn chế sự hấp thụ vitamin D, và những tình trạng làm suy yếu sự chuyển đổi của vitamin D thành các hoạt chất chuyển hóa; bao gồm những rối loạn ở gan, thận, và các rối loạn di truyền.[1] Thiếu hụt vitamin D dẫn đến suy giảm khoáng hóa xương và làm xương mềm bao gồm bệnh còi xương ở trẻ em và nhuyễn xương, loãng xương ở người lớn.[1]

Phân loại[sửa | sửa mã nguồn]

Sơ đồ về những bệnh của xương với nồng độ vitamin D (calcidiol) trong máu.[2]
osteoporosis: loãng xương; osteomalacia: nhuyễn xương; rickets: còi xương

Hypovitaminosis D thường được chẩn đoán bằng cách đo nồng độ hợp chất 25-hydroxyvitamin D (calcidiol), là một tiền chất của hoạt chất 1,25-dihydroxyvitamin D (calcitriol), trong máu.[3] Một báo cáo năm 2008 đã đề xuất phân hypovitaminosis D thành bốn loại sau:[4]

  • Hơi thiếu 50–100 nmol/L (20–40 ng/mL)
  • Thiếu nhẹ 25–50 nmol/L (10–20 ng/mL
  • Thiếu trung bình 12.5–25.0 nmol/L (5–10 ng/mL)
  • Thiếu nghiêm trọng < 12.5 nmol/L (< 5 ng/mL)

Lưu ý: 1.0 nmol/L = 0.4 ng/mL hợp chất này.[5] Các tác giả khác cho rằng nồng độ 25-hydroxyvitamin D 75–80 nmol/L (30–32 ng/mL) có thể là đủ,[2][3][6] mặc dù đa số những người trẻ tuổi khỏe mạnh tiếp xúc với ánh nắng mặt trời tương đối mạnh đã không đạt được mức này trong một nghiên cứu được thực hiện ở Hawaii.[7]

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b Vitamin D at Merck Manual of Diagnosis and Therapy Professional Edition
  2. ^ a b Heaney RP (2004). “Functional indices of vitamin D status and ramifications of vitamin D deficiency”. The American Journal of Clinical Nutrition. 80 (6 Suppl): 1706S–9S. PMID 15585791.
  3. ^ a b Holick MF (2007). “Vitamin D deficiency” (PDF). N. Engl. J. Med. 357 (3): 266–81. doi:10.1056/NEJMra070553. PMID 17634462. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 14 tháng 9 năm 2012. Truy cập ngày 10 tháng 12 năm 2013.
  4. ^ Stroud ML, Stilgoe S, Stott VE, Alhabian O, Salman K (2008). “Vitamin D – a review”. Australian Family Physician. 37 (12): 1002–5. PMID 19142273.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  5. ^ “Dietary Supplement Fact Sheet: Vitamin D”. National Institutes of Health. Lưu trữ bản gốc ngày 10 tháng 9 năm 2007. Truy cập ngày 10 tháng 9 năm 2007.
  6. ^ Joshi, D; Center, J; Eisman, J (2010). “Vitamin D deficiency in adults”. Australian Prescriber (33): 103–6.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  7. ^ PMID 17426097 (PMID 17426097)
    Citation will be completed automatically in a few minutes. Jump the queue or expand by hand

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]

Bản mẫu:Nutritional pathology