Jōmon Sugi

Jōmon Sugi, nằm trên đảo Yakushima, là cây lâu đời nhất và lớn nhất của liễu sam Nhật Bản.[1]

Jōmon Sugi (縄文杉?) là một cây liễu sam (tuyết tùng Nhật Bản) ở Yakushima, được công nhận là di sản thế giới UNESCO tại Nhật Bản. Đây là cây lâu đời nhất và lớn nhất trong số các cây liễu sam lâu đời trên đảo và được ước tính có độ tuổi từ 2.170[2] đến 7.200 năm tuổi.[3][4][5][6] Các ước tính khác về tuổi của cây bao gồm "ít nhất 5.000 năm tuổi",[7] "hơn 6.000 năm",[8] hay "lên tới 7.000 năm tuổi".[9] Tên của cây liên quan đến thời kỳ Jōmon thuộc thời tiền sử Nhật Bản.[10]

Mô tả[sửa | sửa mã nguồn]

Jōmon Sugi có chiều cao 25,3 m (83 ft) và thể tích khối xấp xỉ 10.000 ft khối (300 m3).

Jōmon Sugi nằm ở hướng bắc đỉnh Miyanoura-dake, đỉnh cao nhất trên núi Yakushima ở độ cao 1.300 m (4.300 ft).[11] Việc phát hiện ra cây vào năm 1968 đã "châm ngòi cho những động thái bảo vệ rừng" ở Yakushima và thúc đẩy ngành du lịch của hòn đảo, lĩnh vực mà hiện nay chiếm hơn một nửa nền kinh tế của đảo.[7]

Thông qua Đường bộ Kusugawa (phía đông Miyanoura) và Đường mòn Arakawa (bắt đầu từ Đập Arakawa) có thể đến Jōmon Sugi,[7] nhưng cần phải mất thời gian đi bộ lên núi từ 4 đến 5 giờ từ con đường gần nhất để đến được chỗ của cây.[12] Sau khi Yakushima được chỉ định là Di sản Thế giới vào năm 1993, chính quyền địa phương đã hạn chế quyền tiếp cận cây, và cây chỉ được nhìn qua một đài quan sát cách vị trí khoảng 15 m (49 ft).[2]

Cây có chiều cao 25,3 m (83 ft) và chu vi thân cây 16,4 m (54 ft).[13] Với thể tích khoảng 300 m3 (11.000 ft khối), Jōmon Sugi là cây lá kim lớn nhất ở Nhật Bản.[1] Quá trình xác định niên đại bằng vòng cây do các nhà khoa học Nhật Bản thực hiện trên cành cây cho thấy cái cây đã ít nhất 2.000 năm tuổi.[1] Trong cuốn Remarkable Trees of the World (2002), nhà trồng trọt Thomas Pakenham mô tả Jōmon Sugi là "một cây khổng lồ hung dữ, mọc lên từ mặt đất xốp giống đá hơn là gỗ, cánh tay cơ bắp to lớn của nó vươn lên trên cả đám cây tuyết tùng non chằng chịt và cây long não".[1]

Vào năm 2005, một số kẻ phá hoại đã tước một mảnh vỏ khỏi cây, có kích thước khoảng 10 cm (4 in).[2]

Vào tháng 4 năm 2009, Jōmon Sugi của Yakushima đã hợp tác với cây Tāne Mahuta của Rừng Waipoua ở New Zealand qua buổi lễ ký tên và đóng dấu quan hệ hợp tác môi trường quốc tế.[14]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b c d Pakenham, Thomas (2003). Remarkable Trees of the World. W. W. Norton & Company. tr. 51. ISBN 978-0-393-32529-4.
  2. ^ a b c “Vandals damage Japan's World Heritage tree”. UPI NewsTrack. 25 tháng 5 năm 2005. Truy cập ngày 25 tháng 8 năm 2008.
  3. ^ English, Andrew (15 tháng 4 năm 2006). “Hydrogen island”. The Daily Telegraph. Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 4 năm 2013. Truy cập ngày 25 tháng 8 năm 2008.
  4. ^ Yamaguchi, H.; Nishio, S. (1995). “Water surrounding Jomon-sugi, a mysterious cedar tree growing in Yakushima Island for 7200 years”. Journal of the Japan Society of Civil Engineers (bằng tiếng Japanese). 80: 86–89. ISSN 0021-468X.Quản lý CS1: ngôn ngữ không rõ (liên kết)
  5. ^ Elsey, Teresa biên tập (tháng 12 năm 2003). Let's Go Japan (ấn bản 1). Macmillan. tr. 634. ISBN 978-0-312-32007-2.
  6. ^ Kanagy, Ruth (2004). Living Abroad in Japan. Avalon Travel Publishing. tr. 11. ISBN 978-1-56691-672-1.
  7. ^ a b c Dodd, Jan; Simon Richmond (2001). The Rough Guide to Japan (ấn bản 2). Rough Guides. tr. 767. ISBN 978-1-85828-699-0.
  8. ^ Arnold, Wayne (2 tháng 6 năm 2005). “A wet climb through a green wonderland”. The New York Times. Truy cập ngày 26 tháng 9 năm 2013.
  9. ^ Walder, Rebecca; Brown, Jackum; Brown, David (2006). “Asia”. 501 Must-Visit Destinations. Octopus Publishing. ISBN 978-0-75372-214-5.
  10. ^ Hobson, Jake (2007). Niwaki: Pruning, Training and Shaping Trees the Japanese Way. Timber Press. tr. 86. ISBN 978-0-88192-835-8.
  11. ^ National Geographic atlas of the world, National Geographic Society, 2011, ISBN 9781426206344, OCLC 841668376
  12. ^ Thompson, Chuck (2002). The 25 Best World War II Sites, Pacific Theater: The Ultimate Traveler's Guide to the Battlefields, Monuments & Museums. Greenline Historic Travel Series. Greenline Publications. tr. 26. ISBN 978-0-9666352-6-3.
  13. ^ Tsumura, Yoshihiko (2011). “Cryptomeria”. Trong Kole, Chittaranjan (biên tập). Wild Crop Relatives: Genomic and Breeding Resources: Forest Trees. Springer Berlin Heidelberg. tr. 53. ISBN 978-3-642-21250-5.
  14. ^ “Iconic trees in world-first partnership”. Stuff.co.nz. 24 tháng 4 năm 2009. Truy cập ngày 8 tháng 10 năm 2011.

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]