Nam Định
Nam Định
|
|||
---|---|---|---|
Tỉnh | |||
Tỉnh Nam Định | |||
![]() Biểu trưng | |||
Từ trên xuống dưới, từ trái sang phải: Tượng đài Trần Hưng Đạo • Thánh đường Khoái Đồng lúc hoàng hôn. • Son Nam Center - Siêu thị LAMA về đêm. | |||
Tên khác | Thành Nam | ||
Biệt danh | Đất học Đất trăm nghề Xứ sở của những thánh đường | ||
Hành chính | |||
Quốc gia | ![]() | ||
Vùng | Đồng bằng sông Hồng | ||
Tỉnh lỵ | Thành phố Nam Định | ||
Phân chia hành chính | 1 thành phố, 9 huyện | ||
Thành lập |
| ||
Tổ chức lãnh đạo | |||
Chủ tịch UBND | Phạm Đình Nghị | ||
Hội đồng nhân dân | 61 đại biểu | ||
Chủ tịch HĐND | Lê Quốc Chỉnh | ||
Chủ tịch UBMTTQ | Đoàn Văn Hùng | ||
Chánh án TAND | Trần Văn Kiểm | ||
Viện trưởng VKSND | Lê Hữu Hảo | ||
Bí thư Tỉnh ủy | Phạm Gia Túc | ||
Địa lý | |||
Tọa độ: 20°15′00″B 106°15′00″Đ / 20,25°B 106,25°Đ | |||
| |||
Diện tích | 1.668,83 km²[1][2] | ||
Dân số (2022) | |||
Tổng cộng | 1.876.900 người[3]:105-106 | ||
Thành thị | 380.500 người (20,3%)[3]:115-116 | ||
Nông thôn | 1.496.400 người (79,7%)[3]:117-118 | ||
Mật độ | 1.125 người/km²[3]:105-106 | ||
Dân tộc | Kinh, Thái, Tày,...(xem thêm) | ||
Kinh tế (2022) | |||
GRDP | 92.101 tỉ đồng (4 tỉ USD) | ||
GRDP đầu người | 49 triệu đồng (2.130 USD) | ||
Khác | |||
Mã địa lý | VN-67 | ||
Mã hành chính | 36[4] | ||
Mã bưu chính | 42xxxx | ||
Mã điện thoại | 228 | ||
Biển số xe | 18 | ||
Website | namdinh | ||
Nam Định là tỉnh nằm ở phía Nam đồng bằng Bắc Bộ, Việt Nam.[5][6]
Năm 2022, Nam Định là đơn vị hành chính Việt Nam đứng thứ 13 về số dân, xếp thứ 35 về Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP), xếp thứ 31 về GRDP bình quân đầu người, đứng thứ 11 về tốc độ tăng trưởng GRDP. Với 1.880.000 người dân,[7] GRDP đạt 92.101 tỉ Đồng (tương ứng với 4 tỉ USD), GRDP bình quân đầu người đạt 49 triệu đồng (tương ứng với 2.130 USD), tốc độ tăng trưởng GRDP đạt 9,07%.[8]
Lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]



Dưới triều Nguyễn, năm 1822 (Minh Mạng thứ 3) đổi tên trấn Sơn Nam Hạ thành trấn Nam Định.[9]



Ngày 13 tháng 6 năm 1967, 2 huyện Giao Thủy và Xuân Trường hợp thành huyện Xuân Thủy; thành phố Nam Định bị mở rộng thêm trên cơ sở sáp nhập huyện Mỹ Lộc.[10]
Ngày 26 tháng 3 năm 1968, 7 xã phía Nam sông Ninh Cơ thuộc huyện Trực Ninh nhập với huyện Hải Hậu, 2 huyện Trực Ninh và Nam Trực nhập thành huyện Nam Ninh.[11]
Đến ngày 12 tháng 8 năm 1991, chia tách thành 2 tỉnh là Nam Hà và Ninh Bình.[12]
Ngày 6 tháng 11 năm 1996, tách tỉnh Nam Hà để tái lập 2 tỉnh có tên là Nam Định và Hà Nam.[13]
Ngày 26 tháng 2 năm 1997, tái lập huyện Mỹ Lộc từ 1 số xã của thành phố Nam Định; chia huyện Xuân Thủy thành 2 huyện Xuân Trường và Giao Thủy; chuyển 7 xã phía Nam sông Ninh Cơ thuộc huyện Hải Hậu về huyện Nam Ninh và chia huyện Nam Ninh thành 2 huyện Nam Trực và Trực Ninh.[14]
Địa lý[sửa | sửa mã nguồn]
