Johann Gottlieb Fichte
Johann Gottlieb Fichte | |
---|---|
![]() | |
Sinh | Rammenau, Saxony | 19 tháng 5, 1762
Mất | 27 tháng 1, 1814 Berlin, Phổ | (51 tuổi)
Quốc tịch | người Đức |
Thời kỳ | Triết học thế kỉ 18 |
Vùng | Triết học phương Tây |
Trường phái | Chủ nghĩa duy tâm Đức, Chủ nghĩa lãng mạn Đức, Chủ nghĩa Kant mới, Chủ nghĩa hậu Kant |
Đối tượng chính | Tự nhận thức và Tự ý thức, Triết học đạo đức, Triết học chính trị |
Tư tưởng nổi bật | Ý thức tuyệt đối, tiền đề-phản đề-hợp đề, cái không-Tôi, nỗ lực, nhận thức lẫn nhau |
Ảnh hưởng tới
|
Johann Gottlieb Fichte (phát âm tiếng Đức: [ˈjoːhan ˈɡɔtliːp ˈfɪçtə];[1][2][3] phiên âm tiếng Việt: Giôhan Gôtlíp Phíchtơ; 19 tháng 5 năm 1762 – 27 tháng 1 năm 1814) là một triết gia người Đức. Ông là một trong những nhân vật sáng lập của phong trào triết học được biết dưới tên chủ nghĩa duy tâm Đức, vốn phát triển trừ những bài viết về triết lý và đạo đức của Immanuel Kant. Fichte thường được xem là một nhân vật người mà triết học của ông đã bắc cây cầu giữa các tư tưởng của Kant với nhà duy tâm Đức Georg Wilhelm Friedrich Hegel. Gần đây, nhiều nhà triết học và học giả bắt đầu đánh giá như một nhà triết học quan trọng tự thân do những tầm nhìn độc đáo của ông vào bản chất của sự tự nhận thức hay tự ý thức. Giống Descartes và Kant đi trước, ông được thúc đẩy bởi vấn đề tính chủ quan và nhận thức. Fichte cũng viết các tác phẩm về triết học chính trị và được coi là một trong những người hình thành nên chủ nghĩa dân tộc Đức.
Cuộc đời[sửa | sửa mã nguồn]
Thời ấu thơ và niên thiếu[sửa | sửa mã nguồn]
Johann Gottlieb Fichte chào đời tại Saxony trong một gia đình làm dải ruy-băng trang trí. Cậu bé Fichte đã sớm gây ấn tượng cho mọi người là một đứa trẻ cực kỳ thông minh. Rất tiếc là cậu không được học hành tử tế. Tuy nhiên, may mắn đã đến với cậu khi một quý tộc trong làng ra tay bảo trợ để cậu có thể vào Trường Trung học Pfrota danh giá. Ngôi trường này là nơi chuẩn bị cho học sinh vào đại học.
Khi trưởng thành[sửa | sửa mã nguồn]
Fichte theo học hai trường đại học danh tiếng của Đức là Đại học Jena và Đại học Leipzig. Chúng ta không biết nhiều các sự kiện trong giai đoạn này của cuộc đời ông, nhưng biết chắc ông cố gắng lấy tấm bằng thần học và ông phải bỏ dở đèn sách vì lý do tài chính vào năm 1784. Trong thời gian kiếm sống bằng nghề gia sư , ông gặp Johanna Rahn, người vợ tương lai của ông.
Vào mùa hè năm 1790, một bước ngoặt đã đến với ông. Khi sống ở Leipzig và gặp khó khăn về tài chính, Fichte được một người nhờ giảng dạy triết học của Immanuel Kant, thế nhưng ông lại chẳng biết gì về nó. Ông tập trung đọc sách nói về nó và sự nghiệp triết học của ông có thể đã bắt đầu từ đây.
