Khó chịu (y học)

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Khó chịu
Tên khácKhông thoải mái
Phát âm
  • Khó chịu:
    (Hà Nội) IPA: [xɔ˧˦ t͡ɕiw˧˨ʔ]
    (Huế) IPA: [kʰɔ˨˩˦ t͡ɕiw˨˩ʔ] ~ [xɔ˨˩˦ t͡ɕiw˨˩ʔ]
    (TP. Hồ Chí Minh) IPA: [kʰɔ˦˥ ciw˨˩˨] ~ [xɔ˦˥ ciw˨˩˨]

    Malaise:

    /məˈlz/ mə-LAYZ
Khoa/NgànhY học gia đình, Nội khoa, Nhi khoa, Lão khoa, Tâm lý học, Tâm lý học lâm sàng
Triệu chứngCảm thấy bức bối hoặc không thoải mái
Phương pháp chẩn đoánDựa vào triệu chứng thực thể
Chẩn đoán phân biệtĐau, lo lắng, buồn

Khó chịu là cảm giác hơi đau khổ, không thoải mái, hoặc đau đớn,... thường là triệu chứng cơ năng đầu tiên của nhiễm trùng hoặc các trình trạng bệnh khác.[1] Trong tiếng Việt, khó chịu còn để chỉ một loại tâm trạng tiêu cực. Khó chịu trong tiếng Anhmalaise, đây là từ mượn tiếng Pháp thế kỷ 12. Nó thường được sử dụng với nghĩa bóng trong các văn cảnh khác, bên cạnh nghĩa để chỉ trạng thái lo lắng (angst) hoặc u buồn (melancholy).

Nguyên nhân[sửa | sửa mã nguồn]

Khó chịu là một triệu chứng cơ năng không đặc hiệu và có thể xuất hiện ngay ở những tình trạng nhẹ nhàng nhất, chẳng hạn như cảm xúc (gây ngất do phản xạ thần kinh phế vị (thần kinh X hay thần kinh lang thang)) hoặc đói (hạ đường huyết [2]), cho đến các tình trạng nghiêm trọng nhất (ung thư, đột quỵ, nhồi máu cơ tim., chảy máu trong, v.v.).

Khó chịu thể hiện sự không thoải mái của bệnh nhân rằng "có điều gì đó không ổn", nó giống như lời tham phiền hoặc thúc giục của cơ thể bắt bệnh nhân phải đi khám để xác định mức độ nghiêm trọng.

Tình trạng khó chịu được cho là do kích hoạt đáp ứng miễn dịch cùng với các cytokine gây viêm.[3]

Từ "malaise" trong tiếng Anh[sửa | sửa mã nguồn]

Từ "malaise" trong tiếng Anh ngoài việc sử dụng trong lĩnh vực y học, còn được sử dụng theo nghĩa bóng. Đình trệ kinh tế (tiếng Anh: Economic malaise) đề cập đến nền kinh tế trì trệ hoặc đang suy thoái - recession (khủng hoảng kinh tế - depression). Thuật ngữ này đặc biệt liên quan đến cuộc suy thoái kinh tế năm 1973–1975 tại Hoa Kỳ.[4]

Một bài phát biểu của Tổng thống Mỹ Jimmy Carter vào năm 1979 thường được gọi là "bài phát biểu gây khó chịu" (malaise speech), mặc dù bản thân từ này không được Carter nhắc đến trong bài phát biểu.[5]

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Ghi chú và Chú thích [sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ “Malaise: MedlinePlus Medical Encyclopedia”. medlineplus.gov. Lưu trữ bản gốc ngày 16 tháng 9 năm 2016.
  2. ^ Sommerfield, Andrew J.; Deary, Ian J.; McAulay, Vincent; Frier, Brian M. (ngày 1 tháng 2 năm 2003). “Short-Term, Delayed, and Working Memory Are Impaired During Hypoglycemia in Individuals With Type 1 Diabetes”. Diabetes Care. 26 (2): 390–396. doi:10.2337/diacare.26.2.390. PMID 12547868. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 9 năm 2016 – qua care.diabetesjournals.org.
  3. ^ Dantzer, Robert (ngày 1 tháng 12 năm 2016). “Cytokine, Sickness Behavior, and Depression”. Immunology and Allergy Clinics of North America. 29 (2): 247–264. doi:10.1016/j.iac.2009.02.002. ISSN 0889-8561. PMC 2740752. PMID 19389580.
  4. ^ One example can be found in The Next 200 Years: A Scenario for America and the World, by Herman Kahn et al., published in 1976, p. 2.
  5. ^ "Crisis of Confidence" Speech (ngày 15 tháng 7 năm 1979)”. Miller Center, University of Virginia. Bản gốc (text and video) lưu trữ ngày 21 tháng 7 năm 2009.

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]