Dữ liệu khí hậu của Nam Định | |||||||||||||
---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|
Tháng | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 | Năm |
Cao kỉ lục °C (°F) | 32.3 | 35.2 | 36.7 | 38.3 | 39.5 | 40.1 | 39.4 | 37.6 | 35.8 | 36.4 | 34.4 | 31.3 | 40,1 |
Trung bình cao °C (°F) | 19.6 | 19.7 | 22.3 | 26.6 | 31.0 | 32.6 | 32.9 | 31.8 | 30.5 | 28.2 | 25.0 | 21.8 | 26,8 |
Trung bình ngày, °C (°F) | 16.4 | 17.0 | 19.6 | 23.5 | 27.2 | 28.8 | 29.3 | 28.6 | 27.3 | 24.7 | 21.4 | 18.1 | 23,5 |
Trung bình thấp, °C (°F) | 14.4 | 15.3 | 17.9 | 21.5 | 24.6 | 26.2 | 26.7 | 26.1 | 25.0 | 22.2 | 19.2 | 15.9 | 21,2 |
Thấp kỉ lục, °C (°F) | 4.6 | 5.3 | 6.4 | 12.1 | 17.2 | 19.2 | 21.3 | 22.3 | 16.7 | 13.3 | 6.7 | 5.1 | 4,6 |
Lượng mưa, mm (inch) | 24 (0.94) |
29 (1.14) |
49 (1.93) |
93 (3.66) |
177 (6.97) |
206 (8.11) |
230 (9.06) |
296 (11.65) |
323 (12.72) |
226 (8.9) |
62 (2.44) |
28 (1.1) |
1.734 (68,27) |
% Độ ẩm | 85.2 | 88.1 | 90.3 | 89.4 | 85.1 | 83.2 | 81.9 | 85.4 | 85.6 | 83.8 | 82.3 | 82.5 | 85,2 |
Số ngày mưa TB | 9.3 | 13.1 | 16.3 | 13.4 | 12.1 | 12.9 | 12.4 | 15.4 | 14.5 | 11.9 | 7.1 | 5.6 | 143,9 |
Số giờ nắng trung bình hàng tháng | 74 | 42 | 44 | 94 | 191 | 183 | 209 | 175 | 175 | 169 | 139 | 124 | 1.619 |
Nguồn: Vietnam Institute for Building Science and Technology[15] |
Hành chính[sửa | sửa mã nguồn]

Tỉnh Nam Định có 10 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm 1 thành phố và 9 huyện với 226 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, gồm 188 xã, 22 phường và 16 thị trấn.[16]
Danh sách các đơn vị hành chính trực thuộc tỉnh Nam Định | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|
|
|
Kinh tế[sửa | sửa mã nguồn]
Tổng quan[sửa | sửa mã nguồn]
Năm 2021, Nam Định là đơn vị hành chính Việt Nam xếp thứ 35 về Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP), xếp thứ 31 về GRDP bình quân đầu người, đứng thứ 11 về tốc độ tăng trưởng GRDP. Với GRDP đạt 84.097 tỉ Đồng (tương ứng với 3,66 tỉ USD), GRDP bình quân đầu người đạt 45,8 triệu đồng (tương ứng với 1.982 USD), tốc độ tăng trưởng GRDP đạt 7,7%.[17]
Cơ cấu kinh tế của tỉnh năm 2021: Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 20,8%; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 41,86%; khu vực dịch vụ chiếm 34,26%. Tổng thu ngân sách Nhà nước ước đạt 6.219 tỷ đồng. Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu trong năm ước đạt 4,08 tỉ USD, trong đó: giá trị hàng xuất khẩu ước đạt 2,63 tỉ USD, tăng 25,5% so với cùng kỳ năm trước. Giá trị hàng hoá nhập khẩu ước đạt 1,45 tỉ USD, tăng 22,3%. Theo Sở Kế hoạch và đầu tư, trong năm 2021 có 882 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới, với tổng số vốn đăng ký 23.388 tỉ đồng, tăng 9,0%; bên cạnh đó có 421 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, tăng 60,1% so với năm trước.