Để hiểu hơn tư tưởng của nhà triết học vĩ đại này, Fichte đã thực hiện một chuyến đi đến Königsberg và gặp ông. Đó là vào ngày 4 tháng 6 năm 1791. Kết quả là chuyến đi này không được thành công cho lắm: Kant không ấn tượng gì về Fichte. Để chứng tỏ khả năng nghiên cứu triết học của mình, Fichte viết bản thảo nêu lên mối tương quan giữa triết học phê phán và vấn đề thần khải. Ngay lập tức, Kant đã bị thu hút và đã để cho nhà xuất bản của riêng ông in ấn. Đó chính là tác phẩm Phê bình thiên khải.
Tháng 10 năm 1793, Fichte là lễ cưới. Và như là một chuyện song hỷ theo đúng nghĩa, ông bất ngờ nhận lời mời nhận ghế chủ nhiệm khoa triết học của Đại học Jena mà Karl Leonhard Reinhold để lại. Tháng 5 năm 1794, Fichte đến thành phố Jena. Ông ở đó cho đến năm 1799. Trong khoảng thời gian đó, ông xuất bản các tác phẩm làm nên tên tuổi của ông.
Năm 1800, Fichte đã đến Berlin, tiếp tục nghiên cứu triết học. Ông không còn là một vị giáo sư bởi ở đó, không có trường đại học nào tồn tại nào cả. Vì thế, nguồn thu nhập của ông là xuất bản và thuyết giảng. Fichte tiếp tục hiệu đính Wissenschaftslehre, tuy nhiên rất ít tác phẩm của ông được công bố trong khoảng thời gian này. Nguyên nhân chủ yếu là vì những hiểu lầm ông gặp phải khi còn ở Jena. Điều đó càng khiến nhiều người lúc đó cho rằng Fichte không còn là một triết gia độc đáo nữa. Thứ duy nhất được xuất bản là một đề cương khó hiểu, thứ ra mắt vào năm 1810, còn lại những bài giảng về Wissenschaftslehre chỉ được in ấn sau khi ông qua đời.
Năm 1806, Fichte xuất bản hai tuyển tập bài giảng Những đặc trưng của thời hiện tại và Đường đến cuộc sống ân sủng. Chúng được đón nhận nồng nhiệt.
Cuối cùng thì trường đại học đầu tiên của Berlin cũng đã được mở. Fichte ngay lập tức trở thành trưởng khoa triết học. Một năm sau đó, 1811, ông trở thành hiệu trưởng đầu tiên của trường này. Lúc này, ông vẫn tiếp tục sự nghiệp triết học, giảng Wissenschaftslehre, viết về triết học chính trị cùng nhiều vấn đề triết học khác.
Qua đời[sửa | sửa mã nguồn]
Khi Chiến tranh Giải phóng nổ ra vào năm 1813, Fichte gia nhập quân đội. Vợ ông tình nguyện làm y tá cho một bệnh viện quân đội. Bà đã bị sốt phát ban nặng. Hậu quả của bệnh tật lại không đến với bà mà đến với chồng bà. Fichte đã bị lây nhiễm và qua đời vì nó vào ngày 27 tháng 1 năm 1814.
Tổng quan về sự nghiệp[4][sửa | sửa mã nguồn]
Tư tưởng triết học đáng chú ý nhất của Fichte đó là hệ thống chủ nghĩa duy tâm siêu nghiệm có tên Wissenschaftslehre (đây là một thuật ngữ , có nghĩa là "khoa học tri thức", "học thuyết khoa học" hay "lý thuyết khoa học". Tuy nhiên, thuật ngữ này có thể được dùng để chỉ tư tưởng triết học của Fichte, vì vậy chỗ này dễ gây hiểu lầm). Hệ thống này đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển triết học thời kỳ sau Kant.
Nói chung, nhiều tư tưởng của Fichte chịu ảnh hưởng không hề nhỏ của nhà triết học kinh điển Kant. Có thể nói ông là một trong những người kế cận xuất sắc nhất của Kant.
Trong suốt sự nghiệp của mình, Fichte biên soạn các tác phẩm cho một bên gồm giáo sư và sinh viên và một bên là công chúng. Ông khao khát truyền những sự thông đạt đến với công chúng. Đam mê của Fichte đối với giáo dục của xã hội là hệ quả tất yếu của triết học của ông.
