Ngọc Tiên (làng)

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
(Đổi hướng từ Làng Ngọc Tiên)

Ngọc Tiên hay còn gọi Ngọc Cục là tên một ngôi làng cổ tại xã Xuân Hồng, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định.

Theo ngọc phả của làng Ngọc Tiên, làng có từ cuối thời Lý thế kỷ XII và đầu thời Trần thế kỷ XIII. Xưa kia làng Ngọc Tiên có tên là “Nam Thiên Ngọc ấp” - mảnh đất phía trời Nam Đến thời Trần làng Ngọc Tiên nằm trong Hành Cung Trang và được chọn là Vườn Kim Quất nhà Trần. Với những vật phẩm, cống vật dâng Vua nên làng Ngọc Tiên nổi tiếng là chuối ngự, cam đường, cải Quan âm...vv... (theo Dư Địa Chí Nam Định)

Nguồn gốc[sửa | sửa mã nguồn]

Tên gọi của làng xưa kia là Ngọc Cục. Theo bia ký Chùa Ngọc Tiên (Anh Quang Tự) thế kỷ XII có một số người sống ở tỉnh Đông (tức tỉnh Hải Dương bây giờ) đưa đàn vịt đến đây chăn thả (bấy giờ vùng này còn là bãi bồi, cồn cát hoang vu). Thấy nơi đây đất bồi phù sa màu mỡ đầy triển vọng nên đã dựng lều ở đây sinh sống bằng nghề chăn vịt và chài lưới. Sau này, người ấy đã khai hoang lập ấp và không về bản quán nữa. Văn bia ở chùa Ngọc Cục (nay là chùa Ngọc Tiên) có ghi lại: một số người của các dòng họ Phan, Trịnh, Đặng, Nguyễn... như cụ Phan Văn Thức, Trịnh Đình Hai, Đặng Trực... quê Ngọc Cục phủ Bình Giang thuộc tỉnh Đông đến vùng này khai đất lập làng và gọi nơi đây là Nam thiên Ngọc ấp. Ban đầu các cụ khai phá lập làng từ thôn Cựu, Nội, Đoài Phố đến các xóm Đông, Ninh sang xóm Thọ rồi đến xóm Thổ (còn gọi là xóm Phú Cốc tức Phú Yên ngày nay).

Vị trí địa lý[sửa | sửa mã nguồn]

Làng Ngọc Tiên có vị trí địa lý đắc địa, nên trước kia là Vườn Kim Quất Nhà Trần, sau này Phủ Xuân Trường được đặt tại Làng Ngọc Tiên (Ngọc Cục) Làng nằm giữa trung tâm xã Xuân Hồng, nơi có con đường lưu thông huyết mạch đường 51A. Là nơi được đặt trụ sở cơ quan Ủy ban xã, trường chuẩn quốc gia THPT Xuân Trường A. Trường THCS Đặng Xuân Khu - Trường Cấp 1,2 Xuân Tiên

  • Phía bắc tiếp giáp Làng Hành Thiện
  • Phía đông giáp xã Xuân Thượng và làng Lục Thủy
  • Phía Nam giáp làng Hồng Thiện
  • Phía tây giáp xã Phương Định huyện Trực Ninh (cách con sông Ninh Cơ)
Map

Di tích lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]

Làng Ngọc Tiên hiện vẫn đang lưu giữ các di tích lịch sử văn hóa như:

  • Chùa Ngọc Tiên (tên chữ Thanh Quang Tự dồn Chùa Bụt Anh Quang Tự vào từ sau trận lụt thế kỷ XVIII)
  • Đền Ngọc Tiên:

Thờ Thành Hoàng Làng là Tướng Hoàng Văn Quảng, một vị Tướng thời Lý Trần đã cùng tuyển đinh tráng Ngọc Cục đánh giặc Chiêm Thành và hi sinh tại Núi Đâu Mâu (Đèo Ngang) Ông được các Triều đại từ thời Lê đến Nguyễn phong 9 đạo sắc phong với cấp bậc Thượng Đẳng Tối Linh Thần

