Kỳ thi năng lực tiếng Việt NLTV VNS

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Kỳ thi năng lực tiếng Việt NLTV (tiếng Anh Vietnamese Language Proficiency Test) tổ chức bởi Khoa Việt Nam học, Đại học Khoa học xã hội và nhân văn - Đại học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh (Viết tắt là VNS).

Định dạng đề thi[sửa | sửa mã nguồn]

Phần thi Hình thức thi Thời gian làm bài Số điểm
Nghe 55 câu hỏi trắc nghiệm 60 phút 10 điểm
Đọc 40 câu hỏi trắc nghiệm 60 phút 10 điểm
Nói Vấn đáp với giám khảo về những chủ đề và tình huống khác nhau 15 phút 10 điểm
Viết Viết chính tả (điền vào chỗ trống), viết một bức thư/e-mail, viết theo chủ đề 60 phút 10 điểm

Quy đổi điểm sang các bậc năng lực[sửa | sửa mã nguồn]

Mỗi kỹ năng được đánh giá theo thang điểm 10, điểm trung bình của 4 kỹ năng được dùng để xác định bậc năng lực sử dụng tiếng Việt. Thí sinh đạt 0 điểm của 1 trong 4 kỹ năng thì đánh giá là không đạt.[1][2]

Khung năng lực tiếng Việt Điểm Khung tham chiếu châu Âu CEFR
Sơ cấp (A) Bậc 1 Đã học xong 160 tiết 1,0 -1,5 A1
Bậc 2 Đã học xong 320 tiết 2,0 - 3,5 A2
Trung cấp (B) Bậc 3 Đã học xong 480 tiết 4,0 - 5,5 B1
Bậc 4 Đã học xong 640 tiết 6,0 - 7,0 B2
Cao cấp (C) Bậc 5 Đã học xong 720 tiết 7,5 - 8,5 C1
Bậc 6 Đã học xong 800 tiết 9,0 - 10 C2

Kỳ thi tương tự[sửa | sửa mã nguồn]

VINATEST là Hệ thống kiểm tra, đánh giá năng lực tiếng Việt được Trường Đại học Hà Nội thiết kế theo chuẩn tiếng Việt cho người nước ngoài. Hệ thống gồm 03 trình độ A, B, C. Mục tiêu của VINATEST là giúp cho người nước ngoài học tiếng Việt có thể đánh giá trình độ, kỹ năng sử dụng tiếng Việt sau mỗi lần kiểm tra.[3]

VIETEST là Hệ thống đánh giá năng lực tiếng Việt cho người nước ngoài là Bộ tiêu chuẩn và đề thi đánh giá năng lực tiếng Việt cho học viên nước ngoài: Đánh giá toàn diện và khách quan hơn do Trường đại học khoa học Khoa học xã hội và nhân văn - Đại học quốc gia Hà Nội xây dựng.[4]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ “Kỳ thi năng lực tiếng Việt”. http://www.vns.edu.vn. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 6 năm 2019. Liên kết ngoài trong |website= (trợ giúp)
  2. ^ “Vietnamese Language Proficiency Tests in Vietnam”.
  3. ^ “Hệ thống kiểm tra, đánh giá năng lực tiếng Việt”. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 2 năm 2013.Quản lý CS1: bot: trạng thái URL ban đầu không rõ (liên kết)
  4. ^ “Bộ tiêu chuẩn và đề thi đánh giá năng lực tiếng Việt cho học viên nước ngoài: Đánh giá toàn diện và khách quan hơn”.