Quá trình nghiên cứu[sửa | sửa mã nguồn]
Sau lần gặp Kant đầu tiên[sửa | sửa mã nguồn]
Như đã nói ở trên, sau khi gặp Kant lần đầu, Fichte cố gắng bước những bước đi triết học đầu tiên của mình. Fichte đã đề cập những vấn đề mà Kant đã không đề cập đến. Trong bản thảo đó, Fichte đã biến những tuyên bố của Kant về đạo đức và tôn giáo thành khái niệm mặc khải. Tiếp nhận suy nghĩ của Kant, Fichte cho rằng nếu mọi tín ngưỡng muốn tuyên bố một điều gì đó thì chúng phải chịu sự kiểm duyệt. Theo Fichte, bất kỳ sự mặc khải nào về hoạt động của Chúa đều phải thông qua những thử nghiệm đạo đức, tức là mọi vi phạm đạo đức đều không được gán cho nhân vật quyền uy này. Fichte đã gián tiếp chỉ trích Kitô giáo khi nghĩ đến thử nghiệm này. Tuy nhiên, nếu quy tắc về mặc khải khả hữu được đặt ra, những niềm tin của Kitô giáo sẽ bị lật đổ, vấn đề chỉ ở thời gian. Câu chuyện về chàng Adam và nàng Eva rõ ràng không tương thích với sự công bằng được bảo hiểm bởi luật đạo đức.
Rất tiếc là cuốn Phê bình thiên khải, cuốn sách làm Kant phải chú ý thực sự, lại không nêu gì về danh tính của Fichte vì vài lý do nào đó và hệ quả là nó bị gán nhầm cho Kant. Điều này đã khiến Fichte bị chậm một bước trên còn đường nổi danh với tư cách là nhà triết học.
Ngoài ra, Fichte còn xuất bản hai tác phẩm (lần này cũng ẩn danh) Đòi lại tự do tư tưởng từ các hoàng tử châu Âu, những người đã đàn áp nó cho tới nay và Đóng góp vào việc đính chính sự phán xét của công luận về Cách mạng Pháp. Thế nhưng, lúc này mọi người lại biết đến tên tuổi của ông sau khi các tác phẩm này được xuất bản! Với hai tác phẩm này, Fichte được gắn với tư tưởng cấp tiến.
Những năm ở Jena[sửa | sửa mã nguồn]
Tiếp tục xuất bản của tác phẩm, Fichte đang chứng tỏ mình là một trong những nhân vật quan trọng của truyền thống triết học Đức. Ông chưa bao giờ tự nhận mình là một vị hàn lâm giảng thuyết cho bè bạn, giáo sư và sinh viên; ông nhận mình là người có vai trò mở rộng triết học ra ngoài cái vỏ hàn lâm. Fichte suy nghĩ rằng một trong những nhiệm vụ của triết học đó biết định hướng đến những cứu cánh tương thích với một xã hội hài hòa. Như nói ở trên, ông rất nhiệt thành với việc truyền những tư tưởng triết học đến với nhiều người. Rõ ràng là Fichte đã tiếp nối một tư tưởng hay của Kant: Triết học phải có nhiệm vụ giải phóng con người khỏi sự chưa trưởng thành. Để làm được điều đó, theo suy nghĩ mà Kant phát biểu và Fichte tiếp thu, trước tiên cần suy tư về bản thân, tiếp theo là nhận trách nhiệm cao cả vì không suy tư và vì không độc lập với bên ngoài.
Những năm ở Berlin[sửa | sửa mã nguồn]
Ở đây, Fichte trả lời những người phê phán ông về chủ nghĩa vô thần. Thiên hướng Con người đã trở thành tác phẩm thành công nhất của ông.
Trong những bản thảo được viết vào lúc này, Fichte đã nói về cái tuyệt đối và những biểu hiện của nó. Ông cho rằng đã đến lúc triết học thay thế cho những ý niệm về Thượng đế dựa trên những cái tuyệt đối. Kết quả là, như đôi khi người ta vẫn nói, Fichte đã thực hiện một bước chuyển tôn giác ở Berlin.