Cũng trong năm 2021, hoạt động vận tải có chuyển biến tích cực so với năm trước. Doanh thu vận tải tăng 5,1%, khối lượng hàng hóa luân chuyển tăng 10,5%. Tuy vậy, khối lượng hành khách luân chuyển giảm 9,7% so với cùng kỳ năm trước.
Trong 6 tháng đầu năm 2023, tình hình kinh tế - xã hội của Nam Định tiếp tục ổn định, phát triển. Đặc biệt, kinh tế duy trì mức tăng trưởng khá, hầu hết các chỉ tiêu chủ yếu tăng so với cùng kỳ. Theo đó, kinh tế 6 tháng đầu năm 2023 ước đạt 27.221 tỷ đồng, tăng 8,5% so với cùng kỳ và đứng thứ 6 cả nước về tốc độ tăng trưởng. Tổng thu ngân sách Nhà nước ước đạt 17.833 tỷ đồng, tăng 20,2% so với cùng kỳ.[18]
Nông - lâm - ngư nghiệp[sửa | sửa mã nguồn]
Tính chung năm 2021, diện tích trồng lúa đạt 144.911 ha, giảm 0,3%. Năng suất lúa bình quân cả năm đạt 60,67 tạ/ha, giảm 0,1%. Sản lượng thóc đạt 879.226 tấn, giảm 0,5% so với năm 2020. Rau màu và cây hàng năm các loại gieo trồng 29.926 ha, giảm 2,4% so với năm trước.
Tổng đàn trâu là 7.726 con, tăng 0,6% so với năm 2020; đàn bò 28.011 con, giảm 1,5%; đàn lợn (không tính lợn con chưa tách mẹ) ước tính là 641.050 con, tăng 0,1%; sản lượng thịt lợn hơi xuất chuồng cả năm đạt 150.470 tấn, tăng 0,2% so với năm 2020. Tổng đàn gia cầm là 9.467 nghìn con, tăng 6,1%; sản lượng thịt gia cầm các loại ước đạt 32.361 tấn.
Năm 2021, ngành Lâm nghiệp tỉnh đã tăng cường trồng rừng[19], trồng cây phân tán để có vành đai xanh bảo vệ, phòng chống bão lũ, cải tạo môi trường sinh thái, ứng phó biến đổi khí hậu với 31,11 ha rừng và trồng 1,6 triệu cây phân tán các loại. Sản lượng gỗ khai thác ước đạt 4.578 m3 , tăng 2,6%.
Sản lượng thủy sản ước đạt 178.572 tấn, tăng 4,7% so với năm trước; trong đó, sản lượng thủy sản nuôi trồng 121.131 tấn; khai thác 57.441 tấn, tăng 1,9%.
Công nghiệp[sửa | sửa mã nguồn]
Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) năm 2021 ước tăng 13,30% so với năm trước. Trong đó, ngành chế biến, chế tạo tăng 13,51%, đóng góp 13,05 điểm phần trăm vào mức tăng chung; ngành sản xuất và phân phối điện tăng 5,07%, đóng góp 0,12 điểm phần trăm; ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 9,26%, đóng góp 0,14 điểm phần trăm; riêng ngành khai khoáng giảm 3,27%, làm giảm 0,01 điểm phần trăm.
Dịch vụ[sửa | sửa mã nguồn]
Năm 2021, tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ ước đạt 52.712 tỷ đồng, tăng 11,9% so với năm trước. Xét theo ngành hoạt động: Doanh thu hoạt độngthương nghiệp ước đạt 47.087 tỷ đồng, chiếm 89,3% tổng mức, tăng 13,1% so với năm 2020; doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống đạt 2.787 tỷ đồng, giảm 1,7%; doanh thu du lịch lữ hành là 7 tỷ đồng, giảm 32,8%; doanh thu dịch vụ đạt 2.831 tỷ đồng, tăng 7,8%.
Xã hội[sửa | sửa mã nguồn]
Dân cư[sửa | sửa mã nguồn]
Theo điều tra dân số ngày 1/4/2019, Nam Định có khoảng 1.780.393 người với mật độ dân số 1.078 người/km² tức là cao hơn mật độ các thành phố Đà Nẵng và Cần Thơ. Trong đó 27,1% dân số sống ở đô thị và 72,9% dân số sống ở nông thôn.
