Bước tới nội dung

Hội chứng viêm đa hệ thống nhi khoa

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Hội chứng viêm đa hệ thống nhi khoa (tiếng Anh: Paediatric multisystem inflammatory syndrome - PMIS) là một hội chứng viêm có hệ thống, với biểu hiện bao gồm sốt dai dẳng, viêm và suy tạng, được cho là có liên hệ với COVID-19.[1][2] Tình trạng bệnh có thể giống với một số hoặc tất cả các tiêu chí chẩn đoán của bệnh Kawasaki.[1] Bệnh cũng có thể có các đặc tính giống với các bệnh viêm nhi khoa khác, bao gồm hội chứng sốc nhiễm độc, nhiễm trùng huyếthội chứng kích hoạt đại thực bào.[1]

Ngoài sốt dai dẳng, một số triệu chứng có thể bao gồm đau bụng, lú lẫn, đau mắt đỏ, ho và các triệu chứng đường hô hấp, tiêu chảy, đau đầu, sưng hạch bạch huyết, thay đổi ở các niêm mạc, phát ban, sưng tay chân, ngất xỉunôn mửa.[1] Bệnh nhân thường gặp tình trạng huyết áp thấp và phải cần đến nguồn oxy bổ sung.[1]

Hiện những thông tin về các yếu tố rủi ro, cơ chế phát bệnh, diễn biến lâm sàng và điều trị bệnh còn hạn chế.[2] Do đó, Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) khuyến cáo các trường hợp nghi mắc bệnh cần được báo cáo tới các cơ quan y tế công cộng; CDC dùng tên hội chứng viêm đa hệ thống ở trẻ em (tiếng Anh: Multisystem inflammatory syndrome in children - MIS-C) để gọi hội chứng này.[2]

Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh châu Âu (ECDC) đã cho xuất bản một 'bản đánh giá rủi ro nhanh' về hội chứng viêm đa hệ thống nhi khoa tạm thời liên quan tới nhiễm virus SARS-CoV-2 (tiếng Anh: Paediatric inflammatory multisystem syndrome temporally associated with SARS-CoV-2 infection - PIMS-TS).[3]

Đại học Hoàng gia về Nhi khoa và Y tế trẻ em (RCPCH) đã ban hành các hướng dẫn về việc điều trị và quản lý lâm sàng bệnh,[1] đồng thời phía CDC cũng cung cấp một số khuyến cáo.[2] Theo RCPCH, bệnh nhi có thể xét nghiệm dương tính hoặc âm tính với SARS-CoV-2, nhưng cần phải loại bỏ các yếu tố vi sinh vật khác có thể dẫn đến bệnh[1] (định nghĩa về ca bệnh của CDC chỉ rõ bệnh nhi phải bị phơi nhiễm COVID-19 trong vòng 4 tuần trước khi khởi phát triệu chứng[2]). Các nghiên cứu lâm sàng khác cho thấy các dấu hiệu chẩn đoán bệnh bao gồm: nồng độ fibrinogen ở mức bất thường; albumin và bạch huyết bào thấp và nồng độ protein phản ứng C (CRP), D-dimers, và ferritin cao.[1]

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) công bố một bản báo cáo khoa học về mối liên hệ giữa hội chứng viêm đa hệ thống và COVID-19 vào ngày 15 tháng 3.[4] WHO đã xây dựng một định nghĩa ca sơ bộ và mẫu báo cáo cho các trường hợp rối loạn viêm đa hệ thống ở trẻ em và thanh thiếu niên. Các dữ liệu chuẩn hóa về biểu hiện lâm sàng, mức độ nghiêm trọng, hậu quả và dịch tễ học của bệnh đang cần nhanh chóng được thu thập. WHO đã thành lập một nền tảng cho các dữ liệu lâm sàng được chuẩn hóa và ẩn danh.[4]

Dịch tễ học

[sửa | sửa mã nguồn]

Các ca bệnh đã được báo cáo tại châu Âu và Hoa Kỳ vào năm 2020.[5][6][7] Hơn 100 trường hợp đã được báo cáo tại New York,[8] gần 100 trường hợp tại Anh Quốc[9] và hơn 135 trường hợp tại Pháp.[10] Tính đến ngày 11 tháng 5 năm 2020, năm trường hợp đã được báo cáo tử vong (1 tại Pháp, 1 tại Anh, 3 tại Hoa Kỳ).[3]

Các chuyên viên lâm sàng tại Bergamo (Ý) báo cáo tại đây đã tăng khoảng hơn 30 trường hợp mắc "một loại bệnh giống bệnh Kawasaki" trong vòng sáu tuần đầu tiên sau khi dịch COVID-19 lan tới đây.[11]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b c d e f g h Guidance - Paediatric multisystem inflammatory syndrome temporally associated with COVID-19 (PDF), The Royal College of Paediatrics and Child Health, tháng 5 năm 2020
  2. ^ a b c d e “Multisystem Inflammatory Syndrome in Children (MIS-C) Associated with Coronavirus Disease 2019 (COVID-19)”. emergency.cdc.gov. ngày 15 tháng 5 năm 2020. Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 5 năm 2020. Truy cập ngày 15 tháng 5 năm 2020.
  3. ^ a b “Rapid risk assessment: Paediatric inflammatory multisystem syndrome and SARS-CoV-2 infection in children” (bằng tiếng Anh). Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh châu Âu. ngày 15 tháng 5 năm 2020. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 15 tháng 5 năm 2020.
  4. ^ a b https://www.who.int/news-room/commentaries/detail/multisystem-inflammatory-syndrome-in-children-and-adolescents-with-covid-19
  5. ^ Shelley Riphagen; Xabier Gomez; Carmen Gonzalez-Martinez; Nick Wilkinson; Paraskevi Theocharis (ngày 7 tháng 5 năm 2020), “Hyperinflammatory shock in children during COVID-19 pandemic”, The Lancet, doi:10.1016/S0140-6736(20)31094-1
  6. ^ Pam Belluck (ngày 6 tháng 5 năm 2020), “A New Coronavirus Threat to Children”, New York Times, Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 5 năm 2020
  7. ^ Edwards, Erika (ngày 7 tháng 5 năm 2020). “At least 85 kids across U.S.”. NBC News. Truy cập ngày 10 tháng 5 năm 2020.
  8. ^ McNamara, Audrey (ngày 13 tháng 5 năm 2020). “15 states now investigating child illness possibly linked to coronavirus, Cuomo says”. www.cbsnews.com. Truy cập ngày 14 tháng 5 năm 2020.
  9. ^ “Children worldwide show rare virus reaction”. BBC News. ngày 14 tháng 5 năm 2020. Truy cập ngày 15 tháng 5 năm 2020.
  10. ^ https://www.lefigaro.fr/sciences/coronavirus-135-enfants-francais-atteints-d-une-forme-proche-de-la-maladie-de-kawasaki-un-mort-20200515
  11. ^ Lucio Verdoni; Angelo Mazza; Annalisa Gervasoni; Laura Martelli; Maurizio Ruggeri; Matteo Ciuffreda (ngày 13 tháng 5 năm 2020), An outbreak of severe Kawasaki-like disease at the Italian epicentre of the SARS-CoV-2 epidemic: an observational cohort study, doi:10.1016/S0140-6736(20)31103-X

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]