Ipratropium bromide
Dữ liệu lâm sàng | |
---|---|
Tên thương mại | Atrovent, Apovent, Ipraxa, Rinatec, tên khác |
AHFS/Drugs.com | Chuyên khảo |
Danh mục cho thai kỳ |
|
Dược đồ sử dụng | Dạng hít |
Mã ATC | |
Tình trạng pháp lý | |
Tình trạng pháp lý | |
Dữ liệu dược động học | |
Liên kết protein huyết tương | 0 to 9% in vitro |
Chuyển hóa dược phẩm | Gan |
Chu kỳ bán rã sinh học | 2 hours |
Các định danh | |
Tên IUPAC
| |
Số đăng ký CAS | |
PubChem CID | |
IUPHAR/BPS | |
DrugBank | |
ChemSpider | |
Định danh thành phần duy nhất | |
ChEMBL | |
ECHA InfoCard | 100.040.779 |
Dữ liệu hóa lý | |
Công thức hóa học | C20H30BrNO3 |
Khối lượng phân tử | 412.37 g/mol |
Mẫu 3D (Jmol) | |
SMILES
| |
Định danh hóa học quốc tế
| |
(what is this?) (kiểm chứng) |
Ipratropium bromide, được bán dưới tên thương mại Atrovent cùng với một số những tên khác, là một loại thuốc giúp mở rộng đường hô hấp trung bình và lớn trong phổi.[1] Chúng có thể được sử dụng để điều trị các triệu chứng của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen suyễn.[1] Thuốc có thể được đưa vào cơ thể nhờ ống hít hoặc máy phun sương.[1] Các tác dụng thường xuất hiện trong vòng 15 đến 30 phút từ khi sử dụng và kéo dài từ ba đến năm giờ.[1]
Các tác dụng phụ thường gặp bao gồm khô miệng, ho và viêm đường hô hấp.[1] Tác dụng phụ nghiêm trọng tiềm ẩn có thể có như bí tiểu, gây co thắt đường hô hấp trầm trọng hơn và phản ứng dị ứng nghiêm trọng.[1] Thuốc có vẻ an toàn khi sử dụng trong thai kỳ và cho con bú. [1][2] Ipratropium là một chất kháng muscarinic, chất kháng cholinergic. Chúng hoạt động bằng cách làm dãn các cơ trơn.[1]
Ipratropium bromide được phát triển ở Đức vào năm 1976.[3] Nó nằm trong danh sách các thuốc thiết yếu của Tổ chức Y tế Thế giới, tức là nhóm các loại thuốc hiệu quả và an toàn nhất cần thiết trong một hệ thống y tế.[4] Ipratropium có sẵn dưới dạng thuốc gốc.[1] Giá bán buôn ở các nước đang phát triển là khoảng 6,60 USD cho một ống hít 200 liều.[5] Tại Hoa Kỳ, một tháng điều trị với thuốc có giá từ 100 đến 200 USD.[6]
Chú thích
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ a b c d e f g h i “Ipratropium Bromide”. The American Society of Health-System Pharmacists. Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 12 năm 2015. Truy cập ngày 2 tháng 12 năm 2015.
- ^ Yaffe, Gerald G. Briggs, Roger K. Freeman, Sumner J. (2011). Drugs in pregnancy and lactation: a reference guide to fetal and neonatal risk (ấn bản thứ 9). Philadelphia: Wolters Kluwer Health/Lippincott Williams & Wilkins. tr. 763. ISBN 9781608317080. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 3 năm 2016.
- ^ Ravina, Enrique (2011). The evolution of drug discovery: from traditional medicines to modern drugs . Weinheim: Wiley-VCH. tr. 144. ISBN 9783527326693. Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 12 năm 2015.
- ^ “WHO Model List of Essential Medicines (19th List)” (PDF). World Health Organization. tháng 4 năm 2015. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 13 tháng 12 năm 2016. Truy cập ngày 8 tháng 12 năm 2016.
- ^ “Ipratropium Bromide”. International Drug Price Indicator Guide. Bản gốc lưu trữ 25 Tháng 10 2018. Truy cập ngày 5 tháng 12 năm 2015. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong:
|archive-date=
(trợ giúp) - ^ Hamilton, Richart (2015). Tarascon Pocket Pharmacopoeia 2015 Deluxe Lab-Coat Edition. Jones & Bartlett Learning. tr. 455. ISBN 9781284057560.