Tính đến ngày 1 tháng 4 năm 2019, toàn tỉnh có 9 tôn giáo khác nhau đạt 533.378 người, nhiều nhất là Công giáo có 476.960 người, tiếp theo là Phật giáo có 55.940 người, đạo Tin Lành có 470 người. Còn lại các tôn giáo khác như Hồi giáo có 3 người, Phật giáo Hòa Hảo, đạo Cao Đài, Minh Lý đạo, Tứ Ân Hiếu Nghĩa và Bửu Sơn Kỳ Hương mỗi tôn giáo chỉ có 1 người.[20]
Nam Định là nơi bảo tồn nhiều giá trị văn hóa truyền thống của nền văn minh lúa nước với ẩm thực đặc trưng, các làng nghề, lễ hội, đình, chùa, thánh đường.[21] Nam Định là trung tâm của văn hóa xứ Sơn Nam, cũng như vùng Sơn Nam Hạ. Nam Định có 2359 di tích, trong đó có 384 di tích được xếp hạng gồm 85 di tích cấp quốc gia, 2 di tích quốc gia đặc biệt, 297 di tích cấp tỉnh; tỉnh có 5 bảo vật quốc gia.
Giáo dục[sửa | sửa mã nguồn]
Giao thông[sửa | sửa mã nguồn]
Có : quốc lộ 10,
: quốc lộ 21A,
: quốc lộ 37B,
: quốc lộ 38B,
: đường cao tốc Cầu Giẽ – Ninh Bình,
: đường cao tốc Ninh Bình – Hải Phòng đi qua.
Tỉnh kết nghĩa[sửa | sửa mã nguồn]
Hình ảnh[sửa | sửa mã nguồn]
-
Tháp Phổ Minh.
-
Ảnh chụp một góc tường thành Nam Định, nay đã bị phá hủy gần như toàn bộ
-
Cột cờ Nam Định.
-
Phủ Giầy, Nam Định.
-
Nhà thờ Lớn Nam Định.
-
Vương cung Thánh đường Phú Nhai, Xuân Phương, Xuân Trường, Nam Định.
-
Trung tâm Thương mại Big C Nam Định
-
Đình La Xuyên, Nam Định.
-
Toà nhà Phật giáo hội, Cổ Lễ, Trực Ninh, Nam Định.
-
Toà tháp Cửu phẩm liên hoa, Cổ Lễ, Trực Ninh, Nam Định.
-
Đình Hào Nam, Nam Định.
-
Kiến trúc Pháp ở trong phố cổ Thành Nam ngày nay. Ảnh chụp phố Hàng Tiện.
-
Chùa Cổ Lễ, Nam Định.
-
Chuông đồng 9000 kg, chùa Cổ Lễ, Nam Định.
-
Hai cây gạo 300 tuổi, Đống Cao, Yên Lộc, Ý Yên, Nam Định.
-
Trung tâm Văn hóa - Thể thao Thanh thiếu niên tỉnh Nam Định.
-
Nhà phố thương mại nằm trong Khu đô thị Dệt may Nam Định.
-
Khách sạn Nam Cường Nam Định - tòa tháp cao nhất Nam Định tính đến thời điểm hiện tại.
-
Bến xe khách Nam Định cũ.
-
Quốc lộ 21B, đoạn Phủ Lý đi Nam Định.
Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]
Di sản tôn giáo, tín ngưỡng:
- Chùa Keo Hành Thiện
- Chùa Cổ Lễ
- Chùa Phổ Minh
- Đền Trần (Nam Định)
- Quần thể di tích thờ Vua Đinh ở Nam Định
- Di tích thờ tướng nhà Đinh và 12 sứ quân
- Phủ Dầy
- Phủ Quảng Cung
Di tích lịch sử thời Trần:
Di tích lịch sử thời Nguyễn:
Di sản văn hóa khác:
Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]
- ^ “Phê duyệt và công bố kết quả thống kê diện tích đất đai năm 2020”. Quyết định số 387/QĐ-BTNMT 2022. Bộ Tài nguyên và Môi trường (Việt Nam).
- ^ Tổng cục Thống kê (2022). Niên giám Thống kê Việt Nam năm 2021 (PDF). Nhà Xuất bản Thống kê. tr. 89. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 1 tháng 8 năm 2022. Truy cập ngày 1 tháng 8 năm 2022.
