Johnius belangerii

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Abo
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Animalia
Ngành (phylum)Chordata
Phân ngành (subphylum)Vertebrata
Liên lớp (superclass)Osteichthyes
Lớp (class)Actinopterygii
Bộ (ordo)Perciformes
Họ (familia)Sciaenidae
Chi (genus)Johnius
Loài (species)J. belangerii
Danh pháp hai phần
Johnius belangerii
(Cuvier, 1830)
Danh pháp đồng nghĩa
  • Johnius fasciatus (non Chu, Lo & Wu, 1963)[1]
  • Johnius weberi (non Hardenberg, 1936)[2]
  • Pseudomycterus maccullochi Ogilby, 1908[1]
  • Corvina comes (non De Vis, 1884)[1]
  • Johnius australis (non Günther, 1880)[2]
  • Corvina australis (non Günther, 1880)[1]
  • Sciaena nasus Steindachner, 1866[1]
  • Corvina nallakatshelee Richardson, 1846[3]
  • Corvina belengerii Cuvier, 1830[3]
  • Corvina lobata Cuvier, 1830[1]
  • Sciaena belangeri (Cuvier, 1830)[4]
  • Johnius belengeri (Cuvier, 1830)[4]
  • Johnius carouna (non Cuvier, 1830)[2]
  • Johnius belengerii (Cuvier, 1830)[5]
  • Corvina carouna (non Cuvier, 1830)[6]
  • Sciaena belengeri (Cuvier, 1830)[4]
  • Corvina kuhlii Cuvier, 1830[3]

Cá đù Uốp (Danh pháp khoa học: Johnius belengerii) là một loài cá biển trong họ cá lù đù Sciaenidae thuộc bộ cá vược.[4][7][8] Chúng còn gọi là cá uốp, cá xém mang, bề ngoài thoạt nhìn khá giống cá lanh, cá đù nhưng thân tròn và ngắn hơn[9].

Phân bố[sửa | sửa mã nguồn]

Cá uốp phân bố ở Ấn Độ, Niu Ghinê, Indonesia, Singapore, Phillippin, Thái Lan, Nam Trung Quốc, Phân bố Việt Nam chủ yếu tại Vịnh Bắc bộ, miền Trung, Đông, Tây Nam bộ. Đây là loài cá có giá trị kinh tế. Mùa vụ khai thác quanh năm, cá dùng để ăn tươi, phơi khô. Tên thường gọi tiếng Việt là: Cá uốp Bê lăng, Cá đù. Tên thường gọi tiếng Anh: Silver croaker, Belanger croaker. Loại cá biển cỡ nhỏ này thịt dày và chắc, kho, rán, nấu canh riêu hoặc phơi một nắng đều thơm ngon, giá thành lại khá rẻ[9].

Đặc điểm[sửa | sửa mã nguồn]

Thân hình thoi dài, dẹp bên. Kích cỡ khai thác 150–200 mm. Đường bên chạy đến tận cùng của vây đuôi. Thân có nhiều sắc tố đen, đôi khi không theo quy luật, đôi khi tập trung thành vạch đen ngắn chạy dọc lưng hoặc trên vây lưng, phần tia cứng của vây lưng màu đen. Nhiều khi các vây ngực và vây bụng cũng có màu đen. Trên xương nắp mang có một đốm đen.

Đầu con cá to, mõm cá tròn, miệng trước của cá thì nhỏ. Hàm trên đạt tới phía dưới giữa mắt của cá. Cá thuộc loài này không có râu ở cằm. Răng của chúng thì tách biệt thành răng lớn, nhỏ chỉ ở hàm trên còn răng lớn thì tạo thành dãy ở bên ngoài, loài cá này đặc biệt không có răng nanh. Bóng bơi hình búa với 11–13 nhánh phụ phân nhánh.

