Bánh gai
Bài viết này cần thêm chú thích nguồn gốc để kiểm chứng thông tin. |
Bánh gai là một loại bánh ngọt truyền thống của Việt Nam, bắt nguồn vùng Đồng bằng Bắc bộ ở Việt Nam. Bánh có dạng hình vuông, màu đen màu của Lá Gai, mùi thơm đặc trưng của đỗ xanh và gạo nếp.
Một loại bánh tương tự, đặc sản của tỉnh Bình Định ở Nam Trung bộ là bánh ít lá gai, được gói bằng lá chuối tươi thành hình chóp như bánh ít.
Chế biến[sửa | sửa mã nguồn]
Bánh gai về cơ bản gồm vỏ và nhân. Nguyên liệu thường dùng có lá gai, gạo nếp, đỗ xanh, mứt bí, thị mỡ tẩm đường, dầu chuối vali, đường kính, vừng.
Vỏ bánh gồm:
- bột gạo nếp (sau khi phơi khô, giã nhuyễn)
- lá cây gai (hay còn gọi là cây trữ ma - Boehmeria nivea thuộc họ Tầm ma/Gai (Urticaceae)) phơi khô và luộc kỹ, giã để lấy xác của lá trộn chung với bột để làm vỏ bánh.
Nguyên liệu làm nhân bánh:
- mỡ lợn thái nhỏ, trộn đường đem ủ cho miếng mỡ trong mới dùng cùng với:
- tinh dầu thực vật như tinh dầu chuối v.v.
- dừa thái miếng nhỏ
- đỗ xanh nấu hoặc hấp chín, giã nhuyễn..
- bí đao thái miếng, bỏ vỏ và ruột. nấu chín bằng Đường Trắng
- hạt vừng. Rang chín
- hạt sen. Nấu chín bằng Đường
Sau khi đã chuẩn bị nhân và vỏ, gói bằng lá chuối khô, sau đó hấp chín.
Thưởng thức[sửa | sửa mã nguồn]
Bánh gai có thể được thưởng thức như đồ tráng miệng sau bữa ăn chính. Bánh có vị ngọt, bùi, thơm ngậy do nhân bánh mang lại và dẻo, mát nhờ vào vỏ bánh.
Là sản phẩm đặc trưng của vùng, có thể làm quà tặng
Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]
Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]
![]() |
Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về Bánh gai. |