Kênh Xáng Xà No

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
(Đổi hướng từ Kênh Xà No)
Kênh Xáng Xà No
Kênh Xà No đoạn chảy qua trung tâm thành phố Vị Thanh
Vị trí
Quốc gia Việt Nam
Đặc điểm địa lý
Thượng nguồnNgã ba Vàm Xáng, sông Cần Thơ
 • cao độ?
Cửa sôngNgã ba sông Ba Voi
 • cao độ
?
Độ dài39 km
Diện tích lưu vựckm²
Lưu lượng?

Kênh Xáng Xà No là một con kênh đổ ra Sông Cần Thơ. Kênh có chiều dài 39 km. Kênh Xáng Xà No chảy qua thành phố Cần Thơ và tỉnh Hậu Giang.[1] Theo nguồn gốc địa danh, Xà No bắt đầu từ Srak No (xóm có cây Điên điển).

Địa lý[sửa | sửa mã nguồn]

Kênh Xáng Xà No Kênh rộng khoảng 60 m, sâu từ 2,5 – 9m, dài khoảng 40 km, bắt nguồn từ ngã ba Vàm Xáng, sông Cần Thơ (nhánh lớn sông Hậu), đoạn qua huyện Phong Điền (Cần Thơ) chạy dài tới ngã ba sông Ba Voi (Hậu Giang) trước khi đổ ra sông Cái Lớn (Kiên Giang) chảy ra Biển Tây[2].

Lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]

Trong 3 năm (1901 - 1903) sau đó, Pháp đào xong con kênh Xà No nối rạch Cần Thơ từ Vàm Xáng - Phong Điền, với rạch Cái Tư (một nhánh của sông Cái Lớn) ăn thông tới vịnh Xiêm La. Đây là công trình thủy nông lớn nhất Nam Kỳ thời đó. Bởi việc đầu tư kinh phí, phương tiện máy móc cũng như các thông số kỹ thuật thi công đều hết sức quy mô[3].

Theo nhà Nam bộ học Sơn Nam: kênh Xà No dài tổng cộng 34 km, bề ngang trung bình 60m, dưới đáy 40m, tổng phí tổn: 3.680.000 quan Pháp. Việc thi công hoàn toàn do 4 chiếc xáng, mỗi chiếc mạnh 350 mã lực, mỗi gàu múc 375 lít, thổi bùn xa đến 60m. Xáng hoạt động nhờ đốt nồi súp - de bằng củi.

Kênh xáng Xà No đang đào, dân cư ùn ùn kéo tới cất nhà, dành địa thế làm ăn thuận tiện. Cho đến khi kênh đào hoàn tất thì hai bên bờ, đất gần như đã có chủ.

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ “Quyết định số 1989/QĐ-TTg ngày 01 tháng11 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ”. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 1 năm 2016. Truy cập ngày 30 tháng 8 năm 2012.
  2. ^ “Kênh Xáng Xà No – Con đường lúa gạo của vùng Tây sông Hậu”. Cổng thông tin điện tử thành phố Vị Thanh. 21 tháng 6 năm 2021. Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 3 năm 2023.
  3. ^ Long Mỹ xưa và nay. Biên soạn Nhâm Hùng. Nhà xuất bản trẻ. Truy cập vào tháng 7/2011.