Vây lưng của chúng có 9–10 tia cứng tiếp theo là một rãnh sâu, phần tiếp theo của vây lưng có 1 tia cứng và 27–31 tia mềm. Vây ngực trung bình bằng 3/4 chiều dài đầu. Vây hậu môn có 2 tia cứng và 7–8 tia mềm, tia thứ hai tương đối khỏe, bằng 1/3 chiều dài của đầu. Vây đuôi lồi nhọn dạng thoi.

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b c d e f Bianchi, G. (1985) FAO species identification sheets for fishery purposes. Field guide to the commercial marine and brackish-water species of Pakistan., Prepared with the support of PAK/77/033/ and FAO (FIRM) Regular Programme. FAO, Rome. 200 p.
  2. ^ a b c Sasaki, K. (2001) Sciaenidae. Croakers (drums)., p.3117-3174. In K.E. Carpenter and V.H. Niem (eds.) FAO species identification guide for fishery purposes. The living marine resources of the Western Central Pacific. Volume 5. Bony fishes part 3 (Menidae to Pomacentridae). Rome, FAO. pp. 2791-3380.
  3. ^ a b c Eschmeyer, W.N. (ed.) (1998) Catalog of fishes., Special Publication, California Academy of Sciences, San Francisco. 3 vols. 2905 p.
  4. ^ a b c d Sasaki, K. (1996) Sciaenid fishes of the Indian Ocean (Teleostei, Perciformes)., Mem. Fac. Sci. 16/17:83-95.
  5. ^ Kuo, S.-R. and K.-T. Shao (1999) Species composition of fish in the coastal zones of the Tsengwen estuary, with descriptions of five new records from Taiwan., Zool. Stud. 38(4):391-404.
  6. ^ Talwar, P.K. and A.G. Jhingran (1991) Inland fishes of India and adjacent countries. Volume 2., A.A. Balkema, Rotterdam.
  7. ^ Bisby, F.A.; Roskov, Y.R.; Orrell, T.M.; Nicolson, D.; Paglinawan, L.E.; Bailly, N.; Kirk, P.M.; Bourgoin, T.; Baillargeon, G.; Ouvrard, D. (2011). “Species 2000 & ITIS Catalogue of Life: 2011 Annual Checklist”. Species 2000: Reading, UK. Truy cập ngày 24 tháng 9 năm 2012.
  8. ^ FishBase. Froese R. & Pauly D. (eds), 2011-06-14
  9. ^ a b http://giadinh.vnexpress.net/tin-tuc/noi-tro/doan-ten-15-loai-ca-bien-ban-tung-an-ma-khong-biet-3548240-p12.html

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  • Dữ liệu liên quan tới Johnius belengerii tại Wikispecies
  • Fenner, Robert M.: The Conscientious Marine Aquarist. Neptune City, Nueva Jersey, Estados Unidos: T.F.H. Publications, 2001.
  • Helfman, G., B. Collette y D. Facey: The diversity of fishes. Blackwell Science, Malden, Massachusetts, Estados Unidos, 1997.
  • Hoese, D.F. 1986:. A M.M. Smith y P.C. Heemstra (eds.) Smiths' sea fishes. Springer-Verlag, Berlín, Alemania.
  • Maugé, L.A. 1986. A J. Daget, J.-P. Gosse y D.F.E. Thys van den Audenaerde (eds.) Check-list of the freshwater fishes of Africa (CLOFFA). ISNB Bruselas; MRAC, Tervuren, Flandes; y ORSTOM, París, Francia. Vol. 2.
  • Moyle, P. y J. Cech.: Fishes: An Introduction to Ichthyology, 4a. edición, Upper Saddle River, Nueva Jersey, Estados Unidos: Prentice-Hall. Año 2000.
  • Nelson, J.: Fishes of the World, 3a. edición. Nueva York, Estados Unidos: John Wiley and Sons. Año 1994.
  • Wheeler, A.: The World Encyclopedia of Fishes, 2a. edición, Londres: Macdonald. Año 1985.