- ^ a b c d Tổng cục Thống kê (2023). Niên giám Thống kê Việt Nam năm 2022 [Statistical Yearbook of Vietnam 2022] (PDF). Nhà Xuất bản Thống kê. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 10 tháng 7 năm 2023. Truy cập ngày 10 tháng 7 năm 2023.
- ^ Tổng cục Thống kê
- ^ Quyết định số 124/2004/QĐ-TTg của Chính phủ ngày 08/07/2004 ban hành Danh mục và mã số các đơn vị hành chính Việt Nam có đến 30/6/2004. Thuky Luat Online, 2016. Truy cập 11/04/2019.
- ^ Tập bản đồ hành chính Việt Nam. Nhà xuất bản Tài nguyên – Môi trường và Bản đồ Việt Nam. Hà Nội, 2013.
- ^ “Dân số các tỉnh Việt Nam năm 2022”. Tổng cục Thống kê Việt Nam. Truy cập Ngày 28 tháng 12 năm 2022.
- ^ “Tình hình kinh tế, xã hội Nam Định năm 2018”. Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Nam Định. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 15 tháng 10 năm 2019. Truy cập Ngày 12 tháng 10 năm 2019.
- ^ Việt Nam-Những thay đổi địa danh và địa giới hành chính (1945-2002), Nguyễn Quang Ân, Viện Sử học, phần I: Sự chia đặt các đơn vị hành chính từ năm 1802 đến năm 2002, trang 21.
- ^ Quyết định 76-CP năm 1967 về việc hợp nhất huyện Mỹ Lộc và thành phố Nam Định thuộc tỉnh Nam Hà thành một đơn vị hành chính mới lấy tên là thành phố Nam Định do Hội đồng Chính phủ ban hành
- ^ Quyết định 41-CP năm 1968 về sáp nhập 7 xã của huyện Trực Ninh vào huyện Hải Hậu thuộc tỉnh Nam Hà và hợp nhất huyện Trực Ninh và huyện Nam Trực thuộc tỉnh Nam hà thành 1 huyện lấy tên là huyện Nam Ninh do Hội đồng Chính phủ ban hành
- ^ Nghị quyết về việc điều chỉnh địa giới hành chính một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương do Quốc hội ban hành
- ^ Nghị quyết về việc chia và điều chỉnh địa giới hành chính một số tỉnh do Quốc hội ban hành
- ^ Nghị định 19-CP năm 1997 về việc điều chỉnh địa giới hành chính thành phố Nam Định, huyện Hải Hậu, chia các huyện Xuân Thủy, Nam Ninh và thành lập thị trấn Thịnh Long thuộc huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định
- ^ “Vietnam Building Code Natural Physical & Climatic Data for Construction” (PDF). Vietnam Institute for Building Science and Technology. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 22 tháng 7 năm 2018. Truy cập ngày 23 tháng 7 năm 2018.
- ^ “Nghị quyết số 858/NQ-UBTVQH14 năm 2020 về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã thuộc tỉnh Nam Định”.
- ^ https://www.namdinh.gso.gov.vn/FCKeditor/editor/filemanager/connectors/aspx/images/File/2021/2.%20Thong%20ca%20bao%20chi%202021.pdfBáo[liên kết hỏng] cáo kinh tế xã hội Nam Định ngày 29 tháng 12 năm 2021
- ^ “Nam Định: GRDP 6 tháng đầu năm 2023 tăng 8,5%”. Truy cập 3 tháng 10 năm 2023.
- ^ VinasDoc. “Quyết định 29/2022/QĐ-UBND của Uỷ ban nhân dân tỉnh Nam Định về việc Ban hành đơn giá trồng rừng thay thế khi chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác trên địa bàn tỉnh Nam Định”. VinasDoc. Truy cập ngày 5 tháng 9 năm 2022.
- ^ Kết quả toàn bộ Tổng điều tra Dân số và Nhà ở Việt Nam năm 2009, Tổng cục Thống kê Việt Nam.
- ^ “Nam Định, miền quê giữ nhiều giá trị văn hóa truyền thống”. VOV5.
Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]
![]() |
Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về Nam Định. |
- Trang tin điện tử của UBND tỉnh Nam Định Lưu trữ 2014-12-18 tại Wayback Machine