Kê cộng với súng trường

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Kê cộng với súng trường
Tiếng Trung小米加步槍[1]
Nghĩa đenmột khẩu súng trường với túi kê

Kê cộng với súng trường (giản thể: 小米加步枪; phồn thể: 小米加步槍; Hán-Việt: Tiểu mễ gia bộ thương; bính âm: Xiǎomǐ jiā bùqiāng),[2][3] còn gọi là "Hạt kêsúng trường"[4] hay "súng trường với túi kê",[5] là cụm từ được Mao Trạch Đông sử dụng để mô tả vật tư và trang bị của Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc.[6]

Bối cảnh[sửa | sửa mã nguồn]

Trường hợp đầu tiên được ghi lại về việc Mao sử dụng cụm từ này là trong bài phát biểu của ông tại một cuộc họp đảng ở Diên An. Ông đang nhớ lại cuộc trò chuyện với David D. Barrett, một sĩ quan quân đội Mỹ được cử đi quan sát lực lượng của Đảng Cộng sản Trung Quốc chiến đấu trong Thế chiến thứ hai. Khi được cảnh báo rằng người Mỹ sẽ ủng hộ Tưởng Giới Thạch chống lại Đảng Cộng sản Trung Quốc nếu họ từ chối tham gia chính phủ liên hiệp, Mao đã trả lời:[7]

Nếu người Mỹ các ông, cơm no áo ấm và ngủ yên, muốn chửi rủa nhân dân và ủng hộ Tưởng Giới Thạch, đó là việc của các ông và tôi sẽ không can thiệp. Những gì chúng tôi có bây giờ là kê cộng với súng trường, những gì các ông có là bánh mì và đại bác. Nếu ông muốn ủng hộ Tưởng Giới Thạch, hãy ủng hộ hắn, ủng hộ hắn ta bao lâu tùy thích. Nhưng hãy nhớ một điều. Trung Quốc thuộc về ai? Trung Quốc chắc chắn không thuộc về Tưởng Giới Thạch, Trung Quốc thuộc về nhân dân Trung Quốc. Ngày đó chắc chắn sẽ đến khi ông thấy không thể ủng hộ hắn ta được nữa.

Cụm từ này trở nên nổi tiếng ở phương Tây sau khi Mao nhắc lại nó trong cuộc phỏng vấn với phóng viên chiến trường người Mỹ Anna Louise Strong vào ngày 6 tháng 8 năm 1946.[8] Ông nói như sau:

..Lấy trường hợp của Trung Quốc. Chúng tôi chỉ có kê cộng với súng trường để dựa vào, nhưng lịch sử cuối cùng sẽ chứng minh rằng kê cộng với súng trường của chúng tôi mạnh hơn máy bay và xe tăng của Tưởng Giới Thạch...

Nó phản ánh quan điểm của Mao rằng trang bị kém chất lượng của Quân Giải phóng là đủ để đánh bại binh lính Quốc dân Đảng được trang bị và tiếp tế tốt trong Cách mạng Cộng sản Trung Quốc, vì người dân Trung Quốc đứng đằng sau sự nghiệp cộng sản.[9][10] Hạt kê (cùng với lúa mì), là nguồn lương thực chính của Bát lộ quân trong Chiến tranh Trung-Nhật lần thứ hai, và bị binh lính coi là một loại thực phẩm tầm thường.[2] Cụm từ này nhanh chóng được Đảng Cộng sản Trung Quốc sử dụng để tuyên truyền nhằm ca ngợi cuộc đấu tranh yếu thế của họ chống lại Quốc dân Đảng.[11][12]

Nhận định[sửa | sửa mã nguồn]