Ngoài ra, Fichte cũng nghiên cứu về triết học lịch sử , đạo đức và tôn giáo. Về triết học lịch sử , ông cho rằng có 5 giai đoạn của lịch sử bắt đầu bằng sự thống trị của bản năng đến sự thống trị của lý trí. Ông nói rằng mình ở giai đoạn thứ ba, tức là lúc con người được giải phóng khỏi quyền lực của bản năng và ngoại tại. Còn về đạo đức, tôn giáo, ông bàn về chúng theo cách phổ thông.
Vị trí trong lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]
Nhìn nhận một cách công bằng, ta thấy Fichte là một phần quan trọng trong lịch sử triết học Đức. Tuy nhiên, những di sản của ông vẫn gây tranh cãi ầm ĩ. Có ý kiến cho rằng công bằng lắm thì cũng chỉ coi Fichte là cái gạch nối giữa Immanuel Kant và Georg Wilhelm Friedrich Hegel hơn là các bậc thang dẫn tới tri thức tuyệt đối. Nhưng ngày nay, những tác phẩm của Fichte được nghiên cứu ngày càng nhiều vì những diễn giải về tư tưởng của Kant liên quan đến chủ thể tính: Fichte đã vượt qua người đàn anh của mình trong chủ đề này. Tuy nhiên, hơn cả vẫn là việc làm mới Wissenschaftslehre và sự không hài lòng về những công thức tư duy đã có trước của Fichte. Có ai đó không thích sự lưỡng lự của ông trong việc phát biểu những tư tưởng, chí ít Fichte cũng đã biến những độc giả thành những triết gia có suy nghĩ sâu sắc bằng những nỗ lực không mệt mỏi đi tìm chân lý của bản thân.
Ảnh hưởng[sửa | sửa mã nguồn]
Ảnh hưởng của Fichte cũng gây chú ý cho nhiều người. Sinh thời ông ảnh hưởng đến nhiều người, đặc biệt là khoảng thời gian sống ở Jena. Tuy nhiên, ông mất dần ảnh hưởng cho đến cuối đời và như giọt nước làm tràn ly, sự xuất hiện của Hegel đã khiến ông chỉ được coi là cái gạch nối giữa Kant và Hegel. Nhưng cuối cùng, ông vẫn được đánh giá đúng đắn là một người có tư duy độc lập và một nhà triết học duy tâm độc đáo.
Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]
- ^ “Duden | Johann | Rechtschreibung, Bedeutung, Definition”. Duden (bằng tiếng Đức). Truy cập ngày 20 tháng 10 năm 2018.
Johann
- ^ “Duden | Gottlieb | Rechtschreibung, Bedeutung, Definition”. Duden (bằng tiếng Đức). Truy cập ngày 20 tháng 10 năm 2018.
Gọttlieb
- ^ “Duden | Fichte | Rechtschreibung, Bedeutung, Definition”. Duden (bằng tiếng Đức). Truy cập ngày 20 tháng 10 năm 2018.
Fịchte
- ^ Lỗi chú thích: Thẻ
<ref>
sai; không có nội dung trong thẻ ref có tênbktt
Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]
![]() |
Wikiquote có sưu tập danh ngôn về: |
![]() |
Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về Johann Gottlieb Fichte. |
![]() |
Wikisource có các tác phẩm gốc nói đến hoặc của: Johann Gottlieb Fichte |
- Outlines of the Doctrine of Knowledge
- Zalta, Edward N. (biên tập). Stanford Encyclopedia of Philosophy https://plato.stanford.edu/entries/johann-fichte/.
|title=
trống hay bị thiếu (trợ giúp) - The North American Fichte Society
- Works by Fichte, original German texts
- Internationale Johann-Gottlieb-Fichte-Gesellschaft Lưu trữ 2015-11-30 tại Wayback Machine
- KULTUR & KONGRESSWERK-fichte Lưu trữ 2015-08-01 tại Wayback Machine - Eventlocation in Magdeburg, named after Johann-Gottlieb Fichte
- A Case Study in Ad Hominem Arguments: Fichte's Science of Knowledge Lưu trữ 2009-05-11 tại Wayback Machine
- Các tác phẩm của Johann Gottlieb Fichte tại Dự án Gutenberg
- Timeline of German Philosophers Lưu trữ 2011-04-21 tại Wayback Machine