  • Đền thờ Đức Thánh Trần (Phố Ngọc Tiên hay còn gọi là Đền Hạ Bảo An Từ) được nhân dân lập thờ từ thế kỷ XVII, hiện đền còn giữ 4 đạo sắc phong.
  • Đền Mẫu - Miếu Bà Làng
  • Nhà Thờ Ngọc Tiên (Nhà Thờ Họ Trên) xây dựng năm 1894
  • Nhà Thờ Phú Yên (Nhà Thờ Họ Dưới)
  • Miếu Xóm Ninh
  • Đò Cựa Gà (Xưa kia là Sân bay Cựa Gà và Phà Cựa Gà thời Pháp Thuộc)
  • Nhà Thờ Tây Khu

Văn hóa[sửa | sửa mã nguồn]

Làng Ngọc Tiên thờ tướng quân triều Lê là Hoàng Văn Quảng, người đã có công khai mở đất đai, ổn định cuộc sống và bảo vệ dân làng, đánh được giặc giã. Hội làng được mở từ 12 đến 15 tháng giêng hàng năm, ngày 15 là chính tiệc. Trước khi vào hội, các giáp cử người đi tìm mua những cây luồng, bương có chiều cao trên 25m để về dựng nêu. Khi dựng cây nêu, thanh niên trai tráng trong giáp chuẩn bị lạt tre đã vót tròn to bằng ngón chân cái nối đối đầu nhau như đấu song thuyền. Cây nêu dựng lên có ý nghĩa ngăn ngừa quỷ dữ từ biển Đông xâm nhập vào đất liền làm hại nhân gian. Mặt khác, cây nêu được coi là trục nối giữa trời và đất, cầu mong cho cuộc sống yên bình hơn.

Các hoạt động văn hóa trong lễ hội như:

  • Kéo co
  • Địch hỏa (Đánh lửa)
  • Địch thủy (Chạy thi lấy nước)
  • Thổi cơm thi
  • Làm cỗ chay dâng Tổ
  • Têm trầu cánh phượng
  • Đu tiên
  • Leo cầu ngô
  • Bắt vịt
  • Bốc bồi
  • Cờ tướng
  • Tổ tôm

Tôn giáo[sửa | sửa mã nguồn]

Làng Ngọc Tiên hiện có các tôn giáo như: Đạo Phật, Đạo Mẫu, Đạo Thiên Chúa.

Danh nhân[sửa | sửa mã nguồn]

  • Tú Tài Trịnh Huấn Giác: Quan Tri Phủ Đoan Hùng (Người góp công lai tạo Bưởi Đoan Hùng và Cam đường làng Ngọc Cục).
  • Nguyễn Hoàng Thuyết (1922–2008): Chủ tịch đặc khu Vũng Tàu – Côn Đảo, Huân Chương Độc Lập Hạng Nhì.
  • Phó giáo sư, Tiến sĩ Trịnh Doãn Chính: Trưởng Khoa triết học Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia TP.HCM.
  • Nguyễn Văn Nghi: TS. Nguyên phó chủ tịch TP Cẩm Phả.
  • Trần Khắc Kính - Nhà Văn
  • Hoà thượng Thích Thanh Thuận – Trưởng ban hoằng pháp Tỉnh Nam Định, Trưởng ban trị sự Phật giáo huyện Xuân Trường, Trụ trì Chùa Ngọc Tiên, Chùa Trà Bắc.
  • Đạo diễn: Nguyễn Công Vượng
  • Vận động viên Nguyễn Văn Trí – Huy chương Vàng Đại hội Thể thao châu Á 2018 môn Pencak Silat, Huy Chương Vàng Sea Games

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]

https://www.nhandan.com.vn/baothoinay/baothoinay-vanhoavannghe/baothoinay-vanhoavannghe-sangtac/item/39608102-doc-dao-mien-ngoc-tien.html