Một số học giả cho rằng Quân Giải phóng từ nội chiến Trung Quốc cho đến chiến tranh Triều Tiên là kết quả của chiến lược "kê cộng với súng trường".[13] Những nhà nghiên cứu khác cho rằng "kê cộng với súng trường" chỉ là một phép ẩn dụ cho chiến thắng của Quân Giải phóng trước quân đội Quốc dân Đảng được trang bị vượt trội, và không tương ứng theo nghĩa đen với thực tế của các chiến dịch quy mô lớn, phòng thủ và tấn công đô thị trong nội chiến.[14] Một số nhà nghiên cứu[ai nói?] cũng chỉ ra rằng cụm từ "kê cộng với súng trường" làm giảm thiểu tầm quan trọng của viện trợ quân sự của Liên Xô trong Nội chiến. Mặc dù tầm quan trọng của sự trợ giúp của Liên Xô đã được Trần Vân, Hồ Kiều Mộc và các quan chức khác của Đảng Cộng sản Trung Quốc thừa nhận, giới học thuật ở Trung Quốc đại lục[ai nói?] đã giảm thiểu tác động của nó.[15] Hầu hết các nhà sử học đều đồng ý rộng rãi rằng Quân Giải phóng tham chiến với bất lợi đáng kể về vật chất so với lực lượng của Quốc dân Đảng.[16]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Chinese-English Glossary of Current Terms. Commercial Press. 1964. tr. 417–.
  2. ^ a b Kent G Deng (4 tháng 10 năm 2011). China's Political Economy in Modern Times: Changes and Economic Consequences, 1800-2000. Routledge. tr. 107–. ISBN 978-1-136-65513-5.
  3. ^ Abraham M. Denmark (18 tháng 8 năm 2020), U.S. Strategy in the Asian Century: Empowering Allies and Partners, Columbia University Press, tr. 52–, ISBN 978-0-231-55227-1
  4. ^ James Lilley; David L. Shambaugh (1 tháng 7 năm 2016). China's Military Faces the Future. Routledge. tr. 44–. ISBN 978-1-315-50104-8.
  5. ^ Wei-Chin Lee (1 tháng 10 năm 2003). “China's Military after the Sixteenth Party Congress: Long March to Eternity”. Journal of Asian and African Studies. 38 (4–5): 416–446. doi:10.1177/002190960303800406. S2CID 154639394.
  6. ^ Chinese Publications Service Center. Compilation of Important Historical Documents of the Chinese Communist Party. Service Center for Chinese Publications. tr. 17–.
  7. ^ Zedong, Mao. “The Situation and Our Policy After the Victory in the War of Resistance Against Japan”. Marxists.org. Truy cập ngày 1 tháng 3 năm 2022.
  8. ^ “Talk with the American Correspondent Anna LouiseStrong on August 6, 1946”. CCTV.com. 15 tháng 9 năm 2010.
  9. ^ William Hinton; Fred Magdoff (tháng 4 năm 2008). Fanshen: A Documentary of Revolution in a Chinese Village. New York University Press. tr. 103–. ISBN 978-1-58367-175-7.
  10. ^ Mao Tse-Tung (18 tháng 5 năm 2014). Selected Works of Mao Tse-Tung: Volume 4. Elsevier Science. tr. 21–. ISBN 978-1-4831-5434-3.
  11. ^ Ying-Mao Kau (29 tháng 9 năm 2017). Revival: The People's Liberation Army and China's Nation-Building (1973). Routledge. tr. 58–. ISBN 978-1-351-71622-2.
  12. ^ Peter Van Ness (1973). Revolution and Chinese Foreign Policy. University of California Press. tr. 40–. GGKEY:966F0LCC9P2.
  13. ^ Huo Jianshan (1 tháng 5 năm 2014). “The term "Millet Plus Rifles" should not be misused”. History Teaching. Tianjin: History Teaching Agency: 56–58. ISSN 0457-6241.
  14. ^ Liu Tong (13 tháng 6 năm 2008). “The Liberation War and the "Millet Plus Rifles". Education Journal for Senior Citizens. Jinan: 12–13. ISSN 1002-3402. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 3 năm 2022. Truy cập ngày 22 tháng 2 năm 2024.
  15. ^ Yang Kuisong (2011). “On the Issue of Soviet Military Aid in the People's Liberation War”. Modern Chinese History Studies. Beijing: 285–306. ISSN 1001-6708.
  16. ^ Li, Xiaobing (2012). China at War: An Encyclopedia (PDF). Denver, Colorado: ABC-CLIO, LLC. ISBN 978-1-59884--416-0. Truy cập ngày 1 tháng 3 năm 2022.[liên